Người dân mệt nhoài trở về Hà Nội sau kỳ nghỉ lễ
Dù đã có rất đông người dân lựa chọn trở về Hà Nội từ ngày hôm qua (2/5) nhưng đến chiều nay (3/5), nhiều khu vực cửa ngõ ra vào Thủ đô vẫn có mật độ phương tiện rất đông.
Nhiều người tỏ vẻ mệt mỏi với hành trình từ quê nhà lên Hà Nội sau kỳ nghỉ lễ.
Sau kỳ nghỉ lễ 30/4 – 1/5 kéo dài 4 ngày, hàng nghìn người dân trở về Hà Nội để chuẩn bị ngày làm việc mới. Khắp tuyến đường thủ đô nhộn nhịp hơn, ai cũng tay xách nách mang lỉnh kỉnh đồ đạc. Người dân nối đuôi nhau di chuyển chậm trên đường. Hình ảnh được ghi nhận tại khu vực nút giao Giải Phóng – Ngọc Hồi.
Do thời tiết nắng nóng, nhiều người mặc áo chống nắng kín mít. Ai ai đều mệt nhừ vì nhích từng chút một trên đường.
Thông tin cho PV, Đội CSGT số 14 (Phòng CSGT Công an Hà Nội) phụ trách tại khu vực cửa ngõ phía Nam ra vào thành phố cho biết, từ 14h lượng phương tiện đã bắt đầu gia tăng. Đặc biệt là tuyến Vành đai 3 trên cao (đoạn qua hồ Linh Đàm, quận Hoàng Mai) đã xảy ra ùn ứ cục bộ kéo dài theo hướng vào trung tâm thành phố. Trong ảnh là hàng dài ô tô trên đường Vành đai 3 trên cao hướng vào nội thành.
Em nhỏ ngủ gục sau hành trình dài cùng người lớn để trở về Hà Nội.
Cán bộ Đội CSGT số 14 ứng trực làm nhiệm vụ trong chiều 3/5.
Trên QL 1A theo hướng vào vào trung tâm TP Hà Nội, mật độ giao thông cũng ở mức cao.
Người dân lỉnh kỉnh đồ đạc trở lại thành phố sau kỳ nghỉ lễ kéo dài 4 ngày.
Theo Cục CSGT, trong buổi chiều 3/5, tình hình trên các tuyến đường cao tốc hướng vào thành phố Hà Nội giao thông thuận lợi. Lượng phương tiện có gia tăng tại một số nút giao như Vạn Điểm (Thường Tín, Hà Nội), cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ- Ninh Bình, Trạm thu phí cao tốc Nội Bài – Lào Cai… tuy nhiên do được phân luồng từ xa nên không xảy ra ùn tắc kéo dài.
Video đang HOT
Nguồn cung bất động sản giảm, người dân khó tiếp cận nhà ở
Nguồn cung bất động sản trong quý 1 năm nay vẫn eo hẹp, trong khi nhu cầu mua cao dẫn đến giá bán tăng khiến người thu nhập thấp, người có nhu cầu thật khó tiếp cận nhà ở.
Giá nhà ở tiếp tục tăng trong khi nguồn cung giảm
Báo cáo thị trường bất động sản quý 1 của Bộ Xây dựng nhận định: "Giá căn hộ chung cư tại các địa phương đều có xu hướng tăng. Tỷ lệ tăng bình quân khoảng 3% so với thời điểm cuối năm 2021. Tại Hà Nội, giá nhà chung cư tăng khoảng 4 - 5%, cao hơn so với tại TP.HCM tăng khoảng 1 - 2% so với cuối năm 2021".
Giá căn hộ chung cư tăng trong quý 1 năm nay. Ảnh LÊ QUÂN
Cụ thể, theo thống kê của Bộ Xây dựng trong 3 tháng đầu năm nay, căn hộ bình dân (giá từ 25 - 30 triệu đồng/m 2) ở các dự án nhà ở thương mại tại khu vực trung tâm của các đô thị hầu như không có căn hộ với mức giá dưới 25 triệu đồng/m 2. Căn hộ bình dân tại Hà Nội chỉ có ở các khu vực xa trung tâm: Q.Hà Đông, H.Đông Anh, Gia Lâm; tại TP.HCM không có căn hộ dưới 30 triệu đồng/m 2...
Trong phân khúc căn hộ chung cư trung cấp (giá từ 30 - 50 triệu đồng/m 2), đa phần các dự án ở Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng đều tăng giá nhẹ so với thời điểm đầu năm 2021, phổ biến đang giao dịch ở khoảng từ 33 - 48 triệu đồng/m 2.
Căn hộ cao cấp (giá trên 50 triệu đồng/m 2): tại Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng... có một số dự án có vị trí đặc biệt, trung tâm có mức giá quảng cáo, chào bán rất cao, từ 100 - trên 200 triệu đồng/m 2.
Với loại hình bất động sản ở riêng lẻ, đất nền, tại Hà Nội, các khu vực có quy hoạch đường vành đai 4 đi qua H.Hoài Đức như gần cụm công nghiệp Dương Liễu, cầu vượt Song Phương có giá khoảng hơn 100 triệu/m 2; khu vực gần dự án Vinhomes Wonder Park Đan Phượng giá khoảng 150 triệu đồng/m 2; khu vực đầu cầu Nhật Tân phía H.Đông Anh, giá khoảng hơn 200 triệu đồng/m 2 với những lô đẹp mặt đường lớn.
Giá đất nền ở vùng ven các đô thị Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng tăng. Ảnh LÊ QUÂN
Tại TP.HCM, giá đất nền tại Thủ Thiêm Villa (Q.2) khoảng 125,3 triệu đồng/m 2, dự án The EverRich III (Q.7) khoảng 117,5 triệu đồng/m 2, Đông Tăng Long (Q.7) khoảng 64,4 triệu đồng/m 2, Hoàng Anh Minh Tuấn (Q.9) khoảng 91,5 triệu đồng/m 2, Kim Sơn (Q.7) khoảng 136,5 triệu đồng/m 2...
Tại Đà Nẵng, dự án FPT City (Q.Ngũ Hành Sơn) có giá khoảng 60 triệu đồng/m 2, dự án tại Halla Jade Residences (Q.Hải Châu) khoảng 90 triệu đồng/m 2...
Tại Khánh Hòa, dự án tại Khu đô thị mới Vĩnh Hòa (TP.Nha Trang) giá khoảng 125 triệu đồng/m 2, dự án tại Khu đô thị biển An Viên (TP.Nha Trang) khoảng 120 triệu đồng/m 2...
Tại Hải Phòng, dự án tại Khu đô thị Bắc Sông Cấm (H.Thủy Nguyên) có giá khoảng 82,3 triệu đồng/m 2, dự án Him Lam Hùng Vương (Q.Hồng Bàng) khoảng 34,8 triệu đồng/m 2.
Theo Bộ Xây dựng, giá nhà ở riêng lẻ, đất nền có biên độ tăng cao hơn so với căn hộ chung cư (bình quân tăng khoảng 5 - 10% so với quý trước). Khoảng cuối tháng 3, tại một số địa phương, các vùng ven Hà Nội, TP.HCM, tại các tỉnh, thành Thái Bình, Lâm Đồng, Khánh Hoà, Đà Nẵng, Đồng Nai... lại có hiện tượng giá và lượng giao dịch đất nền tăng nhanh, một số nơi mức giá tăng 15 - 20% so với cuối năm 2021 (tương tự thời điểm cuối quý 1 đầu quý 2/2021, nhưng mức độ lan rộng và biên độ tăng giá thấp hơn).
Nguồn cung vẫn eo hẹp
Theo Bộ Xây dựng, trong khi giá nhà ở tăng thì nguồn cung vẫn tiếp tục giảm. Trong quý 1, số lượng dự án nhà ở thương mại được cấp phép mới chỉ bằng 41%, trong đó, số căn hộ của các dự án chỉ bằng khoảng 49% so với cùng kỳ năm 2021.
Số lượng dự án đầu tư xây dựng hạ tầng để chuyển nhượng quyền sử dụng đất xây nhà ở (phân lô bán nền), trong quý 1 đã hoàn thành 9 dự án với 1.850 ô đất nền (bằng khoảng 64% so với quý 4/2021), được cấp phép mới 13 dự án với gần 4.900 ô đất nền (bằng khoảng 45% so với quý 4/2021).
Số lượng dự án chung cư thương mại giảm mạnh trong quý 1 năm nay. Ảnh LÊ QUÂN
Cũng theo Bộ Xây dựng, nguồn cung nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, các dự án du lịch, nghỉ dưỡng đều giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2021.
Bên cạnh đó, số lượng dự án, căn hộ đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai cũng giảm mạnh, chỉ bằng khoảng 33,4% so với quý 4/2021 (56 dự án với hơn 10.300 căn hộ).
Nguồn cung bất động sản giảm cũng được thể hiện qua số lượng các dự án được Cục Quản lý hoạt động xây dựng, Bộ Xây dựng, thẩm định cũng giảm: nhà ở 1.410 căn (bằng khoảng 68,2% so với quý 4/2021); căn hộ du lịch, văn phòng kết hợp lưu trú đều không có dự án nào (trong quý 4/2021 cũng không có dự án nào).
Trong quý 1, số lượng các dự án bất động sản được Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng chấp thuận nghiệm thu đưa vào sử dụng cũng giảm mạnh. Cụ thể, nhà ở chỉ có hơn 7.300 căn (bằng khoảng 65% so với quý 4/2021); biệt thự du lịch, văn phòng kết hợp lưu trú đều không có dự án nào (quý 4/2021 cũng không có dự án nào).
Nguồn cung bất động sản giảm là nguyên nhân chính dẫn đến số lượng giao dịch giảm. Cụ thể, lượng giao dịch căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ chỉ 20.325 giao dịch thành công (tập trung chủ yếu tại Hải Phòng, Đà Nẵng, TP.HCM, Phú Thọ, Bắc Giang, Lâm Đồng), tổng lượng giao dịch chỉ bằng khoảng 45,5% so với quý 4/2021 và bằng khoảng 80% so với cùng kỳ năm 2021.
Trong khi đó, lượng giao dịch đất nền là hơn 153.000 giao dịch thành công, tổng lượng giao dịch bằng khoảng 242% so với quý 4/2021 (tại miền Bắc có hơn 20.700 giao dịch, miền Trung có hơn 42.700 giao dịch và miền Nam có hơn 90.000 giao dịch thành công).
Giá nhà tăng trong khi nguồn cung bất động sản giảm mạnh khiến người dân có nhu cầu ở thực khó tiếp cận nhà ở. Ảnh LÊ QUÂN
Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS), cho rằng nguồn cung các dự án bất động sản được phát triển bởi các chủ đầu tư giảm mạnh. Trong khi nhu cầu của người dân lớn, các nhà đầu tư tìm kiếm nguồn hàng ở vùng ven các đô thị. Do vậy, giá đất, số lượng giao dịch thành công đất nền vùng ven tăng mạnh trong thời gian qua.
Cũng theo ông Đính, khi nguồn cung giảm mà lực cầu vẫn tăng mạnh nếu không có giải pháp hạ nhiệt, về lâu dài cũng gây ra hệ luỵ xấu cho thị trường. Đặc biệt là cũng khiến cho những người có nhu cầu nhà ở thật, tầng lớp bình dân khó tiếp cận nhà ở.
"Thu nhập của người dân rất khó đuổi kịp tốc độ tăng giá của bất động sản. Do vậy, nếu tình trạng nguồn cung bất động sản eo hẹp kéo dài mà nhu cầu mua bất động sản vẫn cao, thì chắc chắn giá bán được đẩy lên. Như vậy cũng sẽ tước đi cơ hội mua nhà của người có thu nhập thấp, người có nhu cầu ở thật sẽ khó mua nhà hơn", ông Đính phân tích.
Vành đai 3 'thất thủ', dòng phương tiện tắc dài hàng km chờ ra khỏi thủ đô Cuối giờ chiều 29.4, người dân ùn ùn rời Hà Nội về quê nghỉ lễ khiến tuyến vành đai 3 ùn tắc kéo dài, dòng phương tiện "chôn chân" trên đường vành đai 3, nhích từng chút chờ ra khỏi thủ đô. 23 giờ tối 29.4, trao đổi với Thanh Niên, chỉ huy Đội CSGT số 6 (thuộc Phòng CSGT Công an TP.Hà...