Người dân kêu cứu vì bùn đất từ công trình gây tắc cống, ngập đường
Từ đầu mùa mưa đến nay, con đường số 6 thuộc phường Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP.HCM liên tục ngập nặng sau mỗi trận mưa và nước ứ đọng nhiều ngày mới rút hết.
Hàng trăm hộ dân sống trên đoạn đường này bức xúc cho biết, đây là hậu quả của việc thi công dự án chung cư trên địa bàn không tuân thủ các quy định của Luật Xây dựng.
Thời điểm công trình chưa tạm dừng thi công, mặt tiền nhà của người dân lúc nào cũng giống con sông.
Dù mấy hôm nay thời tiết khô ráo nhưng con đường số 6 đoạn gần giao với Quốc lộ 13 thuộc phường Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức chi chít những cái “ao” giữa đường, mặt đường gồ ghề, lởm chởm sỏi đá.
Theo người dân sinh sống ở đây, kể từ ngày dự án xây dựng chung cư Green View Garden thi công, đoạn đường này thường xuyên bị ngập sâu sau mỗi trận mưa to và nước ứ đọng nhiều ngày mới rút hết. Nguyên nhân gây ngập được cho là do bùn đất thải từ công trình được xả thẳng ra cống thoát nước hiện hữu, gây nghẹt cống.
Mặt đường cũng bị tàn phá bởi xe tải trọng lớn thường xuyên ra vào công trình.
“Mỗi lần xe tải vào công trường là đất sình bám vào xe, trước khi đi ra đường thì họ xịt nước rửa xe. Cứ làm liên tục như vậy bùn đất sình trôi vào cống. Vì công trường này không có đường cống riêng, mà họ chỉ làm một đường cống nhỏ để chui vào đường cống chính của khu dân cư, kiểu như xài ké đường cống. Thành thử ra đường cống bị nghẹt là do vậy”, ông Trần Đại Phước, người dân sống ở khu vực đường số 6 cho biết.
Cống nghẹt, hễ trời mưa là con đường số 6 phía trước công trường xây dựng chung cư trên lại biến thành cái “ao” kéo dài hàng trăm mét. Mặt đường lênh láng nước, khiến việc đi lại của người dân gặp rất nhiều khó khăn. Một số hộ kinh doanh ở đường này phải đóng cửa do đường bị ngập úng kéo dài. Người đi đường rất bất bình.
Cái “ao” khổng lồ giữa đường số 6, phía trước công trường.
Video đang HOT
“Ngày xưa buôn bán đông khách, bây giờ đường vắng tanh. Nước ngập ngụa vậy có ai đi đường này đâu. Người ta toàn đi đường 520 bên kia. Từ khi làm chung cư này, cứ mưa lớn là đường ngập, nước tràn vào nhà. Giờ nhà nào cũng phải nâng nền vì không nâng là bị ngập”, bà Trần Thị Hiền, chủ cửa hàng đồ gia dụng trên đường số 6, phường Hiệp Bình Phước bức xúc nói.
Tưởng chừng sẽ được “thơm lây” từ những tiện ích mà dự án chung cư đem lại, không ngờ dự án lại kéo theo nhiều hệ lụy đến cuộc sống của người dân nơi đây. Người dân sinh sống tại đường số 6 cho biết, họ đã nhiều lần phản ánh, kiến nghị vấn đề trên đến chính quyền địa phương.
Theo quan sát, hầu hết các miệng cống trên đường số 6 đều bị lấp đầy bởi bùn đất, khiến nước không thể thoát.
Đại diện UBND phường Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức xác nhận, có nắm được sự việc trên và đã yêu cầu chủ đầu tư tạm dừng thi công công trình.
“Vừa rồi phường phối hợp với khu phố đã làm việc với chủ đầu tư. Chủ đầu tư cũng đồng ý tạm ngưng thi công và đang liên hệ UBND TP.Thủ Đức để xin giấy phép xây dựng hệ thống thoát nước cho công trình”, ông Huỳnh Trọng Nghĩa, Phó Chủ tịch UBND phường Hiệp Bình Phước cho hay.
Chủ đầu tư dự án có bố trí máy bơm hút nước mỗi khi mưa lớn, nhưng tình trạng ngập vẫn diễn ra mỗi khi mưa lớn.
Không chỉ gây ngập đường, mà mặt đường cũng bị tàn phá bởi xe tải trọng lớn thường xuyên ra vào công trình. Người dân mong mỏi đơn vị có trách nhiệm sớm có biện pháp khắc phục về lâu dài, để hết cảnh cứ mưa lớn là đường mênh mông nước.
Đi ngắm cá biển tung tăng ở đường hầm xuyên núi đào gần 100 năm trước
Được đưa vào hoạt động thử nghiệm từ ngày 30.4, đến nay tổ hợp các bể nuôi sinh vật biển cỡ lớn thuộc khu trưng bày Tài nguyên biển đảo Hoàng Sa - Trường Sa (Viện Hải dương học Nha Trang) thu hút đông đảo người dân, du khách đến tham quan.
Đường hầm xuyên qua núi Cảnh Long có chiều dài 120m, chiều rộng 8-12m, cao 5m do người Pháp xây dựng vào những năm 1930 để vận chuyển hàng hóa từ cảng biển Nha Trang sang núi Cảnh Long. Công trình đã được làm cách đây gần 100 năm nên khá thấp và hẹp.
Sau khi được Viện Hải dương học cải tạo, thiết kế với tổ hợp các bể nuôi cỡ lớn, công nghệ và thiết bị hiện đại đã khắc hoạ sự phong phú, đa dạng và vẻ đẹp thế giới sinh vật biển của các hệ sinh thái đáy đặc trưng cho biển đảo Việt Nam nói chung và quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa nói riêng.
Du khách rất thích thú khi được ngắm các loài cá biển nhiều màu sắc bơi lội sát gần. Ảnh THẾ QUANG
Ông Bạch Thanh Phòng (du khách Bình Định) cho biết đây lần đầu tiên đến Viện Hải dương học Nha Trang và được tham quan khu trưng bày nằm sâu giữa lòng núi. "Cảm giác như mình đang ở giữa đại dương với các loài cá đầy màu sắc bơi lội xung quanh vậy. Không chỉ thế mình còn hiểu thêm về các tài nguyên biển đảo của Việt Nam, đặc biệt là tại 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa", ông Phòng nói.
Ông Trương Sỹ Hải Trình (Trưởng phòng Truyền thông và giáo dục môi trường, Viện Hải dương học Nha Trang) cho biết, khu trưng bày Tài nguyên biển đảo Hoàng Sa - Trường Sa được khai trương trong dịp 30.4, trong khoảng thời gian 10 ngày mở cửa đã đón nhận được rất nhiều ý kiến phản hồi của người dân và du khách tham quan. "Khi các em học sinh hay du khách lần đầu thấy trực tiếp các loài cá dữ bơi ngang trên đầu của mình thì cảm giác rất thích thú và phấn khích, nhiều người xếp hàng chờ đợi để được đi vào xem", ông Trình cho hay.
Những chú cá thân thiện và dạn dĩ còn quấn quýt, uốn lượn nhẹ nhàng theo bàn tay dẫn dắt của người chăm sóc
. Ảnh THẾ QUANG
Theo ông Trình, mục tiêu của khu trưng bày Tài nguyên biển đảo Hoàng Sa - Trường Sa là giới thiệu các công trình nghiên cứu của Viện Hải dương học trên 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa từ những năm 1926. Ngoài ra còn trưng bày những sinh vật được ghi nhận được ở hai vùng biển này.
Nơi đây có loài cá khoang hổ Nemo vốn chỉ xuất hiện ngoài tự nhiên ở vùng biển Trường Sa cho đến nay. Viện đã có những đề tài, chương trình nghiên cứu để loài cá này sinh sản thành công.
"Thứ nhất là chúng tôi giảm tải khai thác ngoài tự nhiên, thứ hai là chúng tôi phục vụ cho công tác trưng bày", ông Trình nói và cho biết sắp tới Viện Hải dương học sẽ tiếp tục hoàn thiện đường hầm, sau đó kết nối sang phía chân núi. Nơi đây sẽ có một tòa nhà trưng bày về Trường Sa, Hoàng Sa và các loài sinh vật biển của Việt Nam. Công trình này cố gắng hoàn thiện trước lễ kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Viện Hải dương học Nha Trang (14.9.1922).
Những loài cá dữ kích thước lớn đem lại cảm giác vừa thích thú vừa sợ hãi cho du khách . Ảnh THẾ QUANG
Khu trưng bày đa dạng sinh học các loài san hô mềm ở vùng biển Trường Sa với cách bố cục hệ thống ánh sáng chuyên biệt khiến cho khách tham quan như lạc vào một công viên đáy biển với những đóa hoa khổng lồ của biển cả. Ảnh THẾ QUANG
Nhiều du khách cảm thấy bình yên khi nhìn đàn cá Khế vằn màu vàng óng ả tung tăng lượn quanh kẽ đá . Ảnh THẾ QUANG
Đến đây du khách sẽ có cảm giác như đang đi bộ giữa lòng đại dương . Ảnh THẾ QUANG
Nhà thờ Lớn ở Hà Nội bất ngờ thay "áo mới" khiến nhiều người ngỡ ngàng Thời gian gần đây, nhiều người di chuyển qua khu vực quanh Nhà thờ Lớn (Hoàn Kiếm - Hà Nội) đã bất ngờ khi toàn bộ diện mạo của công trình này đã được thay bằng màu sơn mới. Trước đây, người dân Thủ đô đã quen thuộc với vẻ bề ngoài của Nhà thờ Lớn được phủ một lớp màu xưa cũ,...