Người dân Nhật Bản ứng xử với môi trường (bài 2): Đi nhẹ nói khẽ và chống ồn cho khu dân cư
Nhật Bản hiện đại, văn minh với nhiều thành tựu KHKT tiên tiến bậc nhất thế giới. Nhật Bản nổi tiếng là xứ sở hoa anh đào, núi Phú Sĩ và những bộ Kimono.
Đến Nhật Bản, điều làm du khách ngạc nhiên hơn là đường phố từ thành thị đến nông thôn sạch tinh, yên bình. Giữa những thành phố sầm uất, những ngôi chùa lớn, môi trường sống của người dân vẫn tốt. Vì sao vậy?
Trật tự và kỷ cương nơi công cộng
Tôi bắt đầu để ý cái cách “đi nhẹ, nói khẽ” của người Nhật ngay khi đặt chân đến sân bay Tokyo. Văn hóa xếp hàng được thực hiện ngay ở phòng vệ sinh. Và hễ nơi nào có 3 người trở lên là xếp hàng, thế nên không có cảnh chen lấn, cãi nhau.
Đi lại nhanh nhẹn, hay cúi đầu chào nhưng giọng nói rất khẽ, ít ồn ào nơi đông người, đó là cảm nhận của chúng tôi về phong thái của những người Nhật trên đất nước không phải được thiên nhiêu ưu đãi nhiều thứ. Họ có thể là thanh niên, là người già (người già lao động ở Nhật không hiếm), cũng có thể là các cô gái mặc Kimono tiếp thực khách trong các nhà hàng…
Một người lao công cao tuổi ở công viên Hoàng cung
Bác tài Sato (Mr. Sato) năm nay đã 70 tuổi nhưng vẫn còn rất khỏe, lái xe phục vụ đoàn của chúng tôi suốt cả tuần lễ. Qua bao nhiêu chặng đường từ thành phố đến nông thôn, đồi núi dốc, vẫn một phong thái ấy: áo trắng sơ-vin, nụ cười hiền hậu, ít nói và nhanh nhẹn, nhiệt tình sắp vali cho khách. Khác với ở Việt Nam, xe khách du lịch ở Nhật thiết kế buồng lái thấp hơn sàn và tất nhiên tay lái ở phía phải.
Tài xế Sato chụp ảnh với các nhà báo Việt Nam
Lái xe ngồi gần như cách biệt với khách. Đến giờ ăn, tài xế và phiên dịch ăn riêng, không bao giờ ngồi cùng khách. Khi rảnh rỗi, bác Sato lại giở báo ra đọc. Ở thành Osaka, trong bãi đỗ xe, tôi còn nhìn thấy một bác tài khác già hơn cả bác Sato, râu bạc trắng cũng đang tranh thủ đọc báo chờ khách. Gần như người Nhật ít dùng thời gian rỗi vào việc tụm năm tụm ba bàn tán, hút thuốc.
Rưụ và thuốc là hai thứ mà tôi tuyệt nhiên không thấy bác Sato sử dụng khi chờ chúng tôi ra xe. Và trong những nhà hàng bình dân hay sang trọng cũng không thấy bày sẵn. Chỉ khi khách có nhu cầu gọi thì mới được đưa đến vài xị rưụ Sa-kê (một loại rưụ truyền thống rất nhẹ độ). Có phải vì thế mà tại các nhà hàng, quán ăn, ít thấy những gương mặt đỏ bừng, những lời nói ồn ào, những biểu hiện bất nhã…
Video đang HOT
Người dân Nhật Bản không nói to nơi đông người
Các ngôi chùa ở Tokyo, Kyoto và chùa Thần đạo trên núi Phú Sĩ cũng vậy. Đông đúc nhưng không náo động, dù có rất nhiều chàng trai, cô gái và khách du lịch viếng thăm. Thành phố Tokyo, ban ngày không ồn ào, nườm nượp người qua kẻ lại, không thấy xe cộ giờ tan tầm chen chúc nhau, bởi vì đó chỉ là thành phố trên mặt đất rất ít người, còn một thành phố sôi động dưới lòng đất với tàu điện ngầm, nhiều nhà hàng, cửa hiệu, khách sạn, bến tàu…
Chùa thờ Phật ở Tokyo, không ngột ngạt khói hương, không mẩu rác thải
Giải pháp chống ồn cho khu dân cư
Tất cả những thành phố mà chúng tôi đi qua, giống như ở nước Lào, rất ít tiếng còi xe. Các bác tài rất thận trọng khi bấm còi, đậu đỗ xe đúng nơi quy định. Có lẽ bởi đường ai nấy đi, rất quy chuẩn nên không phải nhắc nhở người khác tránh đường. Trên đường đi, Nguyễn Hữu Quân – hướng dẫn viên của Vietravel chỉ cho tôi những tấm kính chống ồn cho các khu dân cư. Nó được lắp đặt ở nhiều tuyến cao tốc chạy dọc đất nước. Những nơi nào có khu dân cư là nơi đó kính chống ồn được lắp đặt. Chính phủ Nhật Bản đã phải bỏ ra một khoản tiền không nhỏ cho giải pháp này.
Kính chống ồn cho khu dân cư ở Tsuru
Cũng phải nói thêm, Nhật Bản có 70% diện tích đất là đồi núi. Người dân phải chở đất nơi khác về khu vực đồi núi được san phẳng để có ruộng trồng lúa. Thế nên ở những nơi chúng tôi đi qua, nhiều mảnh ruộng nhỏ nằm cạnh nhà dân. Vì vậy, những khu vực này vẫn được lắp kính chống ồn. Còn ở thành phố không có kính chống ồn nhưng xe cộ được phân luồng và người dân cũng không bị tiếng còi inh ỏi thức giấc bởi trật tự giao thông rất chuẩn. Ở khu vực nông thôn cũng vậy.
Các tài xế ô tô ở Nhật Bản ít bấm còi, đi đúng làn quy định
Tôi không biết khi nào Việt Nam mới có những tấm kính chống ồn ở cao tốc, nhưng tôi biết, nếu người dân Việt Nam thực hiện văn hóa xếp hàng, giữ gìn trật tự nơi công cộng và tuân thủ nghiêm Luật Giao thông đường bộ, môi trường sống của chính họ sẽ được cải thiện.
Bùi Minh Huệ
Theo baohatinh.vn
Thấy gì từ nền kinh tế dưới ánh đèn neon của Thái Lan, Trung Quốc?
Bài học từ "huyền thoại du lịch Bangkok" và những ánh đèn neon đang trỗi dậy tại Trung Quốc nói rằng: việc xây dựng nền kinh tế ban đêm cần rất nhiều thứ, chứ không chỉ là cho các cửa hàng mở muộn.
Mặt trái của giờ "giới nghiêm"
Hầu hết các tụ điểm ăn chơi ở Bangkok đóng cửa sau 0h đêm. Dù nổi tiếng thế giới với các khu phố đèn đỏ, nhưng hầu hết các quán bar hay cơ sở massage ở Bangkok đều tuân thủ giờ giấc. Nhưng du khách vẫn có thể tìm thấy nhiều điều ở đây sau 1 giờ đêm. Chỉ cần bước lên một chiếc taxi là đã có thể bước vào một hành trình của "bóng tối Bangkok".
Du khách có thể trải nghiệm nhiều thứ ở Bangkok, ngay cả khi đã hết giờ cho phép kinh doanh.
Sukhumvit, Soi Cowboy, Nana Plaza... những địa danh nổi tiếng với nghề buôn hương bán phấn xứ này, thật ra vẫn là "hoạt động trong sáng". Nhưng trên chuyến taxi sau 1 giờ đêm là một Bangkok ngoài vòng hiểu biết của đa số khách du lịch, những quán massage đèn mờ xanh đỏ, những khu phố tồi tàn, hay dàn các cô gái đứng uể oải vẫy chào qua cửa kính xe...
Về cơ bản, kinh tế ban đêm ở Bangkok còn khá nhiều góc khuất. Hệ thống chỉ hoạt động có kiểm soát cho đến nửa đêm, sau đó, bỏ lại cho một thế giới ngầm.
Bangkok chỉ có vài chuỗi cửa hàng tiện lợi mở cửa 24/24. Tàu điện nghỉ lúc 24h. Trung tâm thương mại nổi tiếng nhất châu Á như Siam@Siam hay Siam Paragon - réo khách rời tòa nhà từ khoảng 22h30. Các show nghệ thuật chỉ có vào buổi tối. Các trung tâm đổi tiền san sát cũng đóng cửa trước 0h.
Bangkok là một ví dụ cho thấy kinh tế đêm là thứ không dễ xử trí. Chính quyền quản lý theo giờ, nhưng bởi người ta vẫn không biết đi đâu sau 2h đêm tại Bangkok để giải trí lành mạnh, hợp pháp và an toàn, nên vẫn đến những nơi được cho là "bóng tối".
Lập pháp ban đêm
Việc có một nền dịch vụ hay ngành du lịch mạnh, không đảm bảo cho bất kỳ thành phố nào một "nền kinh tế ban đêm". Có rất nhiều việc cho chính quyền và các nhà đầu tư.
Trung Quốc đang dồn lực thúc đẩy kinh tế ban đêm.
Nhìn sang Trung Quốc, khi những thành phố quyết định xây dựng "nền kinh tế ban đêm", họ nghĩ về bức tranh tổng thể.
Thượng Hải thiết lập một chức danh "Nightlife CEO" - tạm dịch "Trưởng ban xã hội ban đêm" tại các quận. Thành phố này từng đối mặt với những mâu thuẫn lớn khi kinh doanh ban đêm. Phố giải trí Yongkang Lu với nhiều quán bar nổi tiếng về đêm bị dẹp năm 2016 sau nhiều năm tranh cãi với các khu dân cư xung quanh. Họ hiểu rằng kinh tế ban đêm xuất phát từ quy hoạch đô thị.
Đêm có thể là thời gian của hoạt động văn hóa: Thượng Hải từ vài năm nay bắt đầu quảng bá cho các rạp chiếu phim mở 24/24. Họ thiết kế một tour ban đêm dành riêng cho Vườn thú Thượng Hải, để khách có thể quan sát đời sống của các động vật về đêm.
Bắc Kinh kéo dài thời gian hoạt động của các tuyến tàu điện, bổ sung thêm các tuyến xe buýt đêm. Họ lên kế hoạch thiết lập một chuỗi nhà hàng, cửa hàng tiện lợi, rạp chiếu phim và cả... hiệu sách mở cửa 24/7 quanh các ga tàu. Thành phố cũng dự định xây 16 chợ đêm và biến 10 con phố thành phố ăn đêm chuyên biệt. Thiên Tân cũng đầu tư 6 khu thương mại riêng dành cho kinh tế ban đêm.
Để có được một đời sống kinh tế ban đêm theo nghĩa rộng, đa dạng chứ không chỉ có quán bar, club hay sắc dục, vấn đề không chỉ nằm ở... một tờ giấy phép kinh doanh. Lập pháp cần tổng thể. Ở Thạch Gia Trang, thủ phủ của tỉnh Hà Bắc, chính quyền giảm giá điện cho các trung tâm thương mại theo giờ đêm. Lợi ích mang lại là không thể đo đếm được. Chủ một chuỗi nhà hàng tại Ích Dương, Hồ Nam nói rằng chỉ với việc nới giờ đóng cửa từ 1h đến 2h30, doanh thu năm của ông tăng thêm gần 1 triệu USD.
Đầu tư, đầu tư và ... đầu tư
Việt Nam có một tiềm năng rất lớn cho kinh tế ban đêm, với lượng khách du lịch quốc tế tăng trưởng thuộc hàng cao nhất trong khu vực.
Việc định hướng phát triển kinh tế đêm là điều hiển nhiên, đặc biệt là khi chiến lược của ngành du lịch đặt mục tiêu 10 tỷ USD doanh thu vào năm 2030. Thế nhưng, du khách tại các trung tâm lớn của Việt Nam như TPHCM, Hà Nội và Đà Nẵng hiện nay không có một lựa chọn nào khác ngoài ...đi ngủ sớm. Thiếu thốn chỗ chơi, và nếu có, đa phần là bất hợp pháp. Một quán ăn đêm muộn cũng là trái luật. Đây là một sự phí phạm tài nguyên rất lớn.
Nhưng nếu nhìn vào các thành phố đã đầu tư cho kinh tế ban đêm, dễ nhận ra rằng khối lượng đầu tư rất lớn, cho cả việc xây dựng hạ tầng, lập pháp, phần cứng lẫn phần mềm, của cả khu vực nhà nước và tư nhân.
Nhưng có một đặc điểm chung phổ biến: họ quy hoạch phân khu tập trung, biến các tụ điểm giải trí và dịch vụ ban đêm trở thành một tổ hợp, đặc biệt là đối với mua sắm và nhà hàng.
"Kinh tế ban đêm" ở Việt Nam rất nhỏ lẻ, manh mún.
Điều này có thể gây khó khăn cho quy hoạch tại Việt Nam khi thực hiện. Do đặc trưng phát triển đô thị, hoạt động buôn bán, từ nhà hàng, quán bar cho đến cửa hiệu tại nước ta hòa lẫn vào trong khu dân cư, nếu không muốn nói rằng chúng là một, bởi lẽ xưa nay: không đông dân sống xung quanh thì không xứng đáng là mặt bằng kinh doanh.
Kiểu kinh doanh này tạo ra những thách thức lớn với an ninh trật tự, an toàn cháy nổ, và khiến việc cấp phép hoạt động thông đêm suốt sáng trở nên khó khăn hơn. Để giải quyết vấn đề này, sẽ cần những nhà đầu tư lớn sẵn sàng đổ vốn xây các khu giải trí và dịch vụ ban đêm, cũng như đầu tư cho các sản phẩm giá trị gia tăng nhiều hơn là ăn uống. Các mô hình quy mô này đang lác đác xuất hiện tại một số thành phố du lịch lớn như Đà Nẵng vào ban ngày, nhưng sẽ cần sự khuyến khích để lấn sân sang ban đêm.
Nói như tiến sĩ Lương Hoài Nam - Thành viên Hội đồng tư vấn du lịch (TAB): "Không ít các nhà đầu tư tư nhân ở Việt Nam có thể thực hiện các dự án trị giá hàng tỷ USD. Chính quyền chỉ cần làm tốt công tác quy hoạch và cung cấp quỹ đất phù hợp cho các khu phức hợp du lịch, việc còn lại sẽ do các nhà đầu tư tư nhân đảm nhiệm. Nếu có nhu cầu, họ sẽ hợp tác liên doanh liên kết với các nhà đầu tư nước ngoài trong việc đầu tư, vận hành."
Theo kienthuc.net.vn
Top 10 quốc gia mà ai cũng có thể mua nhà được Trong những năm gần đây, chi phí sinh hoạt ở các quốc gia như Mỹ, Anh, Úc rất đắt đỏ. Tuy nhiên nếu bạn có ý định nhập cư vào các quốc gia khác để giảm chi phí sinh hoạt, chúng tôi xin gợi ý 10 nước sau luôn tự hào có mức chi phí sinh hoạt cực kỳ rẻ. 1. Campuchia Có...