Người dân Huế – Đà Nẵng mít tinh phản đối Trung Quốc
Khoảng 8h sáng nay (11/5), đông đảo người dân Đà Nẵng và Thừa thiên-Huế đã mang theo nhiều băng rôn, khẩu hiệu xuống đường mít tinh để phản đối Trung Quốc xâm lấn lãnh hải Việt Nam.
Đông đảo người dân Đà Nẵng đi từ đường 2/9 đến trước UBND Thành phố (đường Bạch Đằng) giơ cao và hô vang các khẩu hiệu: “Phản đối Trung Quốc xâm lấn lãnh hải Việt Nam”, “Bảo vệ ngư dân, biển đảo”, “Trung Quốc rút ngay giàn khoan khỏi Việt Nam”…
Còn tại Thừa thiên-Huế, sáng 11/5, hàng trăm nhân sĩ trí thức, văn nghệ sĩ và người dân Huế đã xuống đường tuần hành ôn hòa nhằm cực lực lên án hành vi ngang ngược của Trung Quốc xâm phạm trắng trợn hải phận của Việt Nam. Đoàn người yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan Hải Dương-981 ra khỏi hải phận Việt Nam. Đồng thời, khẳng định Hoàng Sa-Trường Sa mãi mãi thuộc chủ quyền Việt Nam, yêu cầu chính phủ kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế.
Nhà văn Tô Nhuận Vỹ, nguyên Giám đốc Sở Ngoại vụ, Chủ tịch Hội Hữu Nghị Việt – Trung, tham gia tuần hành cho biết: “Hành vi đặt giàn khoan Hải Dương-981 của Trung Quốc là xâm phạm hải phận Việt Nam một cách ngang ngược, ngạo mạn và xảo trá. Vì vậy, chúng tôi, những người dân Huế nói riêng và người Việt nói chung lên án hành vi của Trung Quốc và yêu cầu Trung Quốc phải rút ngay giàn khoan Hải Dương-981 ra khỏi vùng biển Việt Nam”.
Video đang HOT
Dưới đây là những hình ảnh tuần hành của các nhân sĩ, trí thức, văn nghệ sĩ và người dân Huế trên các con đường TP Huế sáng 11/5:
Theo Khampha
Cố ý thay đổi hiện trạng ở biển Đông
Chuyên gia về Đông Nam Á thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) Gregory Poling mới đây đã có cuộc phỏng vấn với Đài DW ở Đức về vụ TQ hạ đặt giàn khoan phi pháp trong vùng biển VN. Thanh Niên xin trích dịch bài phỏng vấn của DW dưới đây.
Ảnh minh họa
* Tại sao địa điểm đặt giàn khoan dầu của TQ gây nhiều tranh cãi đến thế?
- Địa điểm giàn khoan gây tranh cãi vì VN khẳng định nó nằm trong vùng biển của VN, còn TQ nói không phải. Nếu VN đúng, mà quả là đúng vậy theo như toàn bộ các bằng chứng cho thấy, thì hành động đơn phương của TQ là sự vi phạm cả lời văn và tinh thần các cam kết quốc tế của nước này, bao gồm Công ước LHQ về luật Biển (UNCLOS) và Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC).
* TQ gửi đến các nước láng giềng thông điệp gì qua hành động này?
- Thông điệp, cùng với các hành động vào đầu năm nay ở bãi James của Malaysia và bãi Cỏ Mây hiện do Philippines chiếm đóng, là những biểu hiện rõ ràng cho thấy Bắc Kinh quyết thay đổi hiện trạng ở biển Đông, bất chấp những lời phản đối hoặc hành động của các nước láng giềng, kể cả nỗ lực đưa vấn đề ra tòa án quốc tế.
* Vụ việc này sẽ tạo ra phản ứng như thế nào từ các nước ASEAN láng giềng của TQ?
- Tôi cho rằng nó sẽ gia tăng sự đoàn kết và nhận thức về mối đe dọa đối với hầu hết các nước thành viên ASEAN, đặc biệt tại hội nghị thượng đỉnh ở Myanmar cuối tuần này.
* Mỹ có thể đóng vai trò nào trong các tình huống như thế này?
- Mỹ không có nhiều đòn bẩy để sử dụng. Họ phải tập hợp cộng đồng quốc tế để lên án những hành động đơn phương của TQ nhằm thách thức luật Biển. Và họ phải sử dụng mọi kênh có thể để thúc giục cả hai phía kiềm chế không gây ra bạo lực.
Theo TNO
Biển Đông lại căng thẳng Biển Đông lại một lần nữa không yên tĩnh. Vào những ngày nghỉ, TQ đã triển khai giàn khoan tại vùng đặc quyền kinh tế của VN, còn các tàu của VN đã cố gắng ngăn cản việc này. Một lần nữa lại có va chạm, một lần nữa lại có những trách cứ lẫn nhau, một lần nữa lại có những cuộc...