Người dân Nhật Bản có xu hướng chuyển sang xem phim lậu
Những con số thống kê mới nhất cho thấy người dân xứ sở hoa anh đào không còn tuân thủ chặt chẽ các quy định về bản quyền và quyền sở hữu trí tuệ như trong quá khứ.
Trong khuôn khổ Liên hoan phim Quốc tế Tokyo 2016, Hiệp hội Phim ảnh Nhật Bản tổ chức buổi hội thảo nhằm giúp đỡ các công ty sản xuất điện ảnh và truyền hình tìm ra phương hướng hoạt động hiệu quả trong tương lai.
Một trong những chủ đề được nhắc tới là nạn ăn cắp bản quyền. Theo thống kê mới nhất, khoảng 31% người dùng Internet tại Nhật Bản đã có hành vi theo dõi phim truyện hoặc phim truyền hình lậu trong năm 2015.
Hiện ước tính có 22,3 triệu người Nhật Bản truy cập vào các trang cho phép tải phim hoặc phần mềm lậu mỗi tháng.
Một nghiên cứu mới cho thấy người dân Nhật Bản đang có xu hướng xem phim lậu nhiều hơn. Ảnh: Japan Times.
Kết quả điều tra đến từ viện nghiên cứu của trường Đai học Carnegie Mellon uy tín. Họ cho rằng doanh thu phòng vé Nhật Bản trong năm 2015 bị thiệt hại khoảng 269 triệu USD bởi thói quen xem phim lậu. Con số đó tương đương 15% tổng doanh thu ngành công nghiệp điện ảnh xứ sở hoa anh đào hồi năm ngoái.
Nhóm chuyên gia nhận xét thói quen xem phim lậu tại Nhật Bản bắt đầu tăng mạnh từ cuối năm 2014 khi nhiều người dùng Internet nơi đây liên tục truy cập các trang chia sẻ dữ liệu phi pháp bằng hình thức lưu trữ hoặc thông qua phần mềm BitTorrent.
Trong quá khứ, nạn tải phim “chùa” không phải là vấn nạn tại Nhật Bản, bởi cư dân mạng xứ sở hoa anh đào rất chậm chạp trong việc tiếp thu thói quen thưởng thức các chương trình giải trí thông qua dịch vụ trực tuyến như Hulu hay Gyao.
Những cửa hàng bán hoặc cho thuê băng đĩa tại Nhật Bản hiện vẫn còn rất phổ biến. Ảnh: Japan Times.
Video đang HOT
Người tiêu dùng Nhật Bản đến giờ vẫn giữ sở thích sưu tầm đĩa cứng và giúp cho định dạng đĩa DVD cùng dịch vụ thuê băng đĩa tiếp tục tồn tại cho đến tận ngày nay.
Song, thống kê mới nhất cho thấy thực trạng mới tại quốc gia châu Á, nhất là khi lượng truy cập website phi pháp cao hơn hầu hết các website chính thống.
Một vấn đề nữa hiện khiến các nhà sản xuất tại Nhật Bản đau đầu lại đến từ nạn tải phim lậu ở nước ngoài.
Theo dữ liệu của Bộ Kinh tế Thương mại và Công nghiệp nước này, chỉ có 12% lượng người hâm mộ anime và manga tại quê hương đã xem hoặc tải lậu các tác phẩm trong năm qua. Tuy nhiên, con số đó tại nước Mỹ lên tới 50%, và ngành công nghiệp phim hoạt hình và truyện tranh Nhật Bản đang phải gánh chịu những thiệt hại rất lớn.
Phim hoạt hình và truyện tranh Nhật Bản bị thiệt hại lớn vì thói quen xem hoặc tải lậu tác phẩm tại nước ngoài. Ảnh: Toho.
Ngài Setsuo Iuchi, thành viên Cục Chiến lược Quyền sở hữu Trí tuệ Nhật Bản, chia sẻ: “Môi trường phát hành phim tại đây đang thay đổi chóng mặt theo xu hướng kỹ thuật số. Điểm tích cực là người ta có thể xem phim mọi lúc, mọi nơi. Nhưng đó cũng là cơ hội để nạn tải phim lậu hoành hành”.
Dẫu vậy, ngài Iuchi tỏ ra khá lạc quan về tương lai khi cho rằng tình hình có thể bị đảo ngược, như ở trường hợp của Australia. “Tỷ lệ tải phim lậu tại xứ sở chuột túi là 29% vào năm 2014. Nhưng một năm sau, nó chỉ còn là 25%”, ông nói.
Theo Zing
Ngôi chùa tôn thờ bầu vú mẹ ở Nhật
Người Nhật quan niệm bầu vú đại diện cho sự sinh nở nên thường treo mô hình bầu vú ở chùa Jison-In để cầu xin an thai, dồi dào sữa mẹ.
Chùa Jison-In (Từ Tôn) nằm ở núi Koya (Cao Dã), ngọn núi linh thiêng nhất nước Nhật thuộc tỉnh Wakayama, đảo Honshu - hòn đảo lớn nhất Nhật Bản.
Ngôi chùa mang đậm kiến trúc Phật giáo Nhật Bản. Bên trong có hàng nghìn mô hình bầu ngực phụ nữ với đủ hình dáng và kích thước.
Du khách tới chùa thờ cúng và treo những mô hình này lên ở nhiều góc khác nhau. Có cái làm bằng vải nhồi bông, có cái chỉ là miếng gỗ được đẽo tròn rồi sơn màu.
Theo sư trụ trì Annan, tục lệ này bắt đầu từ nhiều năm trước, khi một bác sĩ đến cầu nguyện cho một bệnh nhân đang điều trị ung thư vú. Bác sĩ hỏi xin nhà sư cho phép đặt bầu ngực phụ nữ trong chùa để cầu phép lành.
Kể từ đó, nhiều người bắt đầu tới đây để cầu nguyện, xin phù hộ cho sức khỏe phụ nữ.
"Bầu vú đại diện cho sinh nở. Vì thế, mọi người thường dùng nó để cầu xin quá trình thai nghén bình an, không mắc các bệnh ung thư, hoặc thậm chí là xin được dồi dào sữa cho con bú", sư thầy Annan, người trụ trì chùa 40 năm nay cho biết.
Jison-In là ngôi chùa duy nhất tại Nhật Bản bán mô hình bầu ngực phụ nữ tại chỗ cho khách tới thăm, ông Annan nói thêm.
Dãy tượng Quan âm trong chùa Jison-In. Người Nhật quan niệm, Quan âm là vị phật bảo vệ trẻ em và người đi xa.
Ngôi chùa là một trong số vài cửa ngõ dẫn tới Kumando Kodo, con đường hành hương của tín đồ Phật giáo gồm 7 tuyến đường mòn lên núi Koya.
Không Hải Đại Sư là người đầu tiên lên núi Koya tu hành năm 819. Ông là người sáng lập Chân Ngôn Tông, một tông phái bí truyền của Trung Quốc du nhập vào Nhật Bản năm 805.
Ngày nay, mảnh đất trên núi Koya đã trở thành thị trấn với một trường đại học nghiên cứu và giảng dạy tôn giáo, cùng 100 ngôi chùa, dân số khoảng 3.000 người, là trung tâm truyền giáo của Chân Ngôn Tông trong nước và nước ngoài.
Trong ảnh là con đường mòn Choishi Michi, được tạo thành từ 180 choshi nghĩa là hòn đá đánh dấu, biểu thị sự khởi đầu của tuyến đường hành hương. Con đường mòn dài 24 km, cứ cách 109 mét lại được Không Hải Đại Sư đánh dấu, dẫn tới Đàn Danjo Garan, một trong những ngôi đền thánh trên núi Koya.
Cho tới cuối những năm 1800, phụ nữ Nhật Bản vẫn không được phép lên núi thiêng Koya. Theo truyền thuyết, mẹ đẻ của Không Hải Đại Sư sống ở Jison-In. Mỗi tháng, ông đều đi bộ 24 km từ đỉnh Koya xuống Jison-In thăm mẹ 9 lần.
"Vì thế, thị trấn này còn có tên Kudoyama, nghĩa là ngọn núi chín lần", sư thầy Annan cho biết.
Hồng Hạnh
Theo CNN
Người Nhật sắp được thanh toán điện nước bằng tiền ảo Những người Nhật trả tiền điện bằng bitcoin có thể được giảm giá tới 4-6%. Theo thông tin từ sàn giao dịch bitcoin mang tên Coincheck tại Nhật, họ vừa liên kết với một trong những công ty năng lượng lớn nhất tại Nhật, là Mitsuwa Industry, để triển khai dịch vụ thanh toán mới mang tên Coincheck Denki. Theo đó vào tháng...