Người dân Khánh Vĩnh ồ ạt bán rừng keo non
Những ngày vừa qua, dọc theo tuyến đường liên xã từ xã Cầu Bà đến xã Khánh Bình thuộc huyện miền núi Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa, nhiều rừng keo xanh chưa đến kỳ khai thác đã bị người dân liên tục đốn hạ, chất đầy hai bên đường chờ xe đến chở.
Nguyên nhân của vụ đốn hạ này bởi năm nay mùa màng thất bát do thời tiết, khiến cuộc sống của nhiều hộ dân gặp rất nhiều khó khăn đành phải bán keo non để có tiền trang trải, mà trong đó hầu hết là đồng bào dân tộc.
Những đám keo non bị đốn hạ chưa đầy 2, 3 năm tuổi, trong khi chu kỳ cây keo khai thác được khoảng từ 6 năm trở lên, có nhiều cây đường kính chỉ từ 7 đến 8 cm đã bị chặt hạ. Người trồng keo tại đây cho biết, keo bị đốn hạ chưa đến 3 năm tuổi, do hoàn cảnh quá khó khăn nên đã bán cho đầu nậu thu mua với giá chỉ gần 15 triệu đồng cho mỗi hecta, trong khi nếu để trồng đến trên 6 năm tuổi thì mỗi hecta keo sẽ bán được khoảng 70 triệu đồng.
Để trồng được 1 hecta keo, người dân đầu tư khoảng từ 15 đến 20 triệu đồng gồm mua giống và công chăm sóc, vì thế, với giá bán tháo keo non hiện nay dù lỗ rất nhiều nhưng người dân cũng đành phải chấp nhận. Hiện nay, trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh, trong tổng số gần 2.700 hecta trồng keo, đã có hàng trăm hecta keo non tiếp tục bị đốn hạ.
Tin, ảnh: Vân Hằng
Theo Thanhnien
Video đang HOT
Điểm tập kết cây xanh bị đốn hạ ở Hà Nội
Hơn 100 cây hoa sữa bị cắt cụt cành, hàng nghìn khúc gỗ xà cừ lớn nhỏ... được đưa về vườn ươm ở Cầu Diễn (Nam Từ Liêm, Hà Nội) chờ tái sử dụng hoặc bán đấu giá.
Khu vườn ươm Cầu Diễn (Nam Từ Liêm), thuộc quyền quản lý của Xí nghiệp quản lý cắt sửa cây xanh (Công ty TNHH một thành viên cây xanh Hà Nội), nằm trên đường K2, cách quốc lộ 32 vài trăm mét, rộng hàng chục hecta, là điểm ươm, trồng và tập kết những cây xanh được đánh chuyển trên các tuyến phố của thủ đô.
Khu vườn ươm này cũng là nơi tập kết thân, cành của những cây bị chặt hạ trên các tuyến phố. Tại đây có hai kho gỗ, một nằm sát với nhà dân rộng vài trăm m2, sát đường K2, tập trung thân cành nhỏ, mục nát.
Một điểm tập kết khác rộng hơn, nằm giữa khu vườn ươm với diện tích hàng chục nghìn m2 có hai lối dẫn vào, một hướng từ đường K2, Cầu Diễn (đây là đường chính) và một hướng từ đường lớn Hàm Nghi. Đây là điểm tập kết gỗ duy nhất của Công ty Công viên cây xanh.
Đoạn đường dài cả trăm mét chất đống cành và gỗ xà cừ, có khúc có đường kính hơn 100 cm. Theo lãnh đạo của Công ty Công viên cây xanh, khu vực này dùng để chứa gỗ và cành củi thu được sau khi chặt hạ các cây chết, sâu bệnh, gãy đổ hoặc có nguy cơ đe dọa an toàn của người dân.
Từ cuối năm 2014, một lượng lớn gỗ xà cừ thu được sau khi tiến hành chặt hạ hơn 400 cây phục vụ các dự án đường tàu điện trên cao Cát Linh - Hà Đông, Nhổn - Ga Hà Nội được tập kết về đây. Theo ông Nguyễn Xuân Hưng, Phó tổng giám đốc Công ty Công viên cây xanh, củi gỗ thu hồi công ty không được tổ chức đấu thầu. Giá trị một mét khối gỗ tùy theo từng thời điểm trung tâm thẩm định giá Sở Tài chính đưa ra. "Sau một quý, thường là 3 tháng. Công ty báo cáo Sở Tài chính, Sở giới thiệu một công ty đấu thầu, công ty này đứng ra tổ chức thông báo đến các tổ chức, cá nhân muốn mua củi gỗ đến đấu thầu. Tiền đấu thầu thu được sau đó nộp vào ngân sách".
Những cây có đường kính thân lớn hơn 30 cm không bị sâu mục sẽ được bán đấu giá. Những khúc gỗ xà cừ bị cưa ngắn như trong ảnh được cán bộ của công ty lý giải là do địa hình lúc chặt hạ bị hạn chế nên phải cắt khúc để dễ di chuyển và đảm bảo an toàn.
Cả hai lối cổng vào của khu tập kết thân gỗ này được canh giữ nghiêm ngặt. "Ai muốn vào đây phải xin lệnh cấp trên. Nếu tự ý đưa người vào là tôi mất việc", nhân viên bảo vệ này cho hay.
Theo ông Đỗ Ngọc Hoàng, Tổng giám đốc công ty TNHH một thành viên cây xanh Hà Nội, có 128 cây hoa sữa nằm trong đề án thay thế 6.700 cây xanh ở Hà Nội sau khi cắt lá, tỉa cành được chuyển về chăm sóc tại khu đất cạnh đường Hàm Nghi.
Toàn bộ thân cây được bọc bằng bao dứa màu đen và chăm tưới thường xuyên. Một số công nhân cho biết, làm như vậy là để giữ ẩm cho cây, kích thích quá trình sinh trưởng. Những cây này sẽ được mang đi trồng bổ sung ở các vị trí khác khi đã phát triển ổn định.
Số cành, lá của những cây hoa sữa được tập kết tại một góc vườn ươm để làm củi và số còn lại được đốt ngay tại vườn.
Nhóm phóng viên
Theo VNE
Hàng loạt cây xanh ở Hà Nội bị đốn hạ Theo kế hoạch của Hà Nội, cây xanh trên đường Lê Duẩn, Nguyễn Chí Thanh sẽ bị chặt hạ và thay thế bằng những loại cây khác để "phù hợp với cảnh quan và quy hoạch của thủ đô". Đường Nguyễn Chí Thanh là một trong những tuyến phố được chọn triển khai đề án chặt hạ, thay thế 6.700 cây xanh trên...