Người dân huyện miền núi Khánh Vĩnh còn chủ quan trong phòng, chống bệnh sốt rét
Công tác phòng, chống sốt rét trên địa bàn huyện miền núi Khánh Vĩnh ( tỉnh Khánh Hòa) còn gặp một số khó khăn, khiến số ca mắc sốt rét tăng từ năm 2023 đến nay chưa có dấu hiệu giảm.
Chính quyền địa phương cùng ngành Y tế đang đẩy mạnh các giải pháp phòng, chống sốt rét.
Năm 2023, tình hình mắc sốt rét trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa tăng đột biến với 209 ca, tăng gần gấp 17 lần so với năm 2022; trong đó, huyện Khánh Vĩnh chiếm tới 197 ca. Từ đầu năm đến nay, bệnh sốt rét tại Khánh Vĩnh tiếp tục có những diễn biến phức tạp với trên 60 ca; 9/15 xã, thị trấn ghi nhận ca mắc; các xã Khánh Phú, Khánh Thượng chiếm nhiều nhất với 23 ca. Nhóm người bị mắc sốt rét tập trung ở các địa phương gần khu vực bìa rừng, giáp rừng, có yếu tố đi rừng, ngủ rẫy.
Nguyên nhân số ca mắc tăng là do người dân còn lơ là, không tuân thủ việc ngủ màn, võng có tẩm hóa chất phòng bệnh; tỷ lệ đi rừng, ngủ rẫy ở lại nhiều ngày khá cao.
Mặc khác, do điều kiện rừng rậm, cán bộ y tế khó tiếp cận với những người khai thác lâm, khoáng sản… khiến công tác tuyên truyền, cấp phát hóa chất chưa có hiệu quả cao.
Huyện Khánh Vĩnh đã triển khai nhiều giải pháp phòng bệnh như: Thực hiện tẩm 4.350 chiếc màn không có hóa chất tồn lưu lâu; phun hóa chất tồn lưu tại các xã có số ca mắc cao; cấp 2.570 chiếc màn và 2.120 bộ võng bọc màng có tẩm hóa chất tồn lưu; tổ chức hơn 20 đợt điều tra lấy máu xét nghiệm; phát hơn 12.600 tờ rơi truyền thông về phòng, chống bệnh sốt rét…
Ông Trần Văn Tiến, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Khánh Vĩnh cho biết: Mầm bệnh vẫn còn tồn tại trong rừng, trong khi cuộc sống của người dân gắn với rừng rẫy nên ngành Y tế rất khó cắt được nguồn lây. Dù công tác truyền thông được thực hiện bằng nhiều hình thức như đến tận nhà, phát thanh qua loa, đài… nhưng người dân còn chủ quan trong việc phòng, chống sốt rét, nhất là tham gia lấy mẫu làm xét nghiệm, khai báo với y tế địa phương khi đi rừng, rẫy trở về…
Để chủ động giảm số mắc sốt rét tại cộng đồng, ông Trần Văn Tiến cho rằng, chính quyền cần quản lý chặt chẽ di dân biến động, người dân đi rừng, ngủ rẫy. Khi họ đi rừng về cần quản lý khai báo, lấy mẫu làm xét nghiệm để kịp thời phát hiện ký sinh trùng sốt rét, không để lây lan trong cộng đồng. Đồng thời, cần tăng cường truyền thông giáo dục sức khỏe với tần suất cao hơn nữa, đảm bảo mọi người dân đều được tiếp cận thông tin từ loa phát thanh, nhận thức một cách đầy đủ về bệnh sốt rét.
Mới đây, làm việc với Ủy ban nhân huyện Khánh Vĩnh về vấn đề phòng, chống sốt rét trên địa bàn huyện, ông Đinh Văn Thiệu, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa yêu cầu huyện có những giải pháp quyết liệt hơn trong công tác phòng, chống bệnh sốt rét, giảm số ca mắc. Trong đó, huyện tập trung đẩy mạnh công tác truyền thông: như hướng dẫn già làng, thôn bản truyền thông trực tiếp tới người dân, kết hợp với hệ thống truyền thanh của thôn, xã và phát tờ rơi; lập danh sách những người đi rừng, ngủ rẫy để quản lý, tổ chức ký cam kết, yêu cầu phải ngủ có màn. Ngành Y tế làm tốt công tác điều trị, chuẩn bị đầy đủ thuốc, hóa chất, vật tư cho công tác phòng, chống bệnh sốt rét…
Video đang HOT
Để chủ động phòng, chống bệnh sốt rét, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Khánh Hòa khuyến cáo, người dân cần thường xuyên ngủ màn có tẩm hóa chất diệt muỗi, nằm màn ngay cả ban ngày; cần sử dụng nhang, kem xua muỗi; vệ sinh môi trường xung quanh nơi ở; phát quang, khơi thông cống rãnh, sắp xếp vật dụng trong nhà ngăn nắp, sạch sẽ. Người dân cần hợp tác tốt với cán bộ y tế khi triển khai phun thuốc và tẩm màn. Khi thấy có triệu chứng của bệnh, như đau đầu, mệt mỏi, đau các cơ, rối loạn tiêu hóa, rét run, sốt nóng sau đó vã mồ hôi hoặc cảm thấy ớn lạnh, gai rét, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời…
Cảm giác ớn lạnh, rùng mình từ đâu ra?
Cảm giác ớn lạnh xảy ra đôi khi chỉ đơn giản là do thời tiết thay đổi đột ngột. Tuy nhiên, cảm lạnh, cúm, sốt rét hay viêm phổi cũng gây ra dấu hiệu này.
Sốt, nhiễm khuẩn, viêm phổi, cúm là nguyên nhân phổ biến gây cảm giác ớn lạnh. Ảnh minh họa: Shutterstock.
Ớn lạnh là cảm giác xảy ra khi bạn cảm thấy rùng mình mà đôi khi không có nguyên nhân rõ ràng, theo Healthshots. Khi đó, các cơ của bạn liên tục co lại và giãn ra, đồng thời các mạch máu trên da cũng co hoặc thu hẹp lại.
Phân biệt ớn lạnh và cảm lạnh
Tình trạng này có thể khiến bạn nghĩ rằng mình bị cảm lạnh. Nhưng cảm giác ớn lạnh và cảm lạnh thông thường rất khác nhau. Một cơn ớn lạnh có thể kéo dài từ vài phút đến vài giờ.
Tiến sĩ Srinivasa Murthy, Trưởng khoa Nhi tại Bệnh viện Phụ nữ và Trẻ em Aster, Bengaluru (Ấn Độ), cho biết ớn lạnh là cách cơ thể phản ứng với sự giảm nhiệt độ. Trung bình, nhiệt độ cơ thể nên ở khoảng 37 độ C. Nhưng khi cơ thể tiếp xúc với nhiệt độ lạnh, thân nhiệt sẽ giảm xuống.
"Khi bạn rùng mình, các cơ bắt đầu tự co lại. Điều này dẫn đến việc sinh nhiệt và nhiệt độ cơ thể tăng lên. Ớn lạnh thường đi kèm với sốt, mặc dù không phải ai bị ớn lạnh cũng bị sốt", tiến sĩ Murthy cho hay.
Một tình trạng gọi là hạ thân nhiệt cũng có thể xảy ra khi nhiệt độ cơ thể giảm xuống dưới 35 độ C.
Cảm lạnh thông thường có liên quan đến chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi. Ngược lại, ớn lạnh liên quan đến việc cơ thể run rẩy để tăng nhiệt độ khi cảm thấy lạnh.
Nguyên nhân khác gây ớn lạnh
Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới cảm giác ớn lạnh. Bất kể nhiệt độ ngoài trời cao hay không, một người có thể cảm thấy ớn lạnh nếu thân nhiệt bị giảm. Ngoài sốt, một số nguyên nhân khác gây ớn lạnh bao gồm:
Bệnh sốt rét
Nhiễm khuẩn
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Viêm phổi
Cúm
Lượng đường trong máu thấp
Hoảng loạn, lo lắng
Nhiễm trùng huyết
Căng thẳng sau chấn thương
Gây tê
Suy giáp
Suy dinh dưỡng
Chúng ta thường cảm thấy ớn lạnh, rùng mình khi nhiệt độ ngoài trời giảm đột ngột. Ảnh minh họa: Freepik.
Hãy nhớ gọi bác sĩ nếu ớn lạnh kèm sốt không thuyên giảm. Tiến sĩ Murthy cảnh báo sốt cao lên tới 38,8-39,4 độ C ở người lớn hoặc trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên có thể nguy hiểm. Đối với trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi, hãy liên hệ với bác sĩ nếu nhiệt độ vượt quá 37,7 độ C.
Bạn không nên tự ý điều trị, cần đi khám ngay nếu cảm thấy đau ngực, mệt mỏi, đau bụng hoặc thở khò khè.
9 điều cần nhớ khi người thân đột quỵ não Trời trở lạnh ở miền Bắc, mỗi ngày Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận trên 50 người bệnh bị đột quỵ, trong số đó khoảng 8% là người trẻ. Đáng lưu ý, nhiều ca nhập viện sau 'giờ vàng' nên bỏ lỡ cơ hội điều trị hiệu quả. Có nên uống thuốc khi đột quỵ não? Theo chia sẻ...