Người dân Nhật Bản đi chân trần trên than nóng cầu nguyện hòa bình
Khoảng 1.500 Phật tử Nhật Bản đã cùng các nhà sư đi chân trần trên than nóng tại một lễ hội thường niên với tâm nguyện cầu cho sự an toàn, vượt qua dịch bệnh và hòa bình trên thế giới.
Hãng thông tấn Reuters (Anh) cho biết lễ hội đặc biệt này có tên Hiwatari Matsuri, tổ chức tại núi Takao ở Tokyo.
Năm nay lễ Hiwatari Matsuri được tổ chức vào ngày 13/3. Ảnh: Reuters
Hiwatari Matsuri đã được tổ chức trong 50 năm qua. Ảnh: Reuters
Các nhà sư đi chân trần trên than cháy âm ỉ. Ảnh: Reuters
Một cậu bé đi cùng cha trên than cháy. Ảnh: Reuters
Các Phật tử tham gia lễ hội đều đeo khẩu trang vì dịch COVID-19. Ảnh: Reuters
Các nhà sư đốt gỗ và lá bách, tạo ra một ngọn lửa lớn. Sau đó, họ té nước lên lửa, gom than hồng và xếp chúng thành hai dải rồi đi chân trần lên trên. Ảnh: Reuters
Video đang HOT
Năm 2020 Hiwatari Matsuri không có sự tham gia của người dân bởi dịch COVID-19. Ảnh: Reuters
Một vị sư hất nước vào đám lửa. Ảnh: Reuters
Cường quốc biển châu Âu nhìn về châu Á
Các cường quốc châu Âu, trong đó có cường quốc biển một thời Anh quốc, đang tăng cường hiện diện quân sự tại châu Á.
Trung Quốc chắc chắn sẽ không ngồi yên nhìn các nước phương Tây liên kết với nhau.
Nhóm tàu sân bay HMS Queen Elizabeth đang thẳng tiến Biển Đông với một số tàu chiến hộ tống đã băng qua eo biển Singapore trưa 23-7 - Ảnh: hải quân Mỹ
Trong chuyến công du châu Á thăm Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam mới đây, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace đã tái khẳng định cam kết của Anh đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Vừa hợp tác vừa cạnh tranh
Việc triển khai nhóm tác chiến hạm đội tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của Anh đến tuần tra và tập trận trên các tuyến đường hàng hải huyết mạch ở Biển Đông thể hiện được cả 3 đặc trưng trong chiến lược đối ngoại quốc phòng mới của nước Anh hậu Brexit: (i) quyết đoán, (ii) quy mô và (iii) đa liên kết.
Hải quân Hoàng gia Anh chưa từng gián đoạn hiện diện ở Đông Á (thông qua việc triển khai luân phiên các tàu HMS Montrose, Argyll và Enterprise), nhưng quy mô của việc triển khai hạm đội HMS Queen Elizabeth vẫn được đánh giá là vượt trội hơn cả.
Xoay quanh việc vì sao nước Anh chọn châu Á làm "trọng tâm tiếp cận" mới, có ba nguyên nhân chính được ông Ben Wallace tuyên bố vào tháng 4-2021: (i) kỷ niệm 50 năm thành lập Hiệp ước Phòng thủ ngũ cường (FPDA) ở khu vực, (ii) đảm bảo các giá trị chuẩn mực của luật pháp quốc tế thông qua vai trò cường quốc toàn cầu của Anh và (iii) kiềm chế sự gia tăng ảnh hưởng quân sự và các hoạt động đơn phương áp đặt giá trị của Trung Quốc ở khu vực.
Tuy nhiên, trên thực tế nước Anh cũng đang trong quá trình cạnh tranh ảnh hưởng ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương với Pháp, Đức nói riêng và cả Liên minh châu Âu nói chung giai đoạn hậu Brexit.
Sự công bố về chiến lược và cách tiếp cận khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương một cách đơn lẻ của mỗi bên châu Âu, cũng như việc Pháp thành công trong thiết lập tam giác chiến lược Pháp - Ấn - Úc (sắp tới có thể là Pháp - Mỹ - Nhật) và lực lượng tuần duyên chung với các nước Nam Thái Bình Dương (có cả Úc và New Zealand) khiến cho Anh phải đẩy nhanh cả 3 hướng triển khai chiến lược ở châu Á.
Xu hướng chạy đua ảnh hưởng giữa Anh - Pháp ở khu vực hiện vẫn đang được nằm trong thế "vừa hợp tác vừa cạnh tranh", trong bối cảnh các hạm đội của hai nước vẫn có kế hoạch diễn tập chung ở Địa Trung Hải và sắp tới là Biển Tây Philippines.
Theo lộ trình được Huân tước Annabel Goldie - quốc vụ khanh Bộ Quốc phòng Anh - đưa ra, sự hiện diện dài hạn của hải quân Anh ở khu vực sẽ tăng cường một cách tiệm tiến chứ không ồ ạt như bước khởi đầu, với việc duy trì các tàu tuần duyên vào năm 2021, các đơn vị lính thủy đánh bộ từ năm 2023 và một tàu khinh hạm cho đến cuối thập niên này.
Cách tiếp cận này cho thấy mặc dù Anh có năng lực tài chính mạnh, Anh vẫn muốn triển khai tiệm tiến để giảm thiểu tối đa các chi phí hậu cần hàng hải, đồng thời tạo liên kết với các đối tác và đồng minh để khắc phục các điểm yếu về kỹ thuật quân sự (như nhờ Mỹ cung cấp thêm máy bay F-35B do hiện Anh chưa trang bị đủ số lượng cho hạm đội HMS Queen Elizabeth).
Trung Quốc có để yên?
Trung Quốc ngay từ tháng 1-2021 đã lên án việc triển khai hạm đội Anh ở khu vực và chắc chắn sẽ đưa ra những phản ứng quyết liệt và tăng cường cấp độ từ ngoại giao đến quân sự trong thời gian tới.
Mặc dù phía Anh đã phát đi các tín hiệu cho thấy sự ôn hòa trong đợt triển khai, Trung Quốc chắc chắn sẽ bỏ qua các chỉ dấu này và đẩy mạnh các hoạt động tiếp cận, do thám cũng như có những động thái phản ứng quyết liệt để tăng cường hiện diện quân sự đối trọng với hạm đội Anh nói riêng và tổ hợp lực lượng các cường quốc nói chung.
Cần nói thêm là Trung Quốc vẫn giữ tâm thế lo ngại về sự hiện diện cùng lúc từ đông đảo các cường quốc bên ngoài, xuất phát từ việc quốc gia này bị các nước phương Tây biến thành nước nửa thuộc địa suốt một thế kỷ.
Sự hiện diện của Anh trong tập trận đa phương 8 nước (Mỹ, Anh, Hà Lan, Úc, Pháp, Nhật Bản, New Zealand và Hàn Quốc) vào tháng 8 tới tại Biển Philippines gợi lại đúng khái niệm "Bát quốc liên quân" can thiệp Trung Quốc hồi đầu thế kỷ 20, dù thành phần tham dự hoàn toàn khác nhau.
ASEAN, với chủ trương đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc phòng với các nước lớn, chắc chắn sẽ có cách tiếp cận tích cực với tín hiệu tăng cường hiện diện của Anh trong khu vực, đặc biệt khi một số thành viên trong khối ASEAN vẫn là thành viên FPDA cùng Anh. Nhiều quốc gia Đông Nam Á đang muốn đẩy nhanh các hoạt động đối ngoại quốc phòng ở Biển Đông để đối trọng với các hoạt động quân sự tăng cường từ Trung Quốc gần đây.
Việt Nam quan trọng với Anh
Có một số thông điệp được thể hiện trong chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace hôm 22-7. Thứ nhất, nước Anh muốn tăng cường hợp tác an ninh với Việt Nam, mở rộng khả năng tiếp cận cảng biển Việt Nam cho các tàu hải quân Anh về sau. Đây là nhu cầu cấp thiết lúc này, do một số nước trong khu vực đang bùng phát dịch COVID-19 nên hạn chế cảng biển.
Thứ hai, ông Wallace muốn có được sự ủng hộ của Việt Nam trong kế hoạch tham gia Hội nghị bộ trưởng quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM ) mà Anh chưa có suất thành viên - một nhu cầu cấp thiết cho việc tăng cường hiện diện của Anh lúc này.
Thạc sĩ LỤC MINH TUẤN (nghiên cứu viên Trung tâm nghiên cứu quốc tế - SCIS, Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM)
Thế giới ghi nhận trên 193 triệu ca mắc COVID-19 Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến khoảng 22h00 ngày 22/7, toàn thế giới đã ghi nhận tổng cộng 193.007.589 ca nhiễm virus SARS-CoV-2. Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Tangerang, Indonesia, ngày 22/7/2021. Ảnh: THX/TTXVN Tổng số ca tử vong hiện là 4.146.092 ca. Nước có nhiều ca nhiễm và tử vong nhất thế giới là...