Người dân khốn khổ khi bãi tập kết rác thải gần khu dân cư
Hơn mười năm nay, một bãi rác ngay tại thị trấn Anh Sơn ( huyện Anh Sơn, Nghệ An) đang khiến cho người dân vô cùng khốn khổ. Do việc xử lý thủ công nên vào những ngày nắng nóng bãi rác này trở thành nỗi ám ảnh khủng khiếp.
Bãi tập kết rác thành “núi” giữa khu vực thị trấn Anh Sơn.
Kiến nghị nhiều nhưng vẫn chưa thể xử lý dứt điểm
Giữa tháng Bảy cũng là thời điểm miền Trung phải hứng chịu đợt nắng nóng kéo dài nhất. Mệt mỏi do thời tiết khó chịu, người dân tại khu vực khối 6 và khối 7 (thị trấn Anh Sơn) càng thêm khó chịu khi bị bãi tập kết rác thải đồng Lèn Tu hành hạ.
Ông Nguyễn Anh Dũng (trú khối 6) lắc đầu cho biết: “Bãi rác này thực ra có cả chục năm trước rồi. Nguyên do thị trấn chưa có bãi rác, vì vậy chính quyền mới phải thu gom rồi đổ về bãi chứa tạm thời rộng chưa đầy 2 ha ở đồng Lèn Tu.
Tất cả rác thải được tập kết về rồi sau đó chôn lấp và đốt thủ công. Lúc đầu rác còn ít thì chả sao, nhưng sau đó tốc độ đô thị hóa cao, rác nhiều hơn nên mọi người bắt đầu khó chịu bởi mùi ô nhiễm rác thải”.
Theo người dân địa phương, mỗi ngày có tới 4 – 5 xe chở rác vào khu vực này tập kết. Lượng rác lớn bắt đầu dồn thành núi. Tuy nhiên, do việc xử lý không hiệu quả, chỉ đơn giản là đốt đi nên mùi hôi thối bắt đầu lan ra cộng đồng, đặc biệt là vào những ngày trời nắng nóng. Ngoài ra, mấy năm nay, người dân cũng bắt đầu mua đất làm nhà ở khu vực này, vì vậy hiện nay bãi tập kết rác này chỉ cách nhà dân có hơn 200m. Điều đáng nói, bãi tập kết rác này cũng chỉ cách bệnh viện và một trường học vài trăm mét.
Theo ông Dũng, người dân đã rất nhiều lần viết đơn kiến nghị, trong các cuộc họp HDND và tiếp xúc cử tri cũng đưa vấn đề này ra để trao đổi. Có giai đoạn người dân phải ra chặn xe không cho vào vì quá hôi thối, lúc này các cấp chính quyền có xuống hứa hẹn. Thế nhưng, bãi tập kết rác này vẫn tồn tại trong nhiều năm qua.
“Vừa rồi, đại diện UBND huyện Anh Sơn về trả lời đối thoại người dân và đề nghị UBND thị trấn tìm nơi tập kết rác mới, còn nơi tập kết rác cũ sẽ san lấp trồng cây trả lại môi trường cho người dân. Lúc đầu mọi người nghe vậy cũng rất vui mừng và hy vọng sẽ được sống trong môi trường sạch đẹp. Thế nhưng, sau đó không hiểu sao xe chở rác vẫn đi vào tập kết nơi đây” – bà Nguyễn Thị Hồng, người dân địa phương, cho biết.
“Rác vẫn còn thì dân vẫn khổ”
Trao đổi về việc này, ông Đặng Duy Đô – Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Anh Sơn – xác nhận, có một bãi rác tại thị trấn Anh Sơn cách đây đã nhiều năm. “Thời gian đầu, do huyện chưa có bãi tập kết rác thải cũng như nhà máy xử lý nên có quy hoạch vận chuyển rác vào đây để đốt và chôn lấp. Lúc đó bãi rác nằm sâu trong núi, dân cư còn ít nên mọi người không có kiến nghị gì. Sau này, người dân vào đây mua đất xây nhà nhiều nên mới bắt đầu bị ảnh hưởng”, ông Đô nói.
Theo vị Trưởng phòng, ngay sau khi nhận được kiến nghị của người dân thì UBND huyện Anh Sơn đã phối hợp với UBND thị trấn Anh Sơn tìm biện pháp xử lý. Hiện tại, chính quyền địa phương đã quyết định vận chuyển toàn bộ số rác trên đến Nhà máy xử lý rác thải bằng công nghệ cao, thuộc công ty CP Tập đoàn công nghệ T-Tech Việt Nam (đóng trên địa bàn xã Nghĩa Bình, Nghĩa Đàn, Nghệ An) để xử lý.
Video đang HOT
“Do đoạn đường vận chuyển từ huyện Anh Sơn đến huyện Nghĩa Đàn khá dài, gần 100km nên chi phí khá lớn. Thời gian đầu, UBND thị trấn bỏ tiền ra để chi trả, nhưng sắp tới sẽ họp bàn tìm biện pháp để kêu gọi người dân và một số đơn vị đóng tiền môi trường, nhằm xử lý dứt điểm việc này”, ông Đô nói.
Tuy nhiên, do vẫn chưa tìm được bãi tập kết rác mới nên hàng ngày các xe chở rác vẫn phải đưa vào đây. Sau đó, cứ mỗi tuần thì công ty sẽ có xe chở rác về nhà máy xử lý. Mặc dù tình trạng có đỡ hơn trước nhưng tình trạng ô nhiễm vẫn đang xảy ra. Vì vậy, người dân kiến nghị các cấp chính quyền cần đẩy nhanh các biện pháp xử lý, để trả lại môi trường trong sạch cho mọi người.
“Nếu bãi tập kết rác thải còn hoạt động tại đây, thì chúng tôi không thể sống nổi. Ai cũng đau đầu, tức ngực, không thể thở được. Nhiều năm qua, chúng tôi luôn phải đối diện nguy cơ bệnh tật đe dọa. Chúng tôi chỉ mong cơ quan chức năng sớm di dời bãi rác thải đi nơi khác, cách xa khu dân cư để bảo đảm đời sống, an sinh, sức khỏe cho hàng trăm hộ dân” – chị Nguyễn Thị Chung, người dân địa phương, cho biết.
Ông Hoàng Xuân Cường – Phó Chủ tịch UBND huyện Anh Sơn – cho biết: “Trước tình hình ô nhiễm môi trường như người dân phản ánh thì huyện cũng đã trích một phần ngân sách, đồng thời kêu gọi các nhà đầu tư xây dựng nhà ” máy xử lý rác trong thời gian tới”.
Ám ảnh trại lợn gần 1.000 con xả mùi hôi thối không chịu nổi
Một trang trại lợn ở tỉnh Nghệ An bị xử phạt hành chính 150 triệu đồng, yêu cầu dừng 6 tháng để khắc phục hậu quả nhưng vẫn ngang nhiên hoạt động.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Lê Hồng Vinh ký quyết định xử phạt hành chính trang trại của ông Nguyễn Văn Nam (SN 1972, trú tại xóm 5, xã Đỉnh Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An) 150 triệu đồng vào ngày 15/1.
Hộ ông Nam đã vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh có quy mô, công suất tương đương với trường hợp phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM).
Người dân xã Cẩm Sơn bức xúc vì trại lợn xả nước thải ra môi trường, bốc mùi hôi thối
Tuy nhiên, trang trại chăn nuôi lợn tại xã Đỉnh Sơn không có báo cáo đánh giá ĐTM.
Trang trại này còn bị đình chỉ hoạt động chăn nuôi 6 tháng để khắc phục hậu quả.
Vậy nhưng, trang trại của ông Nguyễn Văn Nam (em trai của ông Nguyễn Văn Huy, nguyên Chủ tịch Uỷ ban MTTQ tỉnh) vẫn liên kết với công ty TNHH Mavin Austfeed Nghệ An (Mavin) nuôi gần một ngàn con lợn.
3 hồ lắng toàn phân lợn xả thẳng ra môi trường tự nhiên mà không qua xử lý
Chất thải xả thẳng xuống khe Chẹt, giáp ranh giữa 2 xã Đỉnh Sơn và Cẩm Sơn (huyện Anh Sơn)
Công ty Mavin là đơn vị đầu tư cơ sở hạ tầng chuồng trại, con giống, thức ăn và kỹ thuật chăn nuôi.
Xả thải bốc mùi hôi thối
Chiều 24/4, người dân ở 2 xã Cẩm Sơn và Đỉnh Sơn phản ảnh về việc trại lợn của ông Nam vẫn tiếp tục hoạt động, xả thải ra môi trường, bốc mùi hôi thối.
Người dân "đột nhập" vào khu vực xả thải ra môi trường của trang trại lợn
Diện tích trang trại của ông Nam được cấp bìa đất sử dụng 50 năm là hơn 21.000m2. Hệ thống chuồng trại được xây dựng trên một quả đồi, có camera giám sát.
Nước thải được xả thẳng từ 1 bể bê tông, từ đó cho chảy xuống 3 hồ lắng được ngăn thành đập đất dọc khe Chẹt. Các bể xả thải đều có màu đen đục, xanh váng, bốc mùi hôi thối.
Ông Nguyễn Mai Trúc (thôn Hạ Du, xã Cẩm Sơn) cho biết, khu vực hồ chứa nước thải trang trại lợn cách khu dân cư chỉ khoảng vài trăm mét.
Ông Nguyễn Mai Trúc bức xúc trước trình trạng ô nhiễm kéo dài
"Có người đã phải bỏ nhà đi, nhiều người muốn làm nhà cũng không dám vì mùi thối", ông Trúc bức xúc.
Cùng ở thôn Hạ Du, chị Nguyễn Thị Lan cho rằng, việc chăn nuôi làm giàu không ai cấm, nhưng mong công ty có biện pháp xử lý nước thải, đừng để ảnh hưởng môi trường. Nếu để lâu dài bể chứa sẽ ngấm vào nguồn nước, khí độc, thối gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Theo chị Lan, cả ngày nhà chị phải sống cùng mùi hôi thối. Khoảng thời gian thối nhất là lúc từ 6 - 8h sáng và lúc gia đình ăn cơm buổi chiều tối.
"Vì không chịu được mùi hôi thối nồng nặc, lại nghĩ đến tương lai con cái nên gia đình em chồng tôi là anh Nguyễn Văn Thoan phải từ bỏ kế hoạch xây nhà ở thôn Hạ Du để chuyển đến nơi khác sinh sống", chị Loan nói.
Ông Khánh đại diện kỹ thuật công ty TNHH Mavin Austfeed Nghệ An tại trang trại lợn của ông Nam cho biết, trang trại này vẫn hoạt động và vừa xuất được một lứa lợn đầu tiên gần 500 con và hiện đang nuôi lứa lợn thứ hai là 482 con.
Thân đập được đắp bằng đất thô sơ ở các bể lắng
Trời mưa thì toàn bộ chất thải chảy theo khe Chẹt
Dòng nước thải chảy ra môi trường tự nhiên
Nổi váng xanh ở bể lắng cuối cùng
Ông Khánh, người của công ty TNHH Mavin Austfeed Nghệ An
Phòng hành chính công ty TNHH Mavin Austfeed Nghệ An tại khu công nghiệp Nam Cấm cho biết, không có lãnh đạo nào phát ngôn về việc nuôi lợn ở trang trại nêu trên
Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó với nắng nóng, hạn hán và xâm nhập mặn Ngày 21/5, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc có công điện hỏa tốc gửi UBND các tỉnh thuộc khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên yêu cầu tập trung ứng phó với nắng nóng, hạn hán và xâm nhập mặn. Theo Công điện, từ đầu năm 2020 đến nay, lượng mưa tại một số vùng thuộc Nam Trung bộ bị thiếu...