Người dân khốn khổ vì trại heo xả thải thẳng ra kênh
Gần 10 năm qua, người dân tổ 2 và tổ 9, ấp Đường Xuồng, xã Long Thạnh, huyện Giồng Riềng (Kiên Giang) phải sống trong mùi hôi thối nồng nặc do nguồn nước thải của trại heo xả thẳng ra kênh.
Mùi xú uế nồng nặc từ nguồn nước thải của trại heo gây ra
Theo phản ánh của người dân tại tổ 2 và tổ 9, ấp Đường Xuồng, xã Long Thạnh, huyện Giồng Riềng và theo ghi nhận của phóng viên tại hiện trường, mùi hôi thối phát ra từ trang trại chăn nuôi heo của gia đình ông Lê Gia Khang nằm ngay trong khu dân cư ấp Đường Xuồng. Người dân cho biết, trang trại chăn nuôi heo của ông Khang hoạt động từ năm 2010 đến nay, quy mô trang trại rất lớn, nuôi khoảng 1.500 con heo.
Ghi nhận thực tế của phóng viên tại khu vực người dân phản ánh, các chất thải nuôi heo từ trại heo của ông Lê Gia Khang được xả thẳng ra kênh nước phía sau. Nước trong kênh luôn trong tình trạng đục ngầu, sủi bọt bốc mùi hôi thối nồng nặc. Đứng ở ngoài quốc lộ 61, dù cách xa trang trại vài trăm mét vẫn có thể ngửi thấy mùi xú uế. Nhiều năm qua, người dân đã nhiều lần phản ánh lên chính quyền địa phương, nhưng đến nay tình trạng này vẫn chưa được giải quyết triệt để.
Trên địa bàn xã Long Thạnh còn có trang trại nuôi heo của ông Nguyễn Danh tại ấp đường Gỗ Lộ cũng trong tình trạng gây ô nhiễm môi trường tương tự.
Một đoạn kênh bị nước xả thải từ trại heo “bức tử” (ảnh cắt từ clip quay tại hiện trường)
Ông Lê Thiện Thành – một người dân sống gần trang trại bức xúc phản ánh: “Chất thải từ trang trại lợn xả trực tiếp ra kênh, bốc mùi nồng nặc khiến các gia đình trong ấp phải đóng kín cửa suốt ngày đêm, nhiều hàng quán cũng phải đóng cửa; người dân ra đường dù không nắng cũng đeo khẩu trang kín mít. Tình trạng ô nhiễm khiến nhiều người bị bệnh về đường hô hấp, nhất là người già và trẻ em”.
Người dân trong ấp cũng cho biết, do nguồn nước ô nhiễm nên bèo và lục bình phát triển mạnh, thuyền ghe đi lại không được gây ảnh hưởng rất lớn đến việc mua bán lúa của người dân trong khu vực. Các hộ dân ở đây sử dụng giếng bơm để lấy nước sinh hoạt là chủ yếu nên nhiều người lo sợ việc xả thải này sẽ ảnh hưởng tới mạch nước ngầm, gây nguy hại cho sức khỏe của bản thân và mọi người xung quanh.
Video đang HOT
Hơn nửa năm sau khi xã Long Thạnh gửi Tờ trình trên, huyện Giồng Riềng vẫn chưa có động thái giải quyết triệt để
Phóng viên đã có một cuộc làm việc với UBND xã Long Thạnh (huyện Giồng Riềng) về nội dung phản ánh trang trại heo ô nhiễm tại địa phương. Ông Huỳnh Văn Thái Quỳnh – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Long Thạnh cho biết: “Hiện xã chưa nhận được đơn phản ánh của bà con nhưng mà trước đây cũng đã nghe kiến nghị nhiều lần qua các cuộc họp tiếp xúc cử tri. Xã cũng đã cử người xuống kiểm tra và ghi nhận có tình trạng mùi hôi như người dân phản ánh.
Tuy nhiên, thực tế cơ sở kinh doanh này có đầy đủ cam kết bảo vệ môi trường. Do trường hợp này không thuộc thẩm quyền giải quyết của xã, phía địa phương cũng không có trang thiết bị kiểm tra chính xác mức độ ô nhiễm ra sao nên ngày 3/7/2018 UBND xã Long Thạnh đã có Tờ trình gửi Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Giồng Riềng để sớm có kế hoạch kiểm tra, xử lý đối với các cơ sở xả chất thải vào nguồn nước gây ô nhiễm môi trường”.
Tuy vậy, đến nay tình trạng ô nhiễm tại xã Long Thạnh vẫn chưa được khắc phục triệt để. Các hộ dân tổ 2 và tổ 9, ấp Đường Xuồng vẫn hàng ngày bị “tra tấn” bởi xú uế, ô nhiễm từ trại nuôi heo. Thiết nghĩ, cơ quan chức năng huyện Giồng Riềng cần khẩn trương vào cuộc, yêu cầu các cơ sở nuôi heo trên khắc phục tình trạng gây ô nhiễm môi trường, trả lại cuộc sống bình yên trong lành cho người dân.
Trọng Nghĩa – Phúc Tiến
Theo PLVN
5 bà cháu bệnh tật có cái Tết ấm no nhờ bạn đọc Báo Thanh Niên
Hơn một năm qua đi, ngày Báo Thanh Niên kịp thời trao số tiền của bạn đọc giúp đỡ, đến nay cuộc sống của bà Lưu Thị Xã và các cháu đã bớt đi khó khăn rất nhiều và chuẩn bị đón một cái tết đủ đầy.
Bà Lưu Thị Xà cùng 4 cháu nội, ngoại bệnh tật trước khi được bạn đọc Báo Thanh Niên giúp đỡ.
KHÔI NGUYÊN
Từ QLN2 đi vào trụ sở UBND xã Long Thành hơn 5 cây số, sau đó tiếp tục chạy theo con lộ nông thôn dọc bờ kênh 3 cây số mới đến được nhà bà Lưu Thị Xã (61 tuổi, ngụ ấp 4, xã Long Thành, H.Thủ Thừa, Long An).
Vượt qua khốn khó
Điều thay đổi lớn nhất mà mọi người dễ dàng nhận thấy chính là sự phấn đấu vượt lên số phận của một hộ nghèo thuộc diện "lâu năm" nhất địa phương. Diện tích đất xung quanh nhà không nhiều lại bỏ trống, nhưng giờ đây đã biến thành vườn hoa màu. Cạnh đó là một chuồng bò đã có 3 con đang được vỗ béo giá trị gần 80 triệu đồng. "Tài sản đó là của bạn đọc Báo Thanh Niên giúp cho gia đình tôi thoát nghèo", bà Xã nói.
Căn nhà của bà Xã đã được lót gạch sạch sẽ để các cháu của bà thoải mái đi đứng, đùa giỡn
KHÔI NGUYÊN
Bà Xã là nhân vật trong bài "Hoàn cảnh nghiệt ngã của 5 bà cháu bệnh tật", đăng trên Thanh Niên ngày 29.8.2017. Tuổi già nhưng bà phải làm lụng nuôi 4 đứa cháu, trong đó có 2 cháu bị bệnh xương thủy tinh. Bản thân bà cũng mang nhiều chứng bệnh: bệnh tim nặng, thận yếu, đau khớp. Hằng ngày bà phải đi làm thuê hoặc ra đồng bắt ốc, hái rau bán kiếm tiền mua gạo...
Sau khi báo đăng, ngày 27.9.2017, đại diện diện Báo Thanh Niên đã đến nhà trao số tiền hơn 69 triệu đồng của bạn đọc quyên góp giúp bà Xã. Tại buổi trao tiền, thay mặt chính quyền địa phương, ông Bùi Văn Vũ, Phó bí thư Đảng ủy xã Long Thành cảm ơn bạn đọc gần xa đã chung tay giúp đỡ hoàn cảnh nghiệt ngã của gia đình bà Xã.
Ông Vũ cho biết sẽ hướng dẫn bà Xã dành một phần tiền để trị bệnh, phần còn lại mua bò giống về nuôi. Chính quyền địa phương sẽ quan tâm hướng dẫn từ khâu chọn giống đến kỹ huật nuôi để giúp bà chăn nuôi tốt, kiếm tiền khắc phục khó khăn của cuộc sống.
Gặp PV ngày đầu năm 2019, bà Xã mừng rỡ cho biết mấy đứa cháu giờ cũng khỏe nhiều rồi. Hai đứa cháu nội là Châu Quỳnh Hương (10 tuổi) và Trần Huỳnh Châu (6 tuổi) rất ngoan, hiếu thảo, có thời gian lên sống cùng cha mẹ đi làm ở Bình Dương. Còn hai cháu ngoại Dương Văn Đạt (14 tuổi) và Trần Tiến Đạt (12 tuổi) ngoan, học giỏi, biết giúp bà công việc trong nhà và phụ cắt cỏ cho bò ăn.
Đàn bò giúp bà Xã thoát nghèo
KHÔI NGUYÊN
Với tính thật thà của người nông dân chính gốc, bà Xã kể: "Mấy chú ở UBND xã Long Thạnh thấy gia đình tôi nghèo, các cháu bệnh tật như vậy nên mỗi khi đi công tác ngang qua đây là ghé thăm và động viên tôi. Họ nói tiền bạn đọc Báo Thanh Niên hỗ trợ là vốn giúp làm ăn chỉ có một lần không thể có lần hai, chính vì thế mình phải trân trọng những gì bạn đọc gửi đến cho mình. Lo cho cháu trị bệnh, chăn nuôi cho tốt, con bò đó là tài sản để đổi đời. Giờ nó đẻ được 2 con nữa rồi đó".
Bà Xã xúc động cho biết thêm trước kia nền nhà chỉ tráng xi măng, hai đứa cháu bị bệnh xương thủy tinh bẩm sinh, khi đi chân yếu nên té ngã và bị gãy chân tay thường xuyên, nhìn tụi nó mà đau lòng "Giờ lót gạch hết rồi, vừa sạch sẽ, vừa để tụi nó vô tư đi đứng".
Theo bà, số tiền bạn đọc cho gần 90 triệu đồng bà dùng mua bò và xây chuồng trên 30 triệu đồng, phần còn lại lót gạch nền nhà và đưa các cháu khám, điều trị bệnh định kỳ cũng tạm ổn.
Trân trọng tấm lòng bạn đọc
Trao đổi về cuộc sống hiện tại của bà Xã cùng các cháu bị bệnh tật, chị Kim Thoa, Văn phòng UBND xã Long Thành, cho biết từ cuối năm 2017, nhân tiền bạn đọc Báo Thanh Niên trao tặng, UBND xã cùng ban ngành, đoàn thể đến tận nơi để cùng gia đình bà Xã bàn cách sử dụng đồng tiền tránh lãng phí.
"Con bò giống và chuồng nuôi do gia đình cùng chính quyền xã đi mua. Việc lót gạch bên trong căn nhà cũng được chính quyền hỗ trợ, hướng dẫn. Đến nay có kết quả thật sự", chị Thoa nói.
"Chúng tôi luôn đồng hành cùng gia đình bà Xã", đó là lời mở đầu của ông Huỳnh Minh Châu, Chủ tịch UBND xã Long Thành. Theo vị chủ tịch trẻ tuổi này, xã Long Thành thuộc địa bàn vùng sâu, vùng xa và nghèo nhất của H.Thủ Thừa. Hiện tại vẫn còn có nhiều hộ nghèo, cận nghèo, trường hợp gia đình bà Xã không là ngoại lệ. Hoàn cảnh này rất đáng thương.
"Được đồng vốn từ Báo Thanh Niên trao tặng, chúng tôi rất trân trọng và phối hợp cùng gia đình phải tạo động lực giúp họ vượt khó vươn lên", ông Châu nói.
Không khí ngày tết đã đến gần, ai cũng háo hức chờ đón chào một năm mới tốt lành. Còn bà Xã vui mừng hơn khi đàn bò được chăm sóc vỗ béo, từ đồng vốn nhỏ làm thay đổi cuộc đời tưởng như trong mơ.
"Tôi luôn cảm ơn bạn đọc Báo Thanh Niên đã giúp đỡ và UBND xã Long Thành đã đồng hành với bà cháu tôi", bà Xã nói. Gương mặt khắc khổ, dáng tiều tụy nhưng rạng lên niềm tin ở phía trước của 5 bà cháu.
Theo Thanhnien
Ám ảnh dòng nước đổi màu như 'tắc kè hoa' ở Dương Nội - Hà Đông Năm 2017, một số cơ sở dệt, nhuộm, in vải tại phường Dương Nội đã bị các cơ quan chức năng kiểm tra và xử phạt tổng số tiền hơn 1 tỷ đồng vì xả thải trái phép ra môi trường. Tuy nhiên đến nay, những dòng nước bị ô nhiễm do dệt nhuộm vẫn ngày ngày "bức tử"môi trường nơi đây. Kênh...