Người dân kiến nghị sớm xử lý vi phạm hành lang ATGT trên Quốc lộ 1A
Thời gian gần đây, tuyến Quốc lộ 1A, từ Km22 đến Km25 500 thuộc 2 thôn Nà Soong và Nà Thà, xã Yên Trạch, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn xuất hiện tình trạng tập kết gỗ và các sản phẩm gỗ từ các xưởng chế biến lâm sản, lấn chiếm hành lang an toàn giao thông, gây nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông qua khu vực, khiến nhiều người dân sinh sống tại địa bàn bức xúc.
Các sản phẩm lâm sản được phơi ngay sát hộ lan quốc lộ 1A gây ảnh hưởng tầm nhìn giao thông.
Tại khu vực trên, có thể thấy hàng trăm m2 khối gỗ được các cơ sở sản xuất và sơ chế tập kết tràn lan hai bên đường. Những ụ gỗ thông, gỗ tạp được đổ đống cao ngất như lô cốt. Bên trong các cơ sở chế biến gỗ, nhiều xe tải, xe ben thường xuyên ra vào, công nhân nhanh chóng bốc gỗ lên xe và di chuyển cho kịp chuyến. Để thuận tiện, những xưởng chế biến gỗ này đặt địa điểm tại vị trí không có dải hộ lan mềm, cách lòng đường Quốc lộ 1A khoảng chừng 2m. Những vị trí có dải hộ lan mềm, do không thể đổ gỗ vào nên được trưng dụng làm nơi phơi gỗ ép, những miếng gỗ ép to bản được để ngay trên dải hộ lan, gây mất mỹ quan giao thông.
Nhiều người dân sinh sống và tham gia giao thông qua đây phản ánh, tình trạng tập kết gỗ thường xuyên, diễn ra trong thời gian dài. Đặc biệt, mỗi khi nguồn gỗ về nhiều, bãi chứa quá tải, gỗ để tràn ra lề đường rất nguy hiểm cho các phương tiện giao thông qua lại. Nhiều phụ huynh trong khu vực có con cháu đi học qua đây rất lo lắng.
Phương tiện lưu thông qua khu vực vi phạm hành lang giao thông đều phải giảm tốc độ.
Ông Hoàng Văn Bảy, người thường xuyên tham gia giao thông bức xúc nói: Tôi đã thấy có trường hợp xe ba bánh tự chế chuyên để vận chuyển gỗ ép của các xưởng chế biến do đi ngược chiều đã đâm phải người đi đường. Mọi người lái xe qua đây đều phải giảm tốc độ đột ngột, có nhiều bãi gỗ ở ngay đoạn cua khuất tầm nhìn rất nguy hiểm, nhất là thời tiết bây giờ nhiều sương mờ vào chiều tối và sáng sớm, rất khó quan sát. Chúng tôi rất mong cơ quan chức năng sớm có biện pháp giải quyết thực trạng trên.
Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định, hành lang an toàn đường bộ là dải đất dọc hai bên đất của đường bộ, tính từ mép ngoài đất của đường bộ ra hai bên để bảo đảm an toàn giao thông đường bộ. Quốc lộ 1A qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn thuộc loại đường cấp 3, quy định hành lang an toàn giao thông là 13m.
Các bãi tập kết, xưởng chế biến lâm sản trên đều nằm trong phạm vi hành lang đường bộ và không được cấp phép hoạt động. Qua tìm hiểu được biết hiện nay, việc phân cấp quản lý bảo vệ hành lang tuyến Quốc lộ 1A giữa các cơ quan chức năng từ Trung ương đến tỉnh, huyện vẫn chưa rõ ràng. Cụ thể, việc xử lý vi phạm lấn chiếm hành lang an toàn giao thông trên tuyến Quốc lộ 1A do Chi cục Quản lý đường bộ 1.5 thuộc Cục Quản lý đường bộ 1 (Tổng Cục đường bộ Việt Nam) phụ trách nên địa phương chỉ thực hiện tuyên truyền, nhắc nhở đối với các hành vi vi phạm. Đây cũng là một nguyên nhân khiến cho tình trạng vi phạm chưa được giải quyết triệt để.
Video đang HOT
Lực lượng Cảnh sát giao thông Lạng Sơn tuyên truyền, nhắc nhở những xưởng chế biến lâm sản gây khuất tầm nhìn các phương tiện tham gia giao thông.
Ông Dương Công Vĩnh – Trưởng phòng Kinh tế và Hạ tầng kiêm Phó trưởng Ban An toàn giao thông huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn cho hay, đối với những vi phạm trên, chính quyền địa phương chỉ dừng lại ở bước lập biên bản, đình chỉ xây dựng lấn chiếm, chưa thể thực hiện cưỡng chế, tháo dỡ hoàn trả hiện trạng. Thời gian tới, ngoài việc tích cực tuyên truyền, quản lý, cấp phép xây dựng dọc tuyến Quốc lộ 1A, huyện tăng cường phối hợp với cấp xã và Chi cục Quản lý đường bộ 1.5 để rà soát các trường hợp vi phạm hành lang an toàn giao thông, lập hồ sơ để cưỡng chế, tháo dỡ theo quy định.
Quốc lộ 1A chạy qua khu vực 2 thôn Nà Soong và Nà Thà thuộc xã Yên Trạch, huyện Cao Lộc là cửa ngõ vào thành phố Lạng Sơn và để tới các cửa khẩu của tỉnh, do vậy lượng phương tiện lưu thông qua đây là cực kỳ lớn, nhất là thời điểm cuối năm. Người dân mong muốn các cơ quan chức năng nhanh chóng giải quyết triệt để hành vi lấn chiếm hành lang an toàn giao thông tại khu vực này, đồng thời xem xét trách nhiệm của cán bộ, người đứng đầu để hành vi này diễn ra trong thời gian dài mà không xử lý dứt điểm.
Giảm mua từ Trung Quốc, Mỹ mạnh tay chi 9,1 tỷ USD mua một sản phẩm thế mạnh của Việt Nam
Trong 5 thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ lớn nhất sang Mỹ, gồm Việt Nam, Trung Quốc, Mexico, Malaysia, Canada, Mỹ chỉ tăng tỷ trọng nhập khẩu từ Việt Nam và Mexico.
Mỹ mua nhiều nhất đồ nội thất bằng gỗ từ Việt Nam
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ của Việt Nam tiếp tục lập kỷ lục mới trong năm 2021 khi kim ngạch xuất khẩu có thể đạt 15,6 tỷ USD, trong đó, Mỹ là thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ sang Mỹ dự kiến đạt 9,1 tỷ USD
Theo Uỷ ban Thương mại quốc tế Mỹ (USITC), 10 tháng năm 2021, nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Mỹ đạt 20,4 tỷ USD, tăng 37,8% so với cùng kỳ năm 2020.
Trong đó, Việt Nam duy trì là thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ lớn nhất cho Mỹ, đạt 7,9 tỷ USD, tăng 44,5% so với cùng kỳ năm 2020; tiếp theo là Trung Quốc đạt 4,3 tỷ USD.
Đáng chú ý, trong 5 thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ lớn nhất sang Mỹ, gồm Việt Nam, Trung Quốc, Mexico, Malaysia, Canada, Mỹ chỉ tăng tỷ trọng nhập khẩu từ Việt Nam và Mexico.
Nhờ sức mua lớn từ thị trường Mỹ, trị giá xuất khẩu ghế khung gỗ của Việt Nam trong 11 tháng năm 2021 ước đạt 3,2 tỷ USD, tăng 36,1% so với cùng kỳ năm 2020.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) đánh giá, tốc độ tăng trưởng mạnh của mặt hàng ghế khung gỗ góp phần lớn vào tốc độ tăng trưởng của ngành gỗ, bởi đây là mặt hàng xuất khẩu có trị giá chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu trong năm 2021.
Ước tính, trị giá xuất khẩu ghế khung gỗ trong năm 2021 đạt 3,5 tỷ USD, tăng 30,6% so với năm 2020.
Ghế khung gỗ xuất khẩu chủ yếu tới thị trường Mỹ trong 10 tháng năm 2021, đạt 2,9 tỷ USD, tăng 43,2% so với cùng kỳ năm 2020. Tỷ trọng xuất khẩu sang Hoa Kỳ chiếm 81,7% tổng trị giá xuất khẩu ghế khung gỗ.
Trong 5 thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ lớn nhất sang Mỹ, gồm Việt Nam, Trung Quốc, Mexico, Malaysia, Canada, Mỹ chỉ tăng tỷ trọng nhập khẩu từ Việt Nam và Mexico. Ảnh: Dây chuyền sản xuất của Công ty Lâm Việt. Ảnh: T.L
"Sản xuất gỗ có không ít thử thách về công nghệ. Do vậy, chuyển đổi số giúp doanh nghiệp kiểm soát nhanh chóng, chính xác nhất về nguyên vật liệu, đồng thời kiểm soát chi phí trong sản xuất".
Công bố báo cáo đánh giá mức độ sẵn sàng chuyển đổi số của doanh nghiệp ngành gỗ Việt Nam tại hội thảo "Chuyển đổi số của doanh nghiệp ngành gỗ: Thực trạng, mức độ sẵn sàng và giải pháp" mới đây, ông Amit Shama - Trưởng nhóm chuyên gia nghiên cứu mức độ sẵn sàng chuyển đổi số ngành gỗ Việt Nam, cho biết: Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và Liên minh châu Âu tiếp tục là 5 thị trường quan trọng nhất của đồ gỗ Việt Nam, tổng kim ngạch xuất khẩu hơn 9,3 tỷ USD, chiếm 90% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.
Lâm sản là một trong số các mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng cả về sản lượng và trị giá do Covid-19 ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế ở các nước trên thế giới. Tuy nhiên, về lâu dài, ảnh hưởng của dịch sẽ khó tránh khỏi nên ngành gỗ sẽ phải tìm hướng đi mới.
Là một trong những doanh nghiệp khá tiên phong trong việc số hóa, ông Nguyễn Hoài Bảo - Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Scansia Pacific cho biết, ngoài khâu kho bãi, hiện nay doanh nghiệp đang số hóa các phòng ban khác. "Dịch Covid-19 cũng chính là động lực và bắt buộc doanh nghiệp phải thay đổi" - ông Bảo nói.
Ông Nguyễn Chánh Phương - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP.HCM, Tổng Giám đốc Công ty Aka Furniture đánh giá, thành công của ngành gỗ là Việt Nam giữ được an toàn trong suốt 1,5 năm qua, có những thời điểm Việt Nam tăng trưởng 60% doanh số.
Cùng với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, cộng với sự tăng trưởng về nhu cầu ở một số thị trường như Mỹ, Hàn Quốc, sức mua vẫn rất tốt. Trong suốt đợt dịch cao điểm lần thứ 4, 50% các nhà máy vẫn duy trì sản xuất "3 tại chỗ" giúp thích ứng nhanh.
Ông Nguyễn Trọng Hiếu - Tổng Giám đốc Công ty gỗ Trường Thành cho rằng, chuyển đổi số vẫn còn khá mới mẻ với doanh nghiệp, do vậy doanh nghiệp cần biết mình đang ở đâu, cần làm gì trước làm gì sau để tránh "lạc đường".
Ông Amit Shama - Trưởng nhóm chuyên gia nghiên cứu mức độ sẵn sàng chuyển đổi số ngành gỗ Việt Nam cho rằng, doanh nghiệp có 3 lĩnh vực để bắt đầu điểm khởi đầu cho quá trình chuyển đổi số.
Ví dụ tự động hóa, nếu nhìn vào nâng cao hiệu suất nội bộ, sử dụng dữ liệu trong quá trình sản xuất có thể biết nhu cầu doanh nghiệp thế nào, nhu cầu các kênh khác nhau như thế nào, bán hàng trên kênh online hay vật lý...
Dựa trên vấn đề đó có thể quyết định xem doanh nghiệp đủ nguồn nhân lực hay không, khả năng giao hàng, vận chuyển như thế nào?
Sản phẩm được cả Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản mua nhiều mang về cho Việt Nam 14,3 tỷ USD, là thứ gì? Xuất khẩu gỗ tăng trưởng tốt nhờ sức mua tăng đáng kể từ thị trường Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản,.. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, Việt Nam cần kiểm soát tốt rủi ro từ nguồn gỗ nhập khẩu từ Trung Quốc. Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản mua lượng lớn, xuất khẩu gỗ có thể đạt 15 tỷ USD Theo báo cáo của...