Người dân khu giáp ranh TP.HCM – Bình Dương có thể qua lại ‘dễ thở’ hơn
Sáng 4-10, khu vực chốt cầu Vĩnh Bình, giáp ranh TP.HCM – Bình Dương, ngoài người dân đi về quê còn có một số người lao động tại địa bàn giáp ranh đi qua lại.
Chốt kiểm soát cũng tạo điều kiện cho những người này di chuyển nếu đáp ứng yêu cầu.
Người lao động trình giấy xét nghiệm cho cán bộ trực chốt kiểm tra – Anh: LÊ PHAN
Nhà ở TP Thuận An, tỉnh Bình Dương nhưng làm ăn buôn bán tại phường Hiệp Bình Phước, TP Thủ Đức, chị Lê Thị Hoa cho biết mình là F0 khỏi bệnh. Hôm nay chị Hoa đến tại chốt kiểm soát cầu Vĩnh Bình để trình bày với cán bộ trực chốt cho mình qua lại TP.HCM để buôn bán.
Sau khi kiểm tra giấy chứng nhận ra viện và thời hạn tự cách ly tại nhà đã đủ, chị được chốt chặn cho qua để tiếp tục công việc. Chị Hoa chia sẻ rất vui mừng vì việc đi lại “dễ thở” hơn, người dân có thể làm ăn trong điều kiện đảm bảo an toàn.
Tương tự, anh Huân làm việc tại TP.HCM nhưng có nhà ở Bình Dương cũng đến chốt để trình bày khi công ty bắt đầu đi làm lại. Cán bộ trực chốt yêu cầu anh trình giấy xét nghiệm âm tính, sau khi cán bộ kiểm soát tại chốt kiểm tra xong, anh Huân được tiếp tục lộ trình.
Theo ghi nhận tại chốt kiểm soát này sáng 4-10, đối với người dân đi xe máy về quê sẽ kiểm tra giấy xét nghiệm âm tính, sau đó cho khai báo thông tin và tiếp tục lộ trình.
Đối với người dân vùng giáp ranh qua lại làm việc thì kiểm tra giấy xét nghiệm âm tính là ưu tiên hàng đầu, giấy này yêu cầu thời điểm xét nghiệm là 72 giờ trở lại tính từ lúc người dân đến chốt. Ngoài ra, người có thể qua chốt là F0 khỏi bệnh đã hoàn thành cách ly tại nhà.
Thời điểm chốt vắng xe, cán bộ tại chốt sẽ kiểm tra thêm giấy chứng nhận tiêm chủng của người dân.
Video đang HOT
Phương án đi lại giữa TP.HCM và 4 tỉnh vẫn chờ chốt
Về phương án tổ chức đi lại cho người lao động giữa TP.HCM và 4 tỉnh thành, trong đó có điều kiện cho người lao động chạy xe cá nhân đi làm, vẫn đang chờ 4 tỉnh thành xem xét thống nhất phương án cụ thể.
Sáng 4-10 vẫn rất đông người dân các tỉnh miền Tây di chuyển về quê bằng xe máy – Ảnh: LÊ PHAN
Hàng chục nghìn người tiếp tục đổ về miền Tây, nhiều tỉnh lo bùng dịch
Một số tỉnh miền Tây có đến 30.000 người về quê cùng lúc, nên các địa phương kiến nghị Chính phủ có phương án can thiệp.
Trưa 3/10, dòng người chạy xe máy từ TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương... tiếp tục đổ về miền Tây khiến cửa ngõ của nhiều địa phương bị ùn tắc cục bộ.
Không kịp xét nghiệm
Trao đổi với Zing , Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Trần Văn Lâu cho biết trong đêm 2/10 đến trưa 3/10, có gần 20.000 người từ TP.HCM và các tỉnh phía nam chạy xe máy về địa phương này. Hai ngày trước, đã có trên 10.000 người tự ý về quê khiến các khu cách ly ở tỉnh Sóc Trăng bị quá tải vì chứa đến khoảng 30.000 người.
"Chúng tôi kiến nghị Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ về việc tạm ngưng cho người dân về quê trong nửa tháng. Thời gian này, tỉnh tập trung lo cho 30.000 người. Nếu bà con tiếp tục về quê ồ ạt, địa phương không lo nổi", ông Lâu nói.
Theo ông Lâu, có quá nhiều người nên ngành y tế chưa lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc. Việc này phải chờ người dân ổn định chỗ ở tại các khu cách ly.
Hàng nghìn người về quê được tập trung tại Hồ Nước Ngọt, TP Sóc Trăng, sáng 3/10. Ảnh: Thanh Hoàng.
Tại An Giang, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình cho biết ông đã kiến nghị Trung ương tạm dừng cho người dân về quê ít nhất 14 ngày. Các khu cách ly và nhiều trường học của tỉnh này quá tải vì có trên 20.000 người tự ý về quê.
"Tôi đã liên hệ với lãnh đạo 12 tỉnh, thành còn lại ở miền Tây để bàn phương án kiến nghị Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ về việc dừng cho người dân về quê. TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai và Long An phải đóng chốt mới được. An Giang và nhiều tỉnh vỡ trận, không xét nghiệm nhanh cho bà con kịp nữa", ông Bình chia sẻ.
Ông Bình cũng cảnh báo việc lây lan dịch Covid-19 khi quá nhiều người ồ ạt về quê bằng phương tiện cá nhân dù chưa qua xét nghiệm sàng lọc. Hai ngày qua, tỉnh An Giang chỉ xét nghiệm được cho khoảng 7.000 người, phát hiện hơn 30 F0. Nhân viên y tế đang lấy mẫu xét nghiệm nhanh cho 13.000 người còn lại.
"Người dân về quê ồ ạt khiến các tỉnh miền Tây oằn mình tiếp nhận. Phải dừng cho bà con về quê 14-20 ngày vì lực lượng làm nhiệm vụ ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đã quá mệt mỏi", ông Bình nhấn mạnh.
Kiểm soát hết nổi
Theo Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Đoàn Tấn Bửu, trong 2 ngày qua, có khoảng 3.000 người từ TP.HCM và các tỉnh về địa phương này. Tính thêm những ngày trước, số lượng này khoảng 15.000 người.
Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Tháp cho rằng việc các tỉnh miền Tây đồng loạt kiến nghị Chính phủ dừng cho người dân về quê nhằm giảm áp lực cách ly, điều trị cho các tỉnh và hạn chế được sự di chuyển cùng lúc của quá nhiều người.
"Bà con ồ ạt về quê lúc này gây khủng hoảng cho các địa phương, ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch", ông Bửu chia sẻ.
Nhiều trường học ở An Giang được trưng dụng làm khu cách ly tạm thời. Ảnh: Thanh Trần.
Theo ông Bửu, tỉnh Đồng Tháp tiếp tục sử dụng nhiều trường học để người dân ở tạm vì các khu cách ly quá tải. Để người dân được ăn, uống đầy đủ, chính quyền địa phương vận động xã hội hóa để giảm chi phí cho ngân sách.
"Chủ trương của tỉnh là người dân phải trả chi phí cách ly. Tuy nhiên, bà con quá khó khăn nên phải áp dụng các chính sách miễn, giảm", lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Tháp nêu quan điểm.
Tại Cà Mau, Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Quốc Việt cho biết 2 ngày qua có hơn 6.000 công dân của địa phương này đi xe máy về quê. Mọi người được bố trí ở tạm tại các trường học để ngành y tế xét nghiệm sàng lọc, phát hiện 25 F0.
Việc có nhiều người nhiễm nCoV, lãnh đạo tỉnh Cà Mau cảnh báo nguy cơ bùng phát dịch Covid-19.
"Các tỉnh miền Tây kiến nghị TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương và Long An ngừng cho bà con tạm trú về quê. Về quê quá nhiều người như thế này chúng tôi kiểm soát hết nổi", ông Việt nói.
Theo công điện ngày 30/9, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục kiểm soát người ra vào TP.HCM, tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An.
Phần lớn người dân tại 4 tỉnh, thành trên đã được tiêm vaccine mũi 1 nhưng vẫn có thể bị nhiễm nCoV và lây cho người khác trong khi độ bao phủ vaccine tại các địa phương khác còn thấp. Nếu dịch bệnh lan rộng sẽ gây quá tải cho hệ thống y tế, ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính mạng, sức khỏe của nhân dân.
Vì vậy, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục thực hiện nghiêm việc kiểm soát người ra vào 4 tỉnh, thành. Việc đưa đón người ra vào khu vực này phải được chính quyền 4 tỉnh, thành và các địa phương khác thống nhất, tổ chức an toàn, chu đáo.
Bình Dương xét nghiệm, cấp xác nhận miễn phí cho bà con có nhu cầu về quê Trước nhu cầu về quê quá lớn của người dân, tỉnh Bình Dương đã tổ chức xét nghiệm và cấp giấy miễn phí cho hàng chục ngàn người, trong đó có phát hiện cả các ca dương tính. Trong khi đó, Bình Dương vẫn kiên trì khuyên người dân ở lại. Người dân miền Tây từ Bình Dương về quê đi qua chốt...