Người dân lơ là – nguy cơ cháy nổ nhà chung cư
Thiết bị phòng cháy chữa cháy (PCCC) chưa đảm bảo, nhiều người dân còn thờ ơ… là những nguyên nhân đe dọa nguy cơ cháy nổ bất cứ lúc nào.
Nhà thầu chưa chú trọng công tác PCCC
Khảo sát nhiều tòa nhà cao tầng tại TP.HCM thấy hầu hết đều vi phạm nội quy PCCC, trong khi chủ trương của Sở Cảnh sát PCCC là luôn bảo đảm an toàn, không xảy ra tình trạng cháy nổ. Trên thực tế đã có rất nhiều nhà cao tầng xảy ra cháy nổ và để lại hậu quả nghiêm trọng mà nguyên nhân là do không được trang bị hệ thống PCCC tại chỗ.
Cảnh sát đang dập tắt một vụ cháy tại nhà cao tầng
Tại một chung cư cao tầng trên đường Hòa Hảo (quận 10), hệ thống PCCC không bảo đảm an toàn, khi nhiều bình chữa cháy nằm trong một góc sâu của từng tầng lầu. Nếu không phải là người sống trong tòa nhà thì sẽ không biết bình chữa cháy ở đâu để sử dụng khi có hỏa hoạn xảy ra. Đã thế, thiết bị này không được bảo trì định kỳ, nhiều thiết bị hư hỏng, không sử dụng được. Chị Hoài sống trong chung cư này thành thật cho biết, chị chưa từng sử dụng thiết bị chữa cháy, nếu có xảy ra cháy cũng không hề biết sử dụng, trong khi cơ quan chức năng không hề tập huấn công tác ứng cứu trong trường hợp cháy xảy ra.
Video đang HOT
Đến nhiều nhà cao tầng tại đường Nguyễn Thị Minh Khai (quận 1) cũng thấy tình trạng tương tự. Lối thoát nạn của nhiều tòa nhà được dùng chứa thùng giấy các-tông, không hề có điện chiếu sáng. Đặc biệt, trong tòa nhà không có lối chỉ dẫn thoát hiểm, người lạ vào những tòa nhà này chỉ biết một lối đi duy nhất thang máy, trong khi nếu xảy ra cháy, hệ thống điện bị ngắt, thang máy không hoạt động, người dân không biết chạy đường nào để thoát thân. Đó là chưa kể hệ thống cầu thang bộ quá nhỏ hẹp, cộng với việc thiết kế ở nơi tối, khi mọi người thoát nạn sẽ rất khó khăn.
Tại tòa nhà văn phòng trên đường Lê Quang Định (quận Gò Vấp), dù đã được trang bị các bình bọt cứu hỏa nhưng theo tìm hiểu của PV thì các bình bọt cứu hỏa này đã hết thời hạn sử dụng. Theo nhân viên tòa nhà, các bình chữa cháy này chưa được thay thế kể từ khi được chủ đầu tư trang bị. Chủ đầu tư cũng không kiểm tra, bảo dưỡng và phải nạp bọt mới cho các bình này, vòi nước cứu hộ tại chỗ cũng không hoạt động được. Bên cạnh đó, các tòa nhà cao tầng hiện nay thường ít chú ý đến hệ thống thông gió, hút khói, cửa thoát hiểm liên tục bị khóa khiến người dân gặp khó khăn khi có hoả hoạn. Thậm chí, nhiều chung cư cao tầng không hề có hệ thống máy tăng áp ở cầu thang nên khi xảy ra hỏa hoạn người dân khó có thể thoát thân trong điều kiện hành lang và cầu thang bị ngạt khói và lửa cháy lớn.
Hầu hết các nhà cao tầng đều được xây dựng ở những mặt tiền đường lớn, do đó nếu xảy ra cháy, lực lượng PCCC sẽ tiếp cận một cách dễ dàng. Nhưng có nhiều nhà dân từ 6 tầng trở lên nằm trong những con hẻm nhỏ, công tác PCCC sẽ rất khó khăn. Khi xảy ra cháy, xe cứu hỏa rất khó tiếp cận đám cháy do đường hẹp hoặc đường giao thông bị lấn chiếm để họp chợ… Việc ứng cứu, hỗ trợ của lực lượng PCCC từ bên ngoài đối với các đám cháy nhà cao tầng là rất khó khăn, dẫn tới nguy cơ thiệt hại lớn về người và tài sản.
Kiến trúc sư Đoàn Trịnh Hiển, giảng viên Đại học kiến trúc TP.HCM cho biết: “Nhà cao tầng nói chung và chung cư nói riêng, khi được phê duyệt đều phải tuân thủ hàng loạt các tiêu chuẩn về an toàn và đã tính trước mọi khả năng phòng cháy chữa cháy trong nhiều tình huống. Nhà cao tầng phải đảm bảo về thông gió, thông khói, PCCC, thoát hiểm… Tất cả đều được tính đến từ khâu dự án, mọi trường hợp không đáp ứng được những điều kiện trên đều không được phê duyệt. Tuy nhiên, vấn đề giám sát những tiêu chuẩn về an toàn PCCC ở các khu nhà cao tầng còn nhiều bất cập và chưa được chú trọng đúng mức “.
Toà nhà cao nhất Việt Nam KeangNam cũng bị cháy
Chặn đứng những nguy cơ tiềm ẩn
Khi một tòa nhà hoàn tất và được đưa và sử dụng thì những vấn đề tồn tại ảnh hưởng đến an toàn của tòa nhà đó cần được đảm bảo và giảm đến mức tối thiểu khả năng xảy ra cháy nổ. Do đó, công tác PCCC phải được quan tâm ngay khi công trình còn nằm trên bản vẽ. Sự an toàn của người dân đang trông chờ vào sự quan tâm của các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Tại các tòa nhà cao tầng, thiết bị PCCC được trang bị theo kiểu cho có hình thức, khi hỏa hoạn xảy ra, những thiết bị này không phát huy tác dụng.
Thiếu tướng Trần Triều Dương – giám đốc Sở cảnh sát PCCC TP.HCM khẳng định, đối với những tòa nhà cao tầng không bảo đảm hay vi phạm những quy định về PCCC sẽ bị xử phạt nghiêm khắc để làm gương cho những nơi khác. Về lâu dài, theo thiếu tướng Dương, cần có sự phối hợp giữa UBND TP và các cơ quan ban ngành có liên quan để hoàn thiện cơ chế quản lý các khu chung cư cũng như các tòa nhà cao tầng khác trên địa bàn. Các tòa nhà cao tầng cần có khoản chi phí nhất định để đầu tư trang bị cũng như duy trì hoạt động của các thiết bị PCCC có hiệu quả cao.
Hơn nữa, tại những tòa nhà cao tầng, ban lãnh đạo nên thường xuyên tổ chức tập huấn những buổi PCCC cho người dân, qua đó giúp người dân hiểu rõ hơn về những hiểm họa từ cháy nổ, bởi những nguyên nhân gây cháy thường xuất phát từ ý thức chủ quan, thói quen sử dụng những vật dễ gây cháy gây hậu quả khó lường.
Đối với những khu dân cư cũ kĩ thì nguy cơ cháy nổ càng cao vì hệ thống dây điện ở những nơi này đã quá cũ kĩ, nhiều dây điện đã bị bong tróc lại được mắc một cách bừa bãi. Hơn nữa, công tác PCCC ở đây gặp rất nhiều khó khăn khi hồ chứa nước nhỏ, lại xa khu dân cư, đường hẻm ra và rất khó khăn, nếu có cháy nổ xảy ra người dân khó thoát ra ngoài mà xe chữa cháy cũng khó tiếp cận đám cháy. Với những trường hợp như vậy, cơ quan chức năng nên thường xuyên vận động người dân cảnh giác cao độ với những nguyên nhân cháy nổ, trang bị bình xịt CO2 cho mỗi hộ dân, nếu được quan tâm đúng mức thì nguy cơ cháy nổ những nơi này sẽ ngày càng bị đẩy lùi.
Ông Phạm Đình Phùng, chuyên gia xây dựng Sở Quy hoạch Kiến trúc TP.HCM nói: “Có thể thấy, vấn đề tác động của hỏa hoạn, cháy nổ ảnh hưởng tới các tòa nhà cao tầng hay an nguy của người dân cần được quan tâm nhiều hơn nữa. Có nhiều nguy cơ từ vấn đề nhà cao tầng nhưng hỏa hoạn là một trong những nguy cơ tiềm ẩn nhất mà chúng ta dù đã nhận ra nhưng vẫn khó có thể phòng tránh được nhưng có vẻ như chưa được các công ty xây dựng và quản lí chung cư, nhà cao tầng quan tâm đúng mức”. Theo NDT
Người đi đò "lơ là" áo phao
Ghi nhận của PV, tại hầu hết các bến đò ngang trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, người dân vẫn còn lơ là trong việc mặc áo phao, đảm bảo an toàn cho chính mình.
Thông tư số 15 của Bộ GTVT quy định (có hiệu lực từ ngày 15/7/2012) về việc trang bị áo phao cứu sinh, dụng cụ nổi trên phương tiện vận tải hành khách ngang sông và bắt buộc thuyền viên, hành khách và người lái đò phải mặc áo phao hoặc cầm (đeo) dụng cụ nổi trong suốt hành trình từ lúc phương tiện rời bến đến khi cập bến an toàn. Tuy nhiên, qua hơn một tháng thực hiện quy định này, ghi nhận của PV, tại hầu hết các bến đò ngang trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, người dân vẫn còn lơ là trong việc mặc áo phao, đảm bảo an toàn cho chính mình.
Tại bến đò Vàm Xã Hời - Rạch Nọc (Bình Tân, Đồng Tháp), trên chuyến phà ĐT 49-19825, có gần 30 hành khách, nhưng không ai chịu mặc áo phao khi phương tiện rời bến sang sông. Những chiếc áo phao mới cứng, được bọc trong túi nilon đã bám đầy bụi, được xếp gọn hai bên nóc thành đò chỉ để đối phó với cơ quan chức năng. Khi hành khách lên đò, cả người lái đò, thuyền viên cũng không ai nhắc đến chuyện mặc áo phao đảm bảo an toàn cho hành khách khi qua sông.
Nhiều người không mặc áo phao khi phà qua sông.
Quan sát trên các phương tiện đưa rước khách ngang sông, hầu hết áo phao được cất rất kĩ, trên nóc hai bên thành đò, hoặc treo trên lan can, hành khách rất khó lấy khi có tình huống xấu xảy ra. Tại 5 điểm bến đò đưa rước khách ngang sông trên địa bàn huyện Hồng Ngự, mỗi ngày có khoảng 1.000 lượt khách qua lại cũng trong tình trạng tương tự. Chủ các bến đò ngang, đều có trang bị đầy đủ áo phao cho hành khách, nhưng không ai chịu mặc.
Anh Nguyễn Văn Hậu (ngụ huyện Hồng Ngự) thản nhiên nói: "Mặc dù biết quy định là để đảm bảo an toàn cho mình, nhưng mặc vô rồi đi qua tới bến cởi ra rất khó chịu. Chủ đò cũng có kêu mặc áo phao, nhưng không ai đồng ý". Hơn nữa, theo một hành khách, áo phao được các chủ đò để lâu không giặt giũ, ẩm mốc và đôi khi... bốc mùi nên người dân cũng ít chịu mặc khi đi đò
Theo VNN
Mùa mưa cũng coi chừng cháy Khi mưa lớn nên kiểm tra và tắt các thiết bị điện không cần thiết. 76 vụ cháy lớn đã xảy ra trong sáu tháng đầu năm tại TP.HCM làm sáu người chết, thiệt hại hơn 3,7 tỉ đồng. "Nhiều người thường nghĩ mùa mưa ít xảy ra cháy nên có tâm lý chủ quan trong việc phòng cháy, chữa cháy (PCCC). Song...