Người dân nhiều nước châu Á ăn gì trong dịp Tết Nguyên đán?
Tết Nguyên đán được tổ chức tại Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc, Mông Cổ và cả nhiều nước khác có cộng đồng người Trung Quốc sinh sống đông đảo.
Đối với nhiều người Hồng Kông, dịp Tết Nguyên đán quan trọng nhất trong năm đối với họ. Đối với mỗi lứa tuổi trong xã hội, Tết là dịp đến thăm bạn bè và gia đình hoặc là dịp thưởng thức nhiều loại đồ ăn ngon. Cả người già hay người trẻ trong xã hội đều mừng năm mới.
Tại Hồng Kông, hãng hàng không Cathay Pacific đã tổ chức lễ hội kéo dài 4 ngày tại khu Tây Cửu Long. Hoạt động bắn pháo hoa đã bị hủy bỏ do chính quyền thành phố lo ngại về rủi ro an ninh sau hàng loạt đợt biểu tình gần đây.
Tại Hồng Kông, phong tục đón năm mới cũng giống như Trung Quốc. Họ cùng tụ họp để ăn uống, phát phong bao lì xì.
Tại Malaysia, dân số Malaysia có gốc Trung Quốc, chính vì vậy không khó hiểu khi mà Tết Nguyên đán được tổ chức trên quy mô lớn. Hai địa điểm có nhiều hoạt động mừng năm mới nhất bao gồm Kuala Lumpur hay khu đảo Penang.
Món ăn mừng năm mới của cộng đồng người Trung Quốc tại Malaysia
Vào dịp Tết người Malaysia ăn món súp yee sang. Món súp này bao gồm một số lát cá, rau và sốt.
Tại Singapore, người Trung Quốc ở Singapore cũng có những cách tổ chức Tết Nguyên đán riêng. Có nhiều hoạt động lễ hội được tổ chức. Universal Studio tại Singapore có tổ chức lễ hội riêng nhân dịp năm mới với màn múa lân đặc biệt, nhiều nhân vật yêu thích mặc quần áo lễ hội.
Video đang HOT
Khác với tết Songkran, lễ mừng năm mới của người Thái Lan dự kiến tổ chức vào tháng 4/2020, Tết Nguyên đán của người Trung Quốc tại Thái Lan tập trung chủ yếu ở thủ đô Bangkok.
Món canh bánh gạo không thể thiếu trong dịp năm mới của người Hàn Quốc
Tại Hàn Quốc, người ta gọi Tết Nguyên đán bằng cái tên Seollal. Món Tteokguk hay còn gọi là canh bánh gạo được ăn trong dịp mừng năm mới này. Tteokguk là món canh bánh truyền thống của người Triều Tiên, thường ăn vào dịp Tết. Tteok là một loại bánh làm từ bột gạo nếp và thường được thái mỏng, còn guk là canh. Người ta thường trang trí món canh này với trứng, thịt băm và gim.
Các món ăn mừng năm mới của người Mông Cổ
Người Mông Cổ cũng mừng Tết Nguyên đán. Mỗi vùng Mông Cổ lại có các món ăn khác nhau dành cho dịp lễ trọng đại này. Trong đó, các gia đình thường có một đĩa bánh quy lớn xếp hình kim tự tháp tượng trưng cho núi Sumeru, thịt ngựa và bánh nhân thịt cừu, thịt bò…
Theo Bizlive
Làng bánh chưng thức xuyên đêm gói bánh "chạy đua" phục vụ Tết Nguyên đán
Những ngày cận Tết Nguyên đán, nhiều gia đình gói bánh chưng truyền thống ở làng Bạc (Tây Hồ, Hà Nội) bắt đầu bước vào thời kỳ cao điểm. Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ lớn của thị trường, người dân phải thức xuyên đêm hoàn thành số lượng bánh lên tới vài nghìn chiếc mỗi ngày.
Làng Bạc (Phú Thượng, Tây Hồ) là một trong những làng gói bánh chưng nổi tiếng Hà Nội. Cùng với các làng nghề khác như Đông Anh, Tranh Khúc (Thanh Trì)... đây là nơi cung cấp số lượng lớn bánh chưng cho thị trường Hà Nội và một số tỉnh thành lân cận.
Thông thường, người dân làng Bạc bắt đầu gói bánh chưng từ 20 tháng Chạp kéo dài đến chiều ngày 30 Tết. Trong đó, 2 đợt cao điểm nhất là 21 - 23 tháng Chạp và từ 27 - 30 Tết.
Hoạt động gói bánh chưng của một xưởng bánh chia thành nhiều khâu khác nhau. Để đảm bảo năng suất mà không ảnh hưởng đến chất lượng bánh, người ta chia nhân công phụ tránh từng công đoạn chuyên môn hóa.
Người cọ lá, cắt lá, người gói chính, người bọc bánh, buộc lạt và xếp bánh vào nồi... Tất cả tạo ra không khí náo nhiệt trong một xưởng bánh nhỏ.
Lá dong được xếp gọn 1 góc nhà.
Trung bình một xưởng gói bánh chưng thường phải thuê từ 10 - 15 nhân công để gói khoảng 1 tấn bánh mỗi ngày.
Thời gian làm bắt đầu từ 4 giờ sáng đến 10 giờ đêm. Những ngày cao điểm người dân phải thức xuyên đêm để trông nồi bánh.
Để tạo ra một chiếc bánh chưng ngon, tất cả các khâu đều phải được thực hiện đúng quy trình.
Thành phần không thể thiếu trong nhân bánh chưng là thịt lợn, thường người gói chỉ dùng thịt ba chỉ để nhân bánh không bị khô.
Gạo nếp được ngâm từ 10 - 12 tiếng rồi vò bằng nước sạch, đợi ráo nước đem xóc với ít muối trắng để thêm vị đậm đà.
Với kinh nghiệm nhiều năm, cô Tý - người gói chính trong một xưởng bánh ở làng Bạc luôn gói bánh thủ công, không cần khuôn nhưng lại khiến nhiều người trầm trồ về tốc độ cũng như về độ vuông vắn, đều đặn của bánh.
Những chiếc bánh chưng xanh thành hình vuông vắn.
Trung bình mỗi ngày một xưởng ở làng Bạc gói được từ 1000 - 2000 bánh.
Những chiếc bánh được xếp vào nồi.
Năm nay, giá nguyên liệu có nhiều thay đổi đặc biệt là giá thịt lợn. Nhưng mức giá một chiếc bánh chưng làng Bạc vẫn dao động từ 35.000 đồng - 50.000 đồng/chiếc.
Bánh sau khi gói mang đi luộc 8 - 10 tiếng, luôn phải có người túc trực kiểm tra mức nước và độ đều của lửa.
Bánh chưng làng Bạc không chỉ cung cấp cho thị trường Hà Nội mà còn đi nhiều tỉnh thành lân cận như Phú Thọ, Hưng Yên, Bắc Ninh... một số còn được mang ra nước ngoài.
Theo Nguoiduatin
Làng nghề Hoài Nhơn tất bật vào Xuân 4 làng nghề thuộc xã Tam Quan Nam, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định mỗi dịp Tết sôi động hơn vì lượng đặt hàng quá lớn. Những ngày cận Tết, các làng nghề truyền thống làm bún, bánh tráng nước dừa ở xã Tam Quan Nam, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định nhộn nhịp hơn. Nhà nhà sáng đèn từ khuya tới sáng...