Người dân hối hả gặt lúa chạy bão
Lo sợ bão đổ bộ sẽ gây mưa lớn làm ngập diện tích lúa mùa, nông dân tại Ninh Bình đành chấp nhận “xanh nhà hơn già đồng” thu hoạch lúa khi vừa chín tới để chạy bão.
Ghi nhận của PV Dân trí ngày 18/10 tại tỉnh Ninh Bình, do ảnh hưởng của cơn bão số 7 nên thời tiết diễn biến thất thường. Tại nhiều địa phương, lúc có mưa rải rác, lúc có gió cấp 1 – 4, lúc trời lại nắng ráo mát mẻ. Trước những diễn biến phức tạp của cơn bão số 7, từ ngày 17/10, Ban chỉ huy PCLB – TKCN tỉnh Ninh Bình đã yêu cầu các địa phương chủ động, sẵn sàng ứng phó.
Theo dự báo, Ninh Bình không phải là vùng tâm bão đi qua, tuy niên lại nằm trong khu vực sẽ chịu ảnh hưởng lớn từ hoàn lưu bão, có mưa to gây ngập úng. Vì thế, trước giờ bão đổ bộ vào đất liền, các địa phương ở Ninh Bình đã huy động hết nhân lực, vật lực để thu hoạch hết diện tích lúa hè thu dù mới chỉ chín tới.
Từ chiều 17/10 đến hết ngày 18/10, hầu hết diện tích lúa ở các huyện như Kim Sơn, Yên Khánh, Yên Mô, Gia Viễn… đều đã được bà con thu hoạch xong, một số diện tích còn lại vẫn đang được người dân thu hoạch tiếp, sẽ xong trước khi bão đổ bộ vào chiều ngày mai (19/10).
Chúng tôi có mặt trên nhiều cánh đồng, người dân đang hối hả gặt lúa chạy bão. Mọi người ai cũng lo lắng vì vụ lúa năm nay không được mùa, giờ lại bị bão gây thiệt hại nữa thì coi như mất trắng. “Lo bão đành phải chấp nhận “xanh nhà hơn già đồng” mới yên tâm trước khi bão vào”, bà Thu xã Khánh Hải lo lắng.
Trên khắp các cánh đồng lúa ở các xã thuộc các huyện Yên Khánh, Kim Sơn, Gia Viễn… người dân hối hả gặt lúa chạy bão.
Do không thuê được máy nên nhiều người phải tự gặt bằng tay.
Việc vận chuyển lúa lên bờ gặp nhiều khó khăn
Nhiều người dù bận rộn chạy bão vất vả nhưng vẫn nở vụ cười tươi.
Video đang HOT
Những bông lúa mới chỉ vừa chín tới đã phải thu hoạch đem về nhà.
Bà Trần Thị Dung cho biết, lúa của gia đình mới chỉ chín 60% nhưng do sợ bão gây ngập úng nên phải cắt vội, “xanh nhà hơn già đồng”.
Xe thồ…
… công nông
Vì gặt chạy bão nên mọi phương tiện, nhân lực đều được huy động tối đa để đưa lúa về nhà.
Máy vò lúa, máy gặt những ngày này luôn hoạt động hết công suất.
Những hộ gia đình gặt được lúa đưa về nhà phơi khô ráo vỏ yên tâm hơn vì không còn lo lúa bị ướt khi có mưa lớn.
Rơm khô cũng được tận dụng, phơi khô làm thức ăn cho trâu bò trong những ngày mưa bão nên đang được người dân thu gom lại đánh đống.
Thái Bá
Theo Dantri
Phó Thủ tướng trực tiếp chỉ đạo phòng chống bão tại Hải Phòng, Quảng Ninh
Thực hiện tốt phương châm 4 tại chỗ là chỉ đạo của Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng đối với chính quyền và nhân dân Hải Phòng trong việc đối phó với bão số 7... Tại Quảng Ninh, Phó Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu bảo đảm an toàn cho du khách.
Chiều nay, ngày 18/10, Phó Thủ Tướng Trịnh Đình Dũng đã có buổi làm việc, kiểm tra công tác phòng chống, ứng phó bão số 7 tại Hải Phòng. Tại đây, Phó Thủ tướng đã yêu cầu lãnh đạo thành phố Hải Phòng thực hiện phương châm "4 tại chỗ" (lực lượng tại chỗ, đảm bảo chỉ huy tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ -pv) để ứng phó với thiên tai.
Cùng đó, Phó Thủ tướng yêu cầu, các cơ quan chức năng nhanh chóng hoàn tất việc kêu gọi các tàu, thuyền đang hoạt động trong vịnh Bắc Bộ vào nơi trú tránh; hướng dẫn, sắp xếp các tàu thuyền đã về đất liền neo đậu đảm bảo an toàn. Bên cạnh đó, đối chiếu thực tế, các địa bàn cấm biển với mọi phương tiện để tránh mọi thiệt hại nếu có bão.
Nhiều khu công nghiệp cho công nhân nghỉ để tập trung thu hoạch hoa màu (ảnh chụp tại Kiến Thụy chiều 18/10: Thái Nga)
Phó Thủ tướng nhấn mạnh, đây là cơn bão di chuyển nhanh, diễn biến phức tạp nên các địa phương ven biển không thể chủ quan.
Thành phố Hải Phòng hiện đã cơ bản hoàn tất công tác chuẩn bị phòng chống bão số 7. Hôm nay, mọi cuộc họp đã được hoãn để tập trung chống bão.
Người dân chằng buộc mái nhà trước bão ( ảnh chụp tại Đại Hợp, Kiến Thụy)
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng kiểm tra công tác phòng chống bão ở Hải Phòng
Thành phố đã giao cho các địa phương, kể từ 15h ngày hôm nay, 18/10 phải di dân đến nơi an toàn, đặc biệt là khẩn trương di dời người dân ra khỏi vùng xung yếu, trũng thấp và các khu nhà tạm của các làng chài.
Theo báo cáo của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố, tính đến 17h ngày 18/10, đã có hơn 3.000 phương tiện, gần 500 lồng bè đang hoạt động được chằng buộc, neo đậu tại nơi tránh trú bão. Việc nhanh chóng đưa hoa màu từ đồng về nhà cũng được tập trung lực lượng triển khai. Lãnh đạo cơ quan chức năng và Bộ chỉ huy quân sự Hải Phòng cũng đã trực tiếp xuống đồng thu hoạch lúa chạy bão cùng bà con nông dân.
Ông Nguyễn Văn Tùng, chủ tịch UBND TP Hải Phòng xuống đồng thu hoạch lúa cùng nông dân chạy bão số 7
Không chủ quan với diễn biến của bão số 7, UBND thành phố Hải Phòng dự kiến huy động hơn 40.000 người, 1.000 xe ô tô các loại, hơn 500 tàu, xuồng và nhiều nhu yếu phẩm khác để trực bão.
18h tối nay, thông báo cho học sinh các cấp của Hải Phòng nghỉ học trong ngày mai đã được phát ra. Tại các chợ của Hải Phòng người dân đã nhanh chóng mua thêm thực phẩm để đề phòng mưa gió kéo dài.
Tin từ Huyện đảo Bạch Long Vĩ lúc 20h tối nay cũng cho biết, tại huyện đảo hiện có gió cấp 9, giật cấp 10, cấp 11 và có mưa.
Tại huyện đảo Cát Hải có hơn 500 du khách đã được huyện bố trí phương tiện về đất liến an toàn.
Tại Quảng Ninh, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã nhấn mạnh việc đảm bảo an toàn cho du khách tại cuộc họp trực tiếp vào lúc 19h tối nay (18/10), tại trụ sở UBND tỉnh Quảng Ninh với các địa phương của tỉnh về công tác phòng chống cơn bão số 7 (tên quốc tế là Sarika).
Toàn bộ các phương tiện tàu bè được đưa về nơi tránh trú an toàn. Riêng những chiếc thuyền nan được đưa lên bờ
Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng nhận định, theo dự báo, đây là cơn bão khá mạnh, nếu các địa phương không chủ động, quyết liệt trong công tác phòng chống thiệt hại sẽ rất lớn.
Theo UBND tỉnh, tính đến 16h ngày 17/10 tỉnh đã thông tin và kêu gọi được toàn bộ 8079/8079 tàu cá các loại về neo đậu an toàn tại các khu tránh trú. Tỉnh Quảng Ninh cũng đã có lệnh nghiêm cấm các tàu, thuyền ra khơi vào sáng ngày 18/10, riêng tàu du lịch tham quan Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long lệnh cấm rời bến bắt đầu từ 12h ngày 18/10.
Lực lượng vũ trang huyện đảo Bạch Long Vĩ đưa người dân từ nơi nguy hiểm về nơi an toàn
Lực lượng vũ trang đã phối hợp với các cơ quan chức năng tỉnh di chuyển 423 khách du lịch (trên các đảo Cô Tô, Quan Lạn, Minh Châu) vào bờ an toàn. Đến thời điểm hiện nay tại các khu du lịch biển đảo còn 15 khách du lịch. Huyện Vân Đồn và Cô Tô đã chỉ đạo các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tổ chức đón tiếp, bố trí nơi ăn, nghỉ, chu đáo an toàn đối với các du khách còn ở lại các đảo.
Tin từ huyện đảo Cô Tô lúc 20h tối nay cho biết, tại đây có mưa nhỏ, gió cấp 6 đến cấp 7, huyện đã di dời 120 người dân từ các nhà bè, thuyền, khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn trên địa bàn huyện.
Nhà cửa người dân được chằng chống cẩn thận
Cấm hoạt động tuyến tàu Lý Sơn - Sa Kỳ
Trước diễn biến bão số 6 và bão HAIMA, UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa có công điện khẩn chỉ đạo các đơn vị chủ động đối phó với bão; đồng thời cấm biển đối với các loại tàu thuyền, trong đó cấm hoạt động tuyến tàu cao tốc từ cảng Sa Kỳ ra đảo Lý Sơn và ngược lại từ chiều ngày 17/10.
Lường trước nguy cơ "bão chồng bão", hầu hết các du khách ra đảo Lý Sơn đã trở vào đất liền an toàn, tránh tình trạng mắc lại trên đảo Lý Sơn dài ngày do bão số 7 và bão HAIMA.
Cấm hoạt động tuyến tàu cao tốc Sa Kỳ - đảo Lý Sơn chờ đến khi hết bão.
Theo báo cáo của Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, toàn tỉnh có 5.444 tàu cá với 33.806 ngư dân đánh bắt trên biển, hiện chỉ còn 455 tàu cá với 5.109 ngư dân hoạt động trên biển.
Trong đó, hoạt động đánh bắt ở quần đảo Hoàng Sa 04 tàu với 35 ngư dân (hiện đang trên đường chạy về đất liền), hoạt động vùng biển Trường Sa 175 tàu với 3.275 ngư dân, vùng biển phía Nam 164 tàu cá với 910 ngư dân, vùng biển phía Bắc với 39 tàu, 363 ngư dân, chủ yếu đánh bắt ở vùng biển các tỉnh Quảng Bình, Đà Nẵng, Huế... Hiện tại, Bộ đội Biên phòng tỉnh đang duy trì thông tin, hướng dẫn các tàu vào bờ để tránh bão.
Hồng Long
Thu Hằng - Hải Sâm - Tuấn Hợp
Theo Dantri
Dân Quảng Ninh chằng nhà, gặt lúa chạy đua với bão Khoảng 8.000 tàu cá và hơn 500 tàu du lịch được kêu gọi về bờ, người dân khẩn trương chằng nhà, gặt lúa trước khi bão Sarika đổ bộ. Quảng Ninh được dự báo nằm trên đường đi của bão Sarika (bão số 7), Bí thư Tỉnh ủy đã yêu cầu dừng các cuộc họp không cần thiết để triển khai việc đối...