Người dân Lào xếp hàng dài mua vé tàu hỏa trước kỳ nghỉ tết cổ truyền
Những ngày qua, đông đảo người dân Lào xếp hàng tại các nhà ga, điểm bán vé tàu hỏa để mua vé, lên tàu về quê hoặc đi du lịch trong dịp nghỉ tết cổ truyền Bunpimay.
Tết cổ truyền Bunpimay của Lào được tổ chức hằng năm từ ngày 14 – 16/4, nhưng vì năm nay, ngày 16/4 rơi vào thứ 7 nên Chính phủ Lào quyết định người dân được nghỉ tết trong 4 ngày liên tiếp, bắt đầu từ 13/4. Những ngày qua, nhiều người dân Lào đã xếp hàng dài tại các điểm bán vé tàu hỏa để đi du lịch hoặc về quê đón tết cổ truyền cùng gia đình. (Ảnh: Lao National Radio)
Sau khi tuyến đường sắt tốc độ cao nối Thủ đô Vientiane của Lào và thị trấn biên giới Boten, giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) chính thức đi vào hoạt động từ cuối năm ngoái, việc đi lại giữa các địa phương của Lào đã trở nên thuận tiện hơn. Với tốc độ tối đa 160 km/h, các chuyến tàu có thể đưa du khách và doanh nhân từ Trung Quốc sang Lào trong vòng chưa tới một ngày và ngược lại. (Ảnh: Lao National Radio)
Tuyến đường sắt tốc độ cao Lào – Trung được thiết kế dài 414 km từ thị trấn biên giới Boten đến Thủ đô Vientiane. Báo Vientiane Times dẫn thông báo từ Tập đoàn Đường sắt quốc gia Trung Quốc cho biết, tính đến ngày 3/4, tuyến đường sắt này đã hoạt động được 4 tháng và vận chuyển hơn 2,25 triệu lượt hành khách. (Ảnh: Xinhua)
Tuyến đường sắt này cũng đã vận chuyển hơn 1,31 triệu tấn hàng hóa đến và đi từ hơn 10 quốc gia bao gồm Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Malaysia, Campuchia… thúc đẩy kết nối thương mại quốc tế trong khu vực cũng như sự phát triển của nền kinh tế Lào – Trung. (Ảnh: Lao National Radio)
Bên trong một toa hành khách của tuyến đường sắt tốc độ cao Lào – Trung. (Ảnh: Lao National Radio)
Công ty TNHH Đường sắt Lào – Trung cho biết, để phục vụ lượng hành khách tăng lên trong dịp tết cổ truyền của Lào, công ty sẽ bổ sung thêm một tàu khách theo tiêu chuẩn để phục vụ trên tuyến Thủ đô Vientiane và Boten. (Ảnh: Lao National Radio)
Video đang HOT
Cảnh đông đúc tại khu vực bán vé tàu hỏa ở Vientiane Center ở Thủ đô Vientiane trước dịp nghỉ lễ tết cổ truyền Bunpimay. (Ảnh: Ny Vanhnisa)
Người trẻ chuộng đi du lịch gần bằng tàu hỏa
Dù không phải nghiệm mới mẻ, đi du lịch bằng tàu hỏa vẫn được nhiều người trẻ yêu thích, đặc biệt khi di chuyển giữa các địa điểm có khoảng cách ngắn.
Giá vé ổn định, thủ tục nhanh gọn và dễ dàng ngắm cảnh đẹp hai bên đường đi... là ưu điểm được nhiều bạn trẻ liệt kê khi so sánh việc di chuyển bằng tàu hỏa với các phương tiện khác.
Nếu không có nhiều thời gian du lịch dài ngày, du khách có thể thử trải nghiệm các chuyến tàu hỏa khoảng cách ngắn như Đà Nẵng - Huế (Thừa Thiên - Huế), Hà Nội - Hải Phòng, TP.HCM - Đồng Nai, Bình Thuận...
Hà Nội - Hải Phòng Quỳnh Koy, Hà Nội
Tôi làm công việc văn phòng tại một công ty ở Hà Nội. Mỗi tuần chỉ được nghỉ vào chủ nhật nên những chuyến đi xa thường xuyên là điều không tưởng.
Dạo này, tôi khá thích thú khi thấy bạn bè chia sẻ lịch trình đi chơi bằng tàu hỏa trên mạng xã hội. Muốn thay đổi không khí, trải nghiệm cảm giác mới, tôi và một vài người bạn mua vé tàu đi Hải Phòng.
Tôi chọn thành phố này vì khoảng cách gần Hà Nội (khoảng 120 km), có thể đi về trong ngày, đồ ăn ngon và điểm check-in đa dạng.
Chúng tôi mua vé ngồi mềm điều hòa giá 90.000 đồng/chiều/người. Tàu đi tốc độ vừa phải, khoảng 2,5 giờ đồng hồ là tới nơi. Cuối tuần, khoang ngồi đông, không còn chỗ trống nhưng tôi vẫn có cảm giác thoải mái, không say sóng.
Quãng đường không quá xa, tàu đi qua nhiều vùng đất đẹp khiến tôi thích thú. Bình thường, tôi hay ngồi ở quán cà phê ngắm tàu chạy qua, còn giờ thì ngược lại nên cảm giác lạ lẫm và thú vị hơn.
Ga Hải Phòng nằm giữa trung tâm thành phố nên dễ bắt taxi đi tham quan, ăn uống. Tôi ghé chụp ảnh trước nhà hát thành phố, đến quán cà phê và tìm các địa chỉ ăn uống nổi tiếng ở phố cảng.
Đà Nẵng - Huế Bùi Huy Khang, Đà Nẵng
Khoảng cách giữa Huế và Đà Nẵng là 93 km. Trong chuyến du lịch Huế gần đây nhất, tôi và bạn gái chọn đi tàu hỏa vì tiện, không gian thoải mái.
Chúng tôi mua vé giường nằm giá 122.000 đồng/người/chiều. Thời gian ngắm cảnh, chụp ảnh đẹp nhất là buổi sáng. Chúng tôi chọn chuyến 11h, đi khoảng 3 tiếng là đến nơi.
Khoang 4 giường điều hòa chúng tôi đặt được chia làm 2 tầng, trang bị gối, chăn đầy đủ. Ngoài ra, mỗi giường còn bố trí một chiếc đèn đọc sách tích hợp cổng USB sạc điện thoại khá tiện nghi. Trên tàu có nhà vệ sinh nên bạn không cần lo về vấn đề này. Suốt hành trình, bạn có thể đi sang các toa ghế mềm, ghế cứng để chơi, chụp ảnh tùy thích.
Để có bức ảnh đẹp, du khách nên chọn trang phục đơn giản hoặc vintage, chuẩn bị đạo cụ như sách báo, tai nghe, mắt kính... và một người bạn chụp ảnh "có tâm".
Tôi cho rằng đây là chuyến đi ngắn rất đáng thử nếu bạn có cơ hội đến Đà Nẵng, Huế. Trên tàu, bạn vừa có thể tận hưởng cảnh đẹp bên đường, vừa có hình đẹp "sống ảo". Đoạn đi qua đèo Hải Vân rất đẹp, hùng vĩ, bạn không nên bỏ lỡ.
TP.HCM - Bình Thuận Nguyễn Thị Thu Vân, TP.HCM
Bình Thuận cách TP.HCM khoảng 200 km. Với tôi, thời gian di chuyển 4 tiếng đồng hồ không quá dài, đủ để trải nghiệm cảm giác đi tàu.
Trước kia, tôi đã từng tàu nhưng chưa có nhiều cơ hội chụp ảnh. Lần này, sẵn chuyến đi chơi Phú Quý, tôi lại mua vé tàu và đầu tư thêm khoản trang phục để check-in.
Tôi và người bạn mua vé 160.000 đồng/người (giường nằm trong khoang 4 người) khá rộng rãi và sạch sẽ. Ngày trong tuần nên tàu không hề đông đúc, hành khách được đi lại giữa các khu vực trên tàu.
Bạn nên chọn góc có cửa để lấy ánh sáng tự nhiên chụp ảnh, tùy vào concept mà lựa trang phục phù hợp. Tuy nhiên, nếu đi đủ người để mua vé trọn khoang 4 giường thì bạn sẽ thoải mái, tự tin hơn.
So với máy bay, tôi thấy thủ tục lên tàu đơn giản, cảm giác chờ đợi cũng đỡ hơn, không phải đi trước 1-2 giờ. Những chuyến đi xa hơn sau này, nếu có nhiều thời gian, tôi vẫn sẽ chọn đi tàu hỏa để ngắm cảnh dọc đường.
TP.HCM - Biên Hòa (Đồng Nai) Vũ Hoàng Phi, TP.HCM
Tôi chưa bao giờ đi tàu hỏa vì nghĩ phương tiện này chỉ chạy những quãng đường xa.
Năm ngoái, tôi tình cờ phát hiện có chặng di chuyển từ TP.HCM đến Biên Hòa nên muốn đi thử cho biết. Thế nhưng, tôi mới thử trải nghiệm này gần đây do dịch bệnh.
Khoảng cách giữa 2 địa phương khá ngắn, đi xe máy thì nóng, chọn taxi giá lại cao. Lúc này, tàu hỏa là lựa chọn hoàn hảo vì thủ tục, giấy tờ đơn giản. Nếu muốn có nhiều không gian chụp ảnh hơn, bạn nên chọn các khung giờ di chuyển trong tuần.
Sau 45 phút ngồi trên tàu, tôi cũng đến Biên Hòa. Tôi chủ yếu chọn các điểm vui chơi, ăn uống ở gần nhà ga vì thời tiết rất nắng, nóng. Giá cả đồ ăn, thức uống bình dân, người địa phương thân thiện. Tôi tiếc vì tàu không chạy chuyến tối về TP.HCM nên đành về sớm, chưa thể trải nghiệm hoạt động đêm ở đây.
Tôi dự định đi Nha Trang vào tháng 7 bằng phương tiện này.
Tắm suối cầu Đồn Cả, ngắm tàu hỏa chạy ngang trời Cầu đường sắt Đồn Cả nằm ở phía Bắc đèo Hải Vân, trên tuyến đường sắt Bắc Nam. Cây cầu cổ kính được xây dạng vòm bằng đá tảng, trên một khúc đường sắt cong cong nơi sườn đèo. Cầu Đồn Cả - suối chảy bên dưới, tàu chạy trên cao. Cầu Đồn Cả đến nay đã hơn 100 năm hoạt động, được...