Người dân khổ sở với nạn xâm nhập mặn
2 năm trở lại đây, hàng trăm hộ dân ở xã Hoài Mỹ, ( H. Hoài Nhơn, Bình Định) gặp khó khăn trong việc canh tác, sản xuất lúa vì nhiều diện tích đất nông nghiệp nơi đây bị xâm nhập mặn. Người dân mong chính quyền địa phương và các cấp, ngành chức năng liên quan sớm có biện pháp xử lý, khắc phục để ổn định sản xuất.
Bờ cản ngăn mặn tại khu vực trạm bơm Mỹ Thọ “vỡ trận” do hoạt động khai thác cát.
Lúa chết khô do nhiễm mặn
Gần 1 tháng trở lại đây, bà con nông dân ở thôn Khánh Trạch đứng ngồi không yên vì hàng chục héc-ta lúa hơn 1 tháng tuổi bị khô héo, lụi tàn. Người dân tìm nhiều biện pháp giải cứu nhưng đành bất lực nhìn cây lúa chết dần chết mòn theo ngày tháng. Những cánh đồng lúa non xanh mơn mởn chuyển dần qua màu vàng úa, cháy khô; mặt ruộng nứt nẻ, khô khốc. Ông Nguyễn Văn Dương (trú thôn Khánh Trạch) cho biết: Diện tích lúa tại thôn Khánh Trạch sử dụng nước tưới từ trạm bơm Mỹ Thọ (xã Hoài Mỹ). Khu vực trạm bơm Mỹ Thọ có các mỏ khai thác cát, hoạt động khai thác khiến nước quanh trạm bơm bị xâm nhập mặn. Khi bơm nước tưới cho đồng ruộng làm đất bị nhiễm mặn, lại thêm thời tiết nắng hạn kéo dài nên cây lúa “trụ” không nổi.
Không chỉ thôn Khánh Trạch, các thôn Xuân Khánh, An Nghiệp, Mỹ Thọ và Mỹ Khánh cũng xảy ra tình trạng đất nông nghiệp bị xâm nhập mặn, ảnh hưởng xấu đến việc canh tác, sản xuất lúa. Tại nhiều cánh đồng, các đám ruộng khô khốc, nứt nẻ, cây lúa ngày một héo khô, chết cháy. Nhiều bà con nông dân thường xuyên túc trực ở đồng ruộng để tìm cách cứu lúa nhưng không có kết quả. Được biết, vào vụ Hè Thu 2018, khoảng 200 ha lúa tại các địa phương này cũng bị nhiễm mặn, ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng, phát triển. Năng suất lúa chỉ còn khoảng 30% so với bình thường, khiến hàng trăm hộ gia đình thất thu, lỗ vốn, gặp rất nhiều khó khăn.
Vụ sản xuất năm nay, tình trạng xâm nhập mặn lại tái diễn, khiến bà con nông dân vô cùng lo lắng, bức xúc. “Vụ Hè Thu 2018 tôi bị mất trắng hơn 5 sào ruộng do nạn xâm nhập mặn. Năm nay lại chứng kiến ruộng lúa mới sạ hơn 1 tháng tuổi cứ ngày một chết khô cũng do nhiễm mặn. Với tình trạng này, chắc chắn người nông dân lại thất thu, lỗ vốn”, ông Hùng – trú thôn Xuân Khánh buồn rầu.
Video đang HOT
Cần biện pháp khắc phục hiệu quả
Theo thống kê của UBND xã Hoài Mỹ, hiện tại địa phương có khoảng 145 ha lúa bị thiệt hại do nhiễm mặn. Trong đó, diện tích bị ảnh hưởng nặng chiếm khoảng 45 ha, tập trung tại các thôn Khánh Trạch, Xuân Khánh, An Nghiệp và Mỹ Khánh. Những nơi này đều sử dụng nguồn nước tưới từ trạm bơm Mỹ Thọ. Nguyên nhân nhiễm mặn do nắng hạn kéo dài, cộng với tình trạng khai thác cát làm cho vùng nước quanh trạm bơm Mỹ Thọ bị mặn xâm nhập.
Bà Hà Thị Liễu, ở thôn Mỹ Thọ, bức xúc: “Cách đây hơn 5 năm, đoạn sông chảy qua địa phận thôn Mỹ Thọ có nhiều bãi bồi. Vào mùa nắng hạn, HTX Nông nghiệp Hoài Mỹ lấy cát dưới lòng sông để đắp bờ ngăn nạn xâm nhập mặn. Thế nhưng hiện nay, các bãi bồi đã bị các DN khai thác, lấy cát xuống tận đáy sông. Lòng sông trở nên sâu hoắm, kéo dài từ bờ bên này qua bờ bên kia, việc đắp bờ ngăn mặn không thể thực hiện như trước đây. Hiện tượng xâm ngập mặn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp như thế này nông dân không biết lấy gì sinh sống”.
Ông Trần Thanh Tuấn – Giám đốc HTX Nông nghiệp Hoài Mỹ cho biết: Các cấp, ngành ở tỉnh, huyện đã phối hợp với địa phương kiểm tra tình hình xâm nhập mặn, khiến nhiều diện tích lúa bị ảnh hưởng. Trong số 45 ha bị ảnh hưởng nặng thì có khoảng 5 – 7 ha lúa bị héo khô, chết cháy nên đành bỏ. Diện tích còn lại, HTX sẽ điều tiết nước, bơm vào ruộng chống hạn, rửa mặn để cứu lúa. Còn theo ông Nguyễn Văn Dũng- Chủ tịch UBND xã Hoài Mỹ: Đối với diện tích lúa bị chết, không thể tiếp tục sản xuất, địa phương sẽ có biện pháp hỗ trợ cho các hộ dân nằm trong diện này. Ngoài ra, UBND xã chỉ đạo HTX Nông nghiệp Hoài Mỹ cố gắng điều tiết nước, bơm tưới hợp lý để cứu diện tích lúa còn khả năng cứu vãn. “Tình trạng xâm nhập mặn xảy ra 2 năm gần đây có một phần nguyên nhân do hoạt động khai thác cát. Hiện các mỏ các trên địa bàn xã Hoài Mỹ đã hết hạn khai thác, các doanh nghiệp đang thực hiện thủ tục gia hạn giấy phép. Địa phương đang kiến nghị với các ngành chức năng không tiếp tục cấp phép khai thác cát để chống nạn xâm nhập mặn, đảm bảo việc sản xuất nông nghiệp của người dân”, ông Dũng cho biết thêm.
Tại đợt kiểm tra tình hình xâm nhập mặn trên cây lúa ở xã Hoài Mỹ mới đây, lãnh đạo H. Hoài Nhơn đã yêu cầu địa phương gia cố bờ cản ngăn mặn; rà soát lại các vùng có khả năng thiếu nước tưới để vận động nhân dân chuyển đổi cây trồng, tránh tái diễn tình trạng xâm nhập mặn ở các vụ sau. Ngoài ra, rà soát lại hệ thống kênh mương thủy lợi, chủ động trong việc bơm tưới phục vụ sản xuất, canh tác; đề ra giải pháp chống hạn, chống xâm nhập mặn hiệu quả.
DƯƠNG MINH
Theo CADN
Giảm diện tích dự án điện để bảo vệ rừng
Những ngày giữa tháng 11 này, hàng chục người dân tại địa bàn xã Mỹ Thắng (huyện Phù Mỹ, Bình Định) đã dựng lều, tụ tập đông người rồi thay phiên nhau canh giữ chiếc xe chở đoàn đi khảo sát rà phá bom mìn để triển khai Dự án Nhà máy Điện mặt trời Phù Mỹ.
Trao đổi với phóng viên NTNN, ông Nguyễn Văn Dũng - Chủ tịch UBND huyện Phù Mỹ (Bình Định), cho biết, khu vực người dân tụ tập, chặn giữ xe của đoàn khảo sát nằm ven đường DT639, đỉnh điểm có khoảng 70 - 80 người dân tham gia.
Theo đại diện các hộ dân, lý do mà họ phản đối là vì lo sợ dự án sẽ gây ô nhiễm môi trường, mất nhiều diện tích đất đai. Đặc biệt, người dân muốn bảo vệ khu rừng dương ven biển mà bao đời nay họ chung tay gìn giữ.
"Rừng dương có ý nghĩa rất quan trọng với cuộc sống của người dân, mất rừng thì sao che chắn được nạn gió, cát bay. Chúng tôi không quan tâm đến dự án, chúng tôi không muốn đặt dự án ở đây vì muốn giữ rừng dương, và cả lo ngại họ lợi dụng khai thác titan..." -bà L một người dân xã Mỹ Thắng nói.
Ông Văn Thành Long - Chủ tịch UBND xã Mỹ Thắng cho hay, khi các cấp cho chủ trương thực hiện dự án năng lượng điện mặt trời, chính quyền cấp xã đã triển khai từng bước đầy đủ xuống dân, tổ chức họp dân, triển khai chủ trương và thực hiện đầy đủ các bước tuyên truyền, thông báo. Tuy nhiên, khi đơn vị khảo sát, rà phá bom mìn của dự án xuống khảo sát thì người dân chặn không cho thực hiện. "Đa số người dân yêu cầu lãnh đạo xã phải ra cam kết không được cho triển khai xây dựng nhà máy điện mặt trời tại địa bàn xã" - ông Long thông tin.
Ông Nguyễn Văn Dũng - Chủ tịch UBND huyện Phù Mỹ cho biết, cơ quan chức năng của địa phương đã phối hợp chính quyền xã Mỹ Thắng vận động người dân trở về nhà, dừng tập trung phản đối dự án điện mặt trời. Chính quyền đã nhiều lần tuyên truyền rất cụ thể về dự án, thậm chí xuống tận các thôn để vận động, tuyên truyền và giải thích cho bà con hiểu...
Theo ông Dũng, xe bị chặn là xe dịch vụ được phía công ty thuê chở người đi định vị, xác định vị trí để rà phá bom mìn cho dự án. Nhưng người dân lại ngộ nhận, cho rằng triển khai dự án nên chặn xe lại.
Trước nỗi lo của người dân, dự án sẽ ảnh hưởng đến diện tích rừng dương phòng hộ ven biển, ông Dũng lý giải: "Đúng là dự án thuộc diện tích đất trồng rừng phòng hộ nhưng hiện trạng rừng trồng trên cát rất thưa thớt và đến nay, dự án vẫn chưa đụng chạm gì vào khu rừng này. Trong quy hoạch khảo sát ban đầu của dự án tổng diện tích là 380ha, sau đó huyện phối hợp cùng chính quyền, thôn trưởng và mỗi thôn cử 3 người dân uy tín đi xác định lại vị trí ảnh hưởng. Sau nhiều cuộc họp, chính quyền đã đồng ý giảm diện tích dự án 60ha để giữ lại khu rừng phòng hộ. Đến nay, dự án còn lại 320ha, đảm bảo diện tích rừng dương ít bị ảnh hưởng nhất và không ảnh hưởng đến cuộc sống bà con. Đây là khu đất được nhà nước giao, không có đất thuộc quyền sử dụng của người dân".
Người dân xã Mỹ Thắng (huyện Phù Mỹ, Bình Định) dựng lều phản đối dự án điện mặt trời. ảnh Dũ Tuấn
Ông Dũng cho rằng, dự án xây dựng xong sẽ giải quyết việc làm cho lao động địa phương, làm động lực phát triển kinh tế gắn với du lịch theo quy hoạch chung của tỉnh với tuyến đường DT639. Ngoài ra, dự án sẽ góp phần giải quyết nguồn năng lượng sạch, nhà đầu tư có nghĩa vụ đóng góp thuế cho Nhà nước, nguồn thuế này sẽ giải quyết được nhiều vấn đề dân sinh, xây dựng cơ sở vật chất, thúc đẩy kinh tế huyện đi lên.
"Dự án sẽ không gây ô nhiễm đến môi trường, không có liên quan gì đến đất khai thác titan. Quan điểm của tôi trước sau như một, nếu làm gì ảnh hưởng tiêu cực đến dân thì chủ tịch huyện sẽ chịu trách nhiệm"- ông Dũng nói.
Theo Danviet
Đoàn xe "có ngọn" cày nát đường nội thị An Nhơn: Bất ngờ đổi ký hiệu logo? Đổi logo thành APP, đoàn xe tải hạng nặng mà Báo Giao thông phản ánh trước đó tiếp tục "cày" nát đường TX.An Nhơn (Bình Định) mà không bị xử lý. Nhiều phương tiện mang logo APP có dấu hiệu cơi thùng, chở đất đá có ngọn, rơi vãi di chuyển trên đường 30 Tháng 3 nhưng không hề bị lực lượng Công...