Người dân Nga “xin tha thứ” trong thảm kịch MH17
Những tấm thiệp xin tha thứ xuất hiện bên ngoài đại sứ quán Hà Lan ở thủ đô Moscow của Nga.
Bên ngoài đại sứ quán Hà Lan ở thủ đô Moscow, nhiều người dân Nga đã tới đây để đặt hoa và đồ chơi tại một bàn tưởng niệm tạm thời để tưởng nhớ 298 người thiệt mạng trong thảm kịch MH17 bị bắn rơi, trong đó có rất nhiều trẻ em.
Trong số 298 người thiệt mạng khi MH17 bị trúng tên lửa và đâm xuống gần một ngôi làng ở miền đông Ukraine có tới 2/3 là công dân Hà Lan. Thi thể của những người này rơi như mưa xuống cánh đồng và đường phố của ngôi làng gần đó, để lại cảnh tượng vô cùng tang thương và bi thảm.
Một em bé đến đặt hoa bên ngoài đại sứ quán Hà Lan ở Moscow
Mỹ đã lên tiếng cáo buộc Nga ủng hộ các chiến binh ly khai ở miền đông Ukraine, lực lượng mà Mỹ cho là đã khai hỏa tên lửa bắn hạ MH17.
Trong khi đó, Nga phủ nhận mọi cáo buộc liên quan, và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có tuyên bố đặc biệt lên án chiến dịch quân sự của Ukraine tại miền đông đã góp phần gây ra thảm kịch này. Ông Putin cũng kêu gọi tiến hành một cuộc điều tra “toàn diện và khách quan” về vụ MH17 bị bắn rơi.
Hôm thứ Bảy, Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte đã có một cuộc trò chuyện “rất quyết liệt” với ông Putin trong bối cảnh lực lượng ly khai ở Ukraine đang nắm quyền kiểm soát hiện trường nơi máy bay rơi, và thi thể cùng các mảnh máy bay đã bị di chuyển đi nơi khác.
Video đang HOT
Thủ tướng Rutte nói rằng ông Putin “đã hết cơ hội để cho cả thế giới thấy rằng ông đang nghiêm túc trong việc giúp đỡ”.
Trên bàn thờ tạm thời bên ngoài đại sứ quán Hà Lan ở Moscow có một bức tranh vẽ chiếc máy bay vỡ tan trên bầu trời cùng dòng chú thích bằng chữ trẻ con: “Trẻ em không phải chết thế này.”
Hoa, nến, gấu bông và những tấm thiệp tưởng niệm các nạn nhân MH17
Một bức tranh khác được ghi kèm thông điệp: “Chúng tôi sợ hãi, chúng tôi xấu hổ, chúng tôi tiếc thương.” Một số tấm thiệp của người dân Moscow đã lặp đi lặp lại cụm từ “xin tha thứ”.
Một tấm thiệp viết bằng tiếng Anh nhấn mạnh: “Xin hãy tha lỗi cho chúng tôi nếu có thể. Xin lỗi! Nga, Moscow.”
Đến trước đại sứ quán Hà Lan để tưởng niệm, người đàn ông tên Yuri Yemshanov cho biết “thật khó khăn để nhận ra rằng đất nước chúng tôi có thể liên quan trong vụ tai nạn này”.
Ông nói: “Tôi cho rằng có nhiều bằng chứng cho thấy chúng tôi có quan hệ hay liên hệ chặt chẽ với các chiến binh ly khai ở Ukraine.” Vợ ông, bà Marina nói thêm: “Tôi nghĩ họ cần phải điều tra, nhưng giờ đây có nhiều điều đã sáng tỏ, và chúng tôi có thể biết ai đã làm điều đó. Tôi cho rằng bây giờ là lúc nói câu xin lỗi với những người đó. Đây là điều đầu tiên phải làm.”
Một tấm thiệp với dòng chữ “Xin hãy tha thứ cho chúng tôi”
Một phụ nữ khác tên là Olga thì nhận định bà chắc chắn rằng Nga không hề liên quan đến thảm kịch này và cuộc điều tra cần phải tìm ra thủ phạm, nhưng bà vẫn nói thêm: “Dù sao, tôi cũng sẽ nói &’xin tha thứ’. Tôi cũng có cùng cảm giác đó.”
Ông Arnold van Sinderen, một công dân Hà Lan sinh sống ở Moscow cho rằng bộ máy tuyên truyền của phương Tây đã vẽ nên hình ảnh sai lệch về ông Putin, nhưng dù sao, tổng thống Nga cần phải đứng lên để nhận trách nhiệm.
Ông nói: “Đã đến lúc nhận trách nhiệm và vãn hồi hòa bình trong khu vực đó. Ông ấy nên nhận trách nhiệm của mình cũng như với những gì đã xảy ra với chiếc máy bay, điều này có thể giúp cải thiện tình hình.”
Trong khi đó, những bông hoa và thú bông trên bàn thờ bên ngoài đại sứ quán vẫn ngày một nhiều lên.
Theo Khampha
Chuyên cơ chở thi hài Đại tướng đặc biệt thế nào?
Trong lịch sử hàng không dân dụng Việt Nam, ngày 13/10 tới đây, lần đầu tiên, có 1 chuyến chuyên cơ thực hiện nhiệm vụ đặc biệt. Chuyến bay này có tổ bay ra sao, vì sao lại chọn loại máy bay ATR 72 mà không phải Boeing hay Airbus, công tác chuẩn bị của Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (VNA) thế nào?
Chiều 9/10, Chủ tịch HĐTV VNA Phạm Viết Thanh cho biết, chuyến bay này được thực hiện theo tiêu chuẩn của chuyên cơ đặc biệt dành cho nguyên thủ quốc gia. Ngoài máy bay chính, còn có một chiếc khác dự phòng túc trực trên sân bay.
"Ngay chiều tối cùng ngày, một chiếc ATR 72 (68 chỗ ngồi) được đưa vào xưởng để tháo 4 hàng ghế đầu, hoàn chỉnh nội thất để ngày 10/10 Bộ Quốc phòng và VNA tập dượt những nghi thức cần thiết", ông Thanh nói.
Tổ bay của chuyến chuyên cơ sẽ có 2 phi công (được duyệt theo chế độ chuyên cơ, tức kiểm tra lý lịch và tay lái tiêu biểu...) và đội ngũ nam tiếp viên được lựa chọn, tăng cường theo tiêu chuẩn cao. Dự kiến, những phi công lái máy bay ATR 72 sẽ là người từng trải qua quân đội.
Máy bay ATR 72 của VNA. Ảnh: Hồng Vĩnh.
Vì sao lại chọn máy bay ATR 72 mà không phải loại khác?. "Sau khi được lãnh đạo Bộ GTVT giao nhiệm vụ, chúng tôi đã chuẩn bị sẵn 3 phương án: Dùng máy bay Boeing 777, Airbus 321 và ATR 72. Tuy nhiên, sau khi bàn bạc kỹ, Ban tổ chức tang lễ chọn ATR 72.
Bởi nếu dùng Boeing hoặc Airbus sẽ phải cần xe nâng linh cữu lên cao. Trong khi với ATR 72, cửa máy bay rộng, chiều cao vừa tầm, thuận lợi cho việc di chuyển linh cữu từ xe đại pháo vào khoang hành khách. Như vậy vừa trang trọng, lại phù hợp để tiêu binh thực hiện những nghi lễ cần thiết", ông Thanh nói.
Theo ông Thanh, VNA sẽ cử một phó tổng giám đốc vào Quảng Bình trước để làm công tác chuẩn bị. Còn đầu sân bay Nội Bài, bộ phận phụ trách mặt đất của VNA sẽ phối hợp với Cục Hàng không và thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng GTVT chuẩn bị chu đáo nhất có thể trong công tác phục vụ.
Được biết, khi nhận nhiệm vụ, phía VNA đã triển khai ngay diễn tập và đưa ra các phương án để cấp trên lựa chọn từ sáng 8/10. "VNA tiền thân là một đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, do đó khi được giao trọng trách, các cán bộ-công nhân viên của tổng công ty lấy làm vinh dự được góp phần thực hiện sứ mệnh cao cả đưa Đại tướng Võ Nguyên Giáp về quê an nghỉ", ông Thanh cho biết.
Theo Đình Thắng (Tiền Phong)
Bầm dập vì tố cáo tiêu cực Trải qua nhiều thị phi, "lên bờ xuống ruộng", thậm chí nguy hiểm tính mạng khi đứng ra tố cáo tiêu cực nhưng họ vẫn khẳng định sẽ kiên quyết đấu tranh cho đến lúc tìm được lẽ phải. Vụ tố cáo tiêu cực xảy ra đã 7 năm nhưng trong buổi trò chuyện với chúng tôi mới đây, "Người đương thời" Đỗ...