Người dân Lào Cai “vô địch” về khả năng chịu đựng…
Khảo sát vừa được công bố cho thấy khả năng chịu đựng tham nhũng của người dân đang gia tăng, trong đó người dân Lào Cai có khả năng chịu đựng tham nhũng cao nhất.
Sáng nay 4-4, kết quả cuộc khảo sát Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam năm 2014 (Papi 2014) do Trung tâm nghiên cứu phát triển và hỗ trợ cộng đồng cùng Chương trình Phát triển LHQ (UNDP) công bố cho thấy chỉ có một tỉ lệ rất nhỏ số người bị cán bộ công chức “vòi vĩnh” dám đứng ra tố cáo hành vi này.
Chỉ só khoảng 2,96% số người đã từng bị cán bộ, công chức vòi vĩnh đưa hối lộ dám tố cáo các hành vi tiêu cực này trong khi theo theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng (Điều 279 Bộ luật hình sự), nhận hối lộ mức 2 triệu đồng trở lên có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Bên cạnh đó, theo khảo sát, khả năng chịu đựng sự “vòi vĩnh” của cán bộ, công chức trong dân dường như gia tăng theo thời gian.
Khi được hỏi về số tiền đòi hối lộ phải lớn tới mức nào thì người dân bắt đầu tố cáo cán bộ UBND xã/phường hoặc công an xã/phường “vòi vĩnh”, trung bình toàn quốc, mức tiền đó tăng mạnh từ 5,52 triệu đồng năm 2011 lên 8,89 triệu đồng năm 2014.
Kết quả khảo sát ở chỉ tiêu này năm 2014 cho thấy người dân Lào Cai có khả năng chịu đựng tham nhũng cao hơn, bởi giá trị trung bình khi họ bắt đầu tố cáo hành vi vòi vĩnh của cán bộ chính quyền cấp cơ sở là 16,8 triệu đồng, cao hơn gấp nhiều so với giá trị thấp nhất toàn quốc 3,04 triệu đồng ghi nhận ở Hậu Giang.
Khảo sát cũng chỉ ra năm 2014, trên phạm vi toàn quốc chỉ có 39,7% số người được hỏi cho biết chính quyền địa phương nghiêm túc xử lý các vụ việc tham nhũng xảy ra ở địa phương.
Có 4 nguyên nhân người dân chịu đựng tham nhũng mà không tố cáo: Hơn 56% cho rằng tố cáo không mang lại lợi ích gì; 7,7% sợ bị trù úm, trả thù; 9% cho rằng thủ tục tố cáo rườm rà và 7,3% không biết tố cáo thế nào.
N.Quyết
Theo_Người lao động
Thưởng người tố tham nhũng đến 3,45 tỉ: tiền có mua được sự bình an?
Bộ Nội vụ và Thanh tra Chính phủ đã chính thức ban hành Thông tư 01 /2015/TTLT-TTCP-BNV quy định về mức độ khen thưởng cho người tố cáo tham nhũng. Theo đó, người giúp Nhà nước thu hồi số tài sản có giá trị trên 600 lần mức lương cơ sở thì có thể được thưởng tối đa 3,4 tỉ đồng.
Video đang HOT
Theo lãnh đạo Thanh tra Chính phủ, đây là hình thức khuyến khích rất tích cực.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, nguyện vọng, mục đích của nhũng người tố cáo tham nhũng không phải là phần thưởng mà muốn nói lên sự thật. Điều họ mong mỏi nhất chính là vạch trần bộ mặt thật của quan tham và cùng với đó là được bảo vệ, được ghi nhận, chứ không phải số tiền lớn.
Tiền thưởng cao, đôi khi lại là... &'trên mây trên gió"?'
Ý tưởng thưởng tiền cho người tố cáo tham nhũng đã được đưa ra bàn thảo từ cách đây khá lâu.
Trước khi quyết định "ấn nút" ban hành Thông tư này, Bộ Nội vụ và Thanh tra Chính phủ đã công bố dự thảo, tham vấn dư luận, trong đó nhấn mạnh, việc khen thưởng cho người tố cáo tham nhũng là hết sức cần thiết, tạo cú hích trong cuộc chiến chống tham nhũng sắp tới.
Bản dự thảo cũng nêu rõ, nếu người tố cáo tham nhũng giúp thu hồi 1.000 tỉ đồng cho Nhà nước thì mức thưởng tối đa 5 tỉ đồng...
Khi Thông từ được ban hành, Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ lý giải, việc thay đổi mức thưởng tối đa từ 5 tỉ đồng xuống còn 3,4 tỉ đồng là để phù hợp với thực tiễn và mức lương cơ sở.
Ngay sau khi thông tin trên phát đi đã nhận được sự đồng tình của dư luận. Nhiều ý kiến đánh giá cao tính tích cực của quy định nêu trên.
Tuy nhiên, không ít ý kiến cho rằng, người tố cáo chờ đợi sự bảo vệ của cơ quan chức năng hơn là nhận số tiền lớn để rồi vẫn canh cánh nỗi lo, bị... trả thù.
Trò chuyện với PV báo, chị Hoàng Thị Nguyệt - "người hùng" trong vụ "nhân bản xét nghiệm" tại bệnh viện Đa khoa Hoài Đức (Hà Nội) đánh giá cao việc luật hóa mức thưởng cho người tố cáo tham nhũng, nhưng vẫn không khỏi e ngại về tính khả thi của nó.
Chị chia sẻ: "Quy định cụ thể là vậy nhưng áp dụng có lẽ không đơn giản".
Chị Hoàng Thị Nguyệt nhận giấy khen thưởng
Theo chị Nguyệt, thực tế những quy định của Nhà nước đưa ra, các chế độ chính sách đôi khi rất cụ thể nhưng các cá nhân chống tham nhũng để được hưởng theo quy định không phải đơn giản. Số tiền được thưởng cao quá thì đôi khi lại là "trên mây trên gió"!
Chị Nguyệt cũng chia sẻ, bản thân chị khi gửi đơn tố cáo và được cơ quan chức năng điều tra, xác định nội dung tố cáo đúng, thế mà, khó khăn mới có được một tấm bằng khen.
Cái mà những người đi tố cáo tham nhũng cần hơn hết là sự ủng hộ của cộng đồng. "Nếu không có sự ủng hộ của dư luận, có lẽ vụ việc của tôi cũng không thể có kết quả. Hơn nữa, sau khi tố cáo tham nhũng, người tố cáo cần một môi trường làm việc đảm bảo. Cũng may, giám đốc bệnh viện nơi tôi làm việc hiện nay là một người nơi khác chuyển đến, có tầm nhìn, có sự thay đổi và công tâm...", chị trải lòng.
Theo các chuyên gia, hiện có rất nhiều cách thức để lôi cuốn, vận động người dân cùng đấu tranh phòng chống tham nhũng, mà thưởng tiền chỉ là một trong nhiều yếu tố thúc đẩy.
Tuy nhiên, trao đổi với PV, Thạc sỹ Bùi Xuân Phải - Giảng viên đại học Luật Hà Nội cho rằng, việc thưởng tiền chỉ mang tính khích lệ, không có khả năng nhân rộng trên thực tế.
Để cụ thể hóa cho quan điểm của mình, vị này dẫn quy định trong Thông tư 01 nêu rõ: "Thực hiện công khai việc trao tặng khen thưởng, trừ trường hợp có liên quan đến bí mật Nhà nước hoặc cá nhân được khen thưởng đề nghị không công khai". Như vậy, việc thưởng tiền chỉ được áp dụng với những trường hợp công khai. Trong khi số lượng này không nhiều trên thực tế.
Đó là chưa kể, một số lượng không nhỏ tố cáo là nặc danh, không thể xác định được danh tính.
Dù sau này, những nội dung tố cáo trên đem lại hiệu qụả, giúp tìm ra "quan tham" nhưng chẳng thể xác định được ai là "người hùng" thực sự.
Do đó, với những trường hợp không công khai danh tính sẽ không thuộc diện điều chỉnh của quy định trên.
Tiền thưởng nhiều, có mua được bình an?
Tham nhũng đang là vấn nạn xã hội, hoành hành như một ung nhọt chưa có thuốc đặc trị. Cho nên, tố cáo tham nhũng là góp phần bảo vệ lợi ích Nhà nước và nhân dân; là quyền hiển nhiên của công dân.
Thế nhưng, thực tiễn từng ghi nhận không ít vụ nguời tố cáo chống tham nhũng đã bị trả thù, trù dập, hăm dọa, gây thiệt hại về vật chất và tinh thần.
Hẳn chúng ta còn nhớ năm 2009, trong một buổi lễ vinh danh 88 công dân tiêu biểu chống tham nhũng, hầu hết những người được vinh danh đều nói, họ từng bị trù dập, đe dọa.
Truớc đó, vụ một nhân viên kế toán Thảo Cầm Viên TP.HCM bị sát hại sau khi tố cáo hành vi vi phạm trong hoạt động quản lý của lãnh đạo đơn vị này, là một ví dụ điển hình.
Hay trường hợp của thầy giáo Đỗ Việt Khoa, người "nổ phát súng" đầu tiên chống tiêu cực trong kỳ thi tốt nghiệp phô thông năm 2006. Tuy nhiên, sau đó thầy Khoa bị trù dập, bôi nhọ.
Thậm chí, những nguời bị tố cáo còn thuê các đối tượng giang hồ hành hung, cướp tài sản, cảnh cáo người thầy giáo này.
Từ thực tế đó, nhiều ý kiến cho rằng, khi chưa có biện pháp thật sự cụ thể nào để bảo vệ người tố cáo, thì người tố cáo sẽ có tâm lý e ngại, sợ sệt và không dám công khai tố cáo.
Việc thưởng tiền như quy định trong Thông tư 01 sẽ chỉ mang tính động viên, bởi điều người tố cáo cần sau khi sự việc được đưa ra ánh sáng là rất nhiều thứ khác. Chia sẻ về nỗi băn khoăn này, chị Hoàng Thị Nguyệt tâm sự: "Người dám tố cáo vì sự công bằng của xã hội chứ không phải vì tiền thưởng.
Tiền thưởng có giá trị khích lệ. Phân định giữa các mức thưởng bao nhiêu lại càng khó. Ví dụ như vụ việc tôi tố cáo, đằng sau nó không phải là mười mấy triệu tiền xét nghiệm mà còn tiền hóa chất, tiền công, máỵ móc... và việc thu hồi nó không phải đơn giản. Phần thưởng lớn nhất của người tố cáo tham nhũng là sự động viên tinh thần, ủng hộ của dư luận toàn xã hội và vụ việc đuợc giải quyết triệt để".
Cũng theo lời chị Nguyệt, không chỉ với cá nhân chị mà với bất cứ ai đứng ra tố cáo tham nhũng công khai, cái họ cần nhất là được bảo vệ.
Nó cần thiết hơn rất nhiều phần thưởng. Bởi nếu, họ và người thân không được bảo vệ thì sẽ chẳng ai dám tiếp tục đứng về lẽ phải.
"Tôi đã phải nhận rất nhiều tin nhắn, sự đe dọa trực tiếp, gián tiếp với nhiều hình thức, nhiều áp lực khi công khai tố cáo vi phạm ở chính nơi mình công tác. Người tố cáo như tôi luôn xác định là "cuộc chiến" một mất một còn chứ không chỉ là việc tốn thời gian, công sức và chịu các áp lực xung quanh. Tôi nghĩ, việc bảo vệ người tố cáo phải đặt lên hàng đầu, quan trọng hơn mọi giá trị vật chất", chị Nguyệt nhấn mạnh.
Theo Đời sống Pháp luật
Hé lộ về người tố hoa hậu Phương Nga lừa đảo 20 tỷ Người tố cáo hoa hậu Phương Nga là một doanh nhân khá nổi tiếng, kinh doanh đa ngành nghề, có nhiều công ty ở TP HCM và một số tỉnh thành. Như tin đã đưa ngày 19/3, Công an TPHCM tống đạt quyết định khởi tố bị can và bắt tạm giam 3 tháng đối với Trương Hồ Phương Nga (Hoa hậu người...