Người dân Nha Trang khổ vì sống trong cảnh ‘nước ngập tới bụng’
Hàng chục hộ dân sống dọc đường Phong Châu, P. Phước Hải ( TP.Nha Trang ) đang khốn khổ với cảnh ngập lụt mỗi khi trời mưa.
Nước ngập tại nhiều nhà dân mỗi khi có mưa – Ảnh: Nguyễn Chung
Ngày 2.11, trên địa bàn TP.Nha Trang có nhiều cơn mưa lớn, kéo dài. Sau mỗi cơn mưa, nhà cửa của nhiều hộ dân sống dọc đường Phong Châu lại bì bõm nước.
Bà Trương Thị Rồi, 67 tuổi, cho biết: “Hễ mưa là ngập. Có khi mưa lớn, đứng trong nhà mà nước ngập tận bụng. Gia đình tôi phải đưa mấy đứa nhỏ đi ở nhờ nhà người quen. Sợ nhất là mưa lớn, đồ điện bị rò rỉ”.
Đồ gỗ của anh Tân bị hư hỏng sau nhiều ngày ngâm nước – Ảnh: Nguyễn Chung
Anh Cao Đình Tân nói: “Nhà tôi buôn bán đồ gỗ gia dụng, nhưng mấy ngày nay mưa liên tục nên nhà lúc nào cũng ngập úng, đồ gỗ bị hư hỏng hết, không bán được”.
Video đang HOT
Bà Rồi lo sợ điện rò rỉ mỗi khi nước ngập – Ảnh: Nguyễn Chung
Theo ông Ngô Khắc Thinh, Phó Trưởng phòng Quản lý đô thị TP.Nha Trang, nguyên nhân gây ngập là do khu vực này có nhiều dự án, gồm khu đô thị, dự án đường Phong Châu… đang thi công nên hệ thống thống thoát nước chưa khớp nối, chưa đồng bộ với hệ thống thoát nước của thành phố. Bên cạnh đó, cao trình hiện trạng nhiều nhà dân thấp hơn cao trình san nền các dự án 1-1,5m.
Người dân bơm nước từ trong nhà ra đường – Ảnh: Nguyễn Chung
Ông Thinh cho biết thêm sáng 2.11, UBND TP.Nha Trang đã có cuộc họp với các đơn vị liên quan, các chủ đầu tư các dự án, bàn giải pháp xử lý ngập tại đường Phong Châu. Theo đó, giải pháp trước mắt là thi công hệ thống cống thoát nước; nạo vét các mương hở, để thoát nước mưa ra sông Tắc.
Đến chiều 2.11, nhiều hộ dân vẫn vất vả kê đồ đạc lên cao và tát nước ra khỏi nhà. Nhiều hộ đi mua máy bơm về bơm nước từ trong nhà ra ngoài đường.
Nguyễn Chung
Theo Thanhnien
Biên Hòa loay hoay với dự án chống ngập 8.400 tỷ đồng
Dù đã phê duyệt từ nhiều năm nhưng dự án chống ngập ở Đồng Nai vẫn chưa thể tiến hành do phía tỉnh và JICA Nhật Bản có nhiều điểm chưa thống nhất.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, Trần Văn Vĩnh hôm 6/10 chỉ đạo Sở Xây dựng phối hợp thành phố Biên Hòa gấp rút hoàn thiện, điều chỉnh hồ sơ và làm việc với đối tác Nhật để sớm triển khai dự án chống ngập, quy hoạch hệ thống thoát nước, xử lý nước thải cho toàn thành phố.
Người dân khốn khổ vì ngập nặng trên đường Đồng Khởi cuối tháng 8. Ảnh: Hoàng Trường
Để thực hiện giải pháp chống ngập, theo Sở Xây dựng, cần tổng nguồn vốn lên đến 8.400 tỷ đồng từ Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA).
Trung tâm thoát nước Đồng Nai (chủ đầu tư dự án) cho biết mặc dù dự án đã được phê duyệt nhiều năm, song hai bên vẫn chưa thống nhất một số điểm trong thiết kế dự án như: vị trí đặt tuyến cống chính, cống bao đi kèm bờ kè dọc sông Cái, công nghệ xử lý nước thải...
Sau khi làm việc với phía JICA vào tháng 8, UBND tỉnh có văn bản thống nhất phương án khoan kích ngầm đặt tuyến ống theo dọc bờ sông Cái (một nhánh sông Đồng Nai đi qua TP Biên Hòa) kết hợp xây dựng bờ kè. Phía JICA thống nhất phương án khoan kích ngầm nhưng vẫn chưa có ý kiến về việc xây dựng bờ kè kết hợp với tuyến cống chạy dọc sông Cái.
"Tháng tới, phía JICA sẽ cử phái đoàn đi thực tế để đánh giá xem việc xây dựng bờ kè có cần thiết cho dự án thoát nước hay không", lãnh đạo Trung tâm thoát nước Đồng Nai cho biết.
Người dân xã Phước Tân, TP Biên Hòa thường chống chọi với ngập khi mưa lớn. Ảnh: Hoàng Trường
Trước vướng mắc này, ông Vĩnh cho rằng cần sớm điều chỉnh, hoàn thiện hồ sơ, linh hoạt tách một số vướng mắc nhỏ chưa thống nhất được thành dự án riêng. "Chúng ta không thể vì một số vướng mắc nhỏ mà để dự án 8.400 tỷ đồng treo từ năm này qua năm khác", ông Vĩnh nhấn mạnh.
Theo Ban quản lý đô thị, Biên Hòa hiện có 25 điểm ngập nặng mỗi khi mưa lớn. Nguyên nhân là do cơ sở hạ tầng của thành phố đã quá cũ kỹ nên khi mưa lớn, nước không thoát kịp. Ngoài ra, việc đô thị hóa nhanh như hiện nay cũng khiến các hồ chứa nước, kênh mương bị xâm chiếm nghiêm trọng.
Hoàng Trường
Theo VNE
Vì sao đầu tư gần 29.000 tỷ đồng TP HCM vẫn ngập Quá trình đô thị hóa, biến đổi khí hậu, thiếu vốn... là các nguyên nhân khiến công tác chống ngập tại TP HCM chưa hiệu quả. Trong 10 năm qua TP HCM đã đầu tư gần 29.000 tỷ đồng cho công tác chống ngập. Ảnh: An Nhơn Để giải quyết vấn đề thoát nước, từ năm 2001 TP HCM đã quy hoạch tổng...