Người dân huyện miền núi xứ Huế đón nguồn nước mới
Dự án nước sạch thuộc chương trình “ Khơi nguồn nước sạch vì miền Trung yêu thương” khởi công từ tháng 5/2020 tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên – Huế nhằm mục tiêu kịp thời hỗ trợ bà con đương đầu với mùa nắng hạn kỷ lục.
A Lưới mong mỏi chờ nước sạch
Từ đầu tháng 5/2020 miền Trung cùng cả nước bước vào đợt nắng nóng cao điểm, hàng ngàn hộ dân tiếp tục phải đối diện với thực trạng khô hạn, thiếu nước sạch ngày càng nghiêm trọng.
Là một thôn miền núi đông dân và tập trung nhiều trường học, Thôn Ka Nôn 1, xã Lâm Đớt, huyện A Lưới, Thừa Thiên – Huế đã và đang gặp nhiều khó khăn vì thiếu nước sạch. Không chỉ có địa hình đồi núi gây cản trở cho việc dẫn nước, A Lưới còn là địa phương có vị trí gần vùng chiến trường cũ và bị ảnh hưởng trực tiếp bởi chất độc màu da cam, nên nguồn nước giếng khoan tự đào tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khoẻ.
Người dân phụ thuộc vào một công trình cấp nước duy nhất để có nước sạch cho sinh hoạt và canh tác. Tuy nhiên sau nhiều năm, dưới tác động bởi thiên tai, công trình này đã xuống cấp trầm trọng. Mỗi ngày, nước thủy lợi chỉ về vài tiếng đồng hồ, không đảm bảo cung cấp cho các hộ gia đình và trường học trong địa bàn thôn.
Người dân A Lưới phải di chuyển quãng đường 2-3km để lấy nước sinh hoạt.
Để giải quyết tạm thời tình trạng thiếu nước, người dân tại đây phải tận dụng tối đa các nguồn nước xung quanh. Vào mùa hạn, khi không thể dựa vào nước mưa, bà con mang theo xô, can đi bộ có khi tới 2-3km mỗi ngày để lấy từ ao hồ, sông suối, chấp nhận nguồn nước nhiều rong rêu, cặn bẩn. Những năm gần đây, các nguồn nước này cũng đang dần cạn kiệt do biến đổi khí hậu gây ra tình trạng nắng nóng kéo dài, mùa khô đến sớm và ngày càng khắc nghiệt.
Vất vả nhưng lượng nước lấy được chẳng là bao, người dân phải chắt chiu từng giọt mới đủ dùng cho cả gia đình trong ngày. Đa số hộ dân phải tận dụng nước ao hồ gần nhà, thậm chí tái sử dụng nước đã rửa rau, rửa mặt, mặc cho nỗi lo dịch bệnh.
Năm 2020 vấn đề thiếu nước sạch càng trở nên cấp bách, bởi nước phục vụ cho ăn, uống đã không đủ, nước sạch để vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên phòng dịch bệnh lại càng khan hiếm. Không có nước, việc sinh hoạt hàng ngày đã gặp nhiều khó khăn, hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhiều mảnh vườn trồng rau và trái cây của thôn héo vàng, còi cọc do thiếu nước, cuộc sống bà con càng vất vả.
Tin vui nước sạch về trong những ngày hạn
Thôn Ka Nôn 1 là địa phương thứ 2 mà Huda lựa chọn để triển khai chương trình “Khơi nguồn nước sạch vì miền Trung yêu thương” trong năm 2020, với tổng mức đầu tư 1 tỷ đồng.
Video đang HOT
Để giải quyết vấn đề thiếu nước tại đây, Huda phối hợp với UBND huyện A Lưới và các chuyên gia, xây dựng hệ thống đường dẫn đấu nối với công trình cấp nước sạch của xã Đông Sơn, được vận hành và quản lý bởi Công ty cổ phần cấp nước Thừa Thiên – Huế. Đồng thời, đội ngũ kỹ sư sẽ tiến hành cải tạo các đường ống nước cũ, bổ sung đường ống mới với tổng chiều dài tuyến tổng khoảng 2090 m
Khi đi vào hoạt động, hơn 110 hộ dân sẽ có nguồn nước đảm bảo vệ sinh sử dụng. Đây là một tin vui làm dịu đi cái nóng mùa hạn cho người dân A Lưới.
Anh Hồ Xuân Diệp, một người dân Ka Nôn 1, chia sẻ: “Nước về là quý hơn vàng. Mừng nhất là bà con sẽ được dùng nước sạch, đảm bảo vệ sinh, đảm bảo sức khỏe con người”.
Nguồn nước sạch mới khơi niềm hi vọng về một cuộc sống an cư, an toàn dài lâu.
“Khơi nguồn nước sạch vì miền Trung yêu thương” – giải pháp nước sạch bền vững cho các tỉnh Trung Bộ – là một trong các nỗ lực vì đời sống và phát triển kinh tế quê hương của thương hiệu bia “đậm tình” Huda.
Khởi động từ năm 2019 và dự kiến hỗ trợ thêm hơn 10.000 người dân trong năm 2020, chương trình đang tiếp tục được triển khai trên quy mô rộng hơn, kỳ vọng mang nguồn nước mới lan tỏa khắp miền Trung.
Đà Nẵng: Giá rau, củ, quả tăng cao, nông dân phấn khởi
Những ngày gần đây, giá rau, củ, quả thực phẩm tại các chợ trên địa bàn TP.Đà Nẵng luôn ở mức "nóng" và tăng cao. Điều này giúp cho bà con nông dân trồng rau rất phấn khởi và tăng cường chống nắng để có sản phẩm bán ra thị trường.
Nguồn cung khan hiếm
Tại Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ sản xuất và tiêu thụ rau an toàn Túy Loan (xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang), 50 hộ dân trồng rau đang bị ảnh hưởng sản xuất do nắng nóng kéo dài, khô hạn. Các ruộng rau ngắn ngày như: rau cải, rau muống, rau dền... dù được chăm sóc thường xuyên nhưng sản lượng vẫn giảm mạnh.
Nông dân chăm chỉ làm cỏ, bón phân, tưới nước thường xuyên để cho sản lượng rau cao.
Bà Nguyễn Thị Miều (trú thôn Túy Loan Tây, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, TP.Đà Nẵng) chia sẻ: "Thời tiết nắng ráo thì thuận lợi nâng cao năng suất rau củ quả, nhưng nắng cháy da như mùa này thì người cũng chết huống gì rau. Dù cung cấp nước tưới 2-3 lần/ngày nhưng rau vẫn chết một phần và chậm phát triển. Tôi trồng cải thì không mọc, rau dền vì nắng quá nên chậm lớn, bí đao cũng không ra trái. Dẫn đến năng suất chung giảm, không đủ cung ứng cho thị trường".
Nắng nóng kéo dài, lại thêm nguồn nước nhiễm mặn khiến 5ha đất canh tác của HTX rau an toàn La Hường (phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ) bị bỏ hoang, nông dân không thèm xuống giống. Nhiều loại rau quả chủ lực như: rau muống, bồ ngót, mồng tơi, bí đao, mướp cũng chết khô vì nước nhiễm mặn. Dẫn đến sản lượng chung giảm 50% so với trước, bà con ôm lỗ nặng.
Tại các chợ dân sinh, sức tiêu thụ rau, củ, quả rất mạnh với giá bán tăng lên từng ngày.
Chị Hạnh, nông dân tại HTX La Hường than thở: "Rau củ quả vì nắng nóng quá mà phát triển chậm, thậm chí không nảy nở, hư thối. Nếu trồng xen canh bí đao, mướp hoặc bầu với rau màu thì năng suất không đảm bảo. Do đó, rau củ quả mùa nắng nóng hao hụt sản lượng lớn, khan hiếm hàng, thêm một số loại không trồng được như: xà lách, rau húng, rau quế, khổ qua... nên giá bán cao hơn mọi khi".
Chị Trần Thị Thủy, nông dân tại vườn rau thôn Thạch Nham Tây (xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang) tâm sự, năm nay thời tiết nắng hạn nên trồng rau khó khăn, đất xấu, đa số bà con đều chuyển sang trồng bắp, sắn, mè khiến nguồn cung bị hao hụt lớn. Nhiều thương lái, khách quen đến tận vườn đặt mua rau mà nông dân không đủ hàng để bán.
Giá rau quả tăng cao, nông dân phấn khởi
Một công nhân sơ chế và đóng gói rau tại HTX rau sạch Túy Loan nói: "Vì thời tiết nắng nóng kéo dài nên rau màu cũng khó phát triển, sản lượng giảm mạnh so với trước. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ lại rất cao nhưng nguồn rau tại chỗ không đủ cung ứng cho thị trường. Hiện tại, HTX thu mua rau của nông dân với giá cao, 7.000 đồng/bó rau cải, rau muống, mồng tơi; 5.000 đồng/bó rau dền; bí đao 8.000 đồng/kg".
Một số rau quả khan hiếm có giá cả tăng vọt như: khổ qua, đậu tây, xà lách, rau gia vị các loại... nhưng nhà nông trên địa bàn TP.Đà Nẵng lại không có hàng để bán.
Ông Bùi Dũng, Giám đốc HTX Dịch vụ sản xuất và tiêu thụ rau an toàn Túy Loan cho biết, Phòng NN&PTNN huyện Hòa Vang hỗ trợ 10 giếng khoan nước cho gần 50 hộ dân có đủ nước tưới. Điều này giúp bà con tích cực sản xuất, kết hợp làm cỏ, bón phân, cải tạo đất để duy trì năng suất. Tuy trồng rau mùa nắng hạn vất vả, nhưng giá cả lại cao, bà con phấn khởi khi thu lãi từ 150.000-300.000 đồng/ngày.
Nông dân chọn trồng các loại rau ngắn ngày, chịu hạn như: rau muống, rau dền, rau lang để cố gắng bám trụ sản xuất.
"Chỉ cần có đủ nước tưới thì hai sào mướp của tôi trúng đậm. Nhiều vùng trồng rau trọng điểm khác như Túy Loan, La Hường đều bị ảnh hưởng bởi thời tiết khắc nghiệt nên nguồn rau nhìn chung bị thiếu hụt. Nếu khách hỏi mua thì tôi bán mướp giá 10.000 đồng/kg, còn thương lái thu mua tại vườn với giá 15.000-18.000 đồng/kg (cao gấp đôi so với vụ trước)...", ông Tám, nông dân tại vườn rau thôn Thạch Nham Tây (xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang) hứng khởi nói.
Do nắng hạn khó trồng rau, nguồn hàng khan hiếm nên giá thành tăng lên qua từng ngày, tăng từ 2.000-5.000 đồng.
Tại chợ đầu mối Hòa Cường (phường Hòa Cường Nam, quận Hải Châu), các gian hàng rau củ quả luôn tấp nập người mua bán. Lượng rau tại đây được nhập chủ yếu từ các vùng trồng rau sạch ở Đà Nẵng và Quảng Nam. Bên cạnh đó, vì nguồn rau quả tại địa phương khan hiếm nên thương lái phải nhập thêm hàng từ Gia Lai, Lâm Đồng, Nghệ An... nhằm đảm bảo cung ứng đủ cho thị trường.
Hiện nay, cải ngọt dao động từ 10.000-15.000 đồng/kg, khổ qua từ 20.000-30.000 đồng/kg, xà lách 55.000 đồng/kg, mồng tơi 8.000 đồng/bó, bắp su 14.000 đồng/kg, đậu tây 20.000 đồng/kg...
Chị Kim Ánh, tiểu thương bán rau tại chợ đầu mối cho biết: "Vì nắng nóng nên nông dân khó trồng rau và sản lượng giảm mạnh, không đủ cung cấp cho thị trường. Ngoài nguồn rau thu mua từ Điện Dương (Quảng Nam), tôi còn phải nhập thêm từ các mối khác mới đủ bán. Hiện nay, cải ngọt dao động từ 10.000-15.000 đồng/kg, khổ qua từ 20.000-30.000 đồng/kg, xà lách 55.000 đồng/kg, mồng tơi 8.000 đồng/bó, bắp su 14.000 đồng/kg, đậu tây 20.000 đồng/kg...
Khảo sát tại các chợ dân sinh khác như chợ Hòa Khánh (quận Liên Chiểu), chợ Túy Loan (huyện Hòa Vang), rau củ quả được nhập về từ chợ đầu mối Hòa Cường và một số vùng sản xuất nhỏ lẻ khác. Các tiểu thương cho hay, nắng hạn khó trồng rau, nguồn hàng khan hiếm nên giá thành nhích lên qua từng ngày: khổ qua 20.000 đồng/kg (tăng 3.000-5.000 đồng), cải ngọt 15.000 đồng/kg (tăng 3.000 đồng), xà lách 55.000 đồng/kg (tăng 15.000-20.000 đồng), rau mồng tơi 10.000 đồng/bó (tăng 2.000-3.000 đồng).
Nước nhiễm phèn, dân xã đảo Tam Hải "khát" nước sạch Hơn một tháng nay, hàng trăm hộ dân ở xã đảo Tam Hải, huyện Núi Thành (Quảng Nam) luôn trong tình trạng thiếu nước sạch trầm trọng do nguồn nước ngầm nơi đây bị nhiễm phèn, nhiễm mặn. Người dân Tam Hải vất vả lọc phèn thủ công để lấy nước dùng Thời tiết nắng nóng kéo dài khiến người dân càng thêm...