Người dân Hưng Yên “đứng ngồi không yên” vì… nhãn được mùa
Năm nay, thời tiết thuận lợi, tỷ lệ nhãn đậu quả rất cao lên đến 95%. Tuy nhiên, người dân Hưng Yên lại lo lắng về giá nhãn bị hạ thấp, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay, việc tiêu thụ nhãn phụ thuộc nhiều vào các thương lái.
Theo khảo sát của PV, một số loại nhãn sớm tại Hưng Yên đã cho thu hoạch. Tuy nhiên, giá thành cũng không cao so với những năm về trước. Hiện, có 2 loại nhãn được bán ra thị trường. Nhãn loại 1 có giá dao động từ 15.000 – 30.000 đồng/1kg, đây là loại nhãn quả to, đều, cùi dày, mã đẹp và chủ yếu dùng làm quà biếu, tặng… Nhãn loại 2 có giá dao động từ 5.000 -7.000 đồng/1kg, loại nhãn này nhỏ, cùi mỏng hơn và thường dùng để làm long nhãn.
Chị Nguyễn Hồng Thắm (Tiên Lữ, Hưng Yên) trồng nhãn 3 năm nay bày tỏ nỗi lo lắng vì giá nhãn thấp: “Hiện, nhà tôi có một số cây nhãn sớm, có thể thu hoạch được. Tôi đã bán được khoảng gần 300 kg nhãn sớm với giá từ 18.000-25.000 đồng/1kg. Mới đầu mùa giá đã thấp hơn so với năm ngoái gần chục nghìn đồng, không biết vào mùa chính giá còn rẻ tới mức nào?”.
Chị Nguyễn Hồng Thắm chia sẻ nỗi lo lắng về nhãn năm nay mất giá.
Theo chị, khoảng nửa tháng nữa, nhãn sẽ chín rộ và giá có khả năng còn bị thương lái ép xuống thấp hơn thời điểm này. Chị cho rằng, các thương lái chỉ mua nhãn đã hái và xếp gọn gàng.
“Tôi bán chủ yếu cho các thương lái mua để mang lên Hà Nội, Hải Phòng. Vì nhãn nhà tôi chín sớm nên dễ bán và nhiều người hỏi mua. Vì nhà nào ở quê tôi cũng trồng nhãn nên số lượng người mua lẻ rất ít”, chị chia sẻ.
Video đang HOT
Dù giá nhãn thấp, người dân vẫn bán nhằm thu lại được tiền công chăm sóc cây.
Cùng tâm trạng với chị Hồng Thắm, cô Vũ Thu Phương – một người trồng nhãn ở Tiên Lữ (Hưng Yên) cũng bày tỏ sự lo lắng về nhãn mất giá: “Nhãn giá rẻ quá nhưng vẫn phải bán vì không thể để lâu được. Loại quả này chỉ có một khoảng thời gian thu hoạch nhất định là 10 ngày, nếu để lâu quá nhãn sẽ bị đội cùi, nhạt dần và không ai thu mua nữa”.
Cô Thu Phương cho rằng các thương lái nắm được điều này nên cố tình ép giá, người dân để lại cũng không ăn hết nên chấp nhận bán để kiếm chút tiền công chăm sóc.
Vì giá nhãn quá rẻ, nhiều hộ gia đình trồng nhãn không muốn bán giá rẻ nên thu hoạch và đem đi sấy long nhãn. Sau đó, họ bán long nhãn hoặc giữ lại làm quà biếu cho họ hàng, bạn bè nơi xa.
Giá nhãn đã thấp, một số cây nhãn chuẩn bị thu hoạch lại bị ảnh hưởng từ mưa nhiều. Nhiều quả nhãn đã bị nứt, hỏng, một số cây có dấu hiệu chết. Điều này cũng khiến người dân thêm phần lo lắng.
Hiện, Hưng Yên có 4.200 ha nhãn đã cho thu hoạch (trong tổng số 4.340 ha diện tích trồng nhãn), sản lượng ước đạt 42.202 tấn. Trên phạm vi cả nước, 2018 là năm được mùa nhãn, theo đó sản lượng nhãn cả nước ước đạt 550.000 tấn, tăng 11% so với 2017.
Theo Danviet
Loại quả tiến vua quý hiếm sắp đổ bộ Thủ đô
Sắp vào vụ thu hoạch nhãn, do sản lượng tăng đột biến nên hai tỉnh Sơn La, Hưng Yên, những địa phương có diện tích nhãn lớn nhất miền Bắc đang khẩn trương đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến tiêu thụ.
Niên vụ nhãn 2018 của các tỉnh miền Bắc sẽ bắt đầu từ cuối tháng 7 đến cuối tháng 9. Thời tiết thuận lợi nên tỷ lệ đậu quả của nhãn lên đến 95%, dự báo được mùa lớn.
Hai tỉnh trồng nhãn lớn nhất miền Bắc là Sơn La với diện tích 12.257ha, trong đó 7.826ha đã cho thu hoạch và Hưng Yên với 4.340ha nhãn, trong đó 4.200ha đã cho thu hoạch.
Tuần lễ nhãn lồng Hưng Yên tại Hà Nội đã được tổ chức rất thành công trong năm 2017. Ảnh: IT.
Những năm gần đây, hai tỉnh Sơn La, Hưng Yên rất coi trọng việc nâng cao chất lượng sản phẩm nhãn, vừa đảm bảo chất lượng và an toàn phục vụ tiêu dùng trong nước vừa đáp ứng được các tiêu chuẩn xuất khẩu.
Theo đó, các ngành chức năng khuyến cáo người dân áp dụng thâm canh cao, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất như sử dụng công nghệ tưới nhỏ giọt của Israel, phân bón công nghệ Nano bạc, sử dụng chế phẩm sinh học, sản xuất theo quy trình VietGAP.
Đến nay, Sơn La có 60 hợp tác xã trồng nhãn với diện tích 950,5ha, trong đó có 12ha HTX được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP với diện tích 238ha, sản lượng khoảng 1.594 tấn; được cấp 6 mã vùng trồng xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, ASEAN với diện tích 61,35ha, sản lượng khoảng 500 tấn.
Hiện Sơn La đang duy trì được 27 chuỗi quả an toàn, trong đó có 13 chuỗi sản xuất nhãn với 457ha, sản lượng 4.012 tấn. Nhãn Sông Mã đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu.
Tỉnh Hưng Yên cũng được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP cho 3 vùng nhãn với diện tích 62ha, được cấp 7 mã số vùng trồng xuất khẩu đi Mỹ với diện tích trên 70ha.
Nhãn Sông Mã đã được cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu. Ảnh: IT.
Để việc tiêu thụ nhãn thuận lợi, hiện hai tỉnh Sơn La và Hưng Yên đang rốt ráo đẩy mạnh việc xúc tiến thương mại. Dự kiến, từ cuối tháng 7 đến hết tháng 8 sẽ có hàng loạt các sự kiện được tổ chức.
Cụ thể, tại Sơn La, sẽ có Tuần lễ nhãn và nông sản an toàn, Ngày hội nhãn Sông Mã, Hội nghị xúc tiến xuất khẩu nhãn... Tỉnh Sơn La cũng sẽ tổ chức Tuần lễ giới thiệu nhãn và nông sản an toàn và Hội nghị xúc tiến xuất khẩu nhãn tại Hà Nội.
Đặc biệt, năm nay, lần đầu tiên Sơn La sẽ tổ chức hội nghị xúc tiến tiêu thụ sản phẩm nhãn tại Bằng Tường, Quảng Tây, Trung Quốc.
Tỉnh Hưng Yên cũng sẽ tổ chức 5 sự kiện chính để quảng bá, thúc đẩy tiêu thụ nhãn lồng, gồm: Hội nghị kết nối giao lưu tiêu thụ nhãn và các sản phẩm nông nghiệp Hưng Yên; Lễ hội nhãn lồng Hưng Yên năm 2018 (30.7-5.8); Hội nghị xúc tiến thương mại sản phẩm nhãn và nông sản Hưng Yên; Tuần lễ nhãn lồng tại Hà Nội và phiên chợ nhãn lồng được tổ chức tại khu đô thị Ecopark.
Theo Danviet
Vụ 2 bố con bị giết hại dã man ở Hưng Yên: Nghi phạm là người thế nào? Hai bố con ông Nguyễn Văn Bé (71 tuổi, An Viên, Tiên Lữ, Hưng Yên) đã bị một đối tượng xuống tay hạ sát khiến cả 2 người này tử vong. Đáng chú ý, sau khi giết con trai ông Bé, đối tượng bỏ về thì gặp người đàn ông 71 tuổi liền cầm dao chém tới tấp vào người ông này. Ngày...