Người dân hoảng sợ khi lần đầu chứng kiến động đất
Nhiều người dân tại các nơi xảy ra động đất tại tỉnh Thừa Thiên Huế vào tối 15/5 đã bày tỏ lo ngại về việc sẽ xảy ra tiếp động đất. Đây là lần đầu tiên Huế ghi nhận có động đất và rung chấn ở trên diện rộng với nhiều vùng bị ảnh hưởng.
“Tâm điểm” A Lưới
Anh Lê Viết Khởi (46 tuổi, bảo vệ trường học, trú thị trấn A Lưới, huyện miền núi A Lưới) kể lại: “Vào tối qua, nhà tôi đang chuẩn bị ăn cơm thì bỗng nhà cửa rung ầm ầm, đồ vật trong nhà bị xê xích, va vào nhau loảng xoảng. Hoảng quá, cả nhà tôi hò nhau chạy ra đường thì thấy bà con mình cũng đã bỏ nhà chạy ra rồi. Sợ và run, đứng chờ ngoài đường, đợi lúc lâu không thấy tình trạng rung lắc nữa mới vào nhà lại”.
Chị Hương, nhà ở gần trụ sở công an huyện A Lưới (thị trấn A Lưới) cho biết, vào khoảng hơn 19h30′ trong lúc cả nhà xem thời sự trên tivi thì nhà bỗng rung lên, đồ dùng bị lắc, bóng đèn có chao đảo, chị vội vàng bỏ chạy ra khỏi nhà. Cả huyện A Lưới bị rung lắc trên toàn bộ các xã và thị trấn, đêm qua là một đêm không ngủ được vì sợ động đất.
Toàn huyện miền núi A Lưới bị động đất mạnh 4,7 độ richter vào gần 19h35′ tối 15/5
“Lần đầu tiên bị động đất, xưa nay chưa từng thấy. Anh em có báo là mực nước hồ thủy điện A Lưới lúc xảy ra động đất bị rút xuống. Một số nhà gỗ của bà con bị xê xích. Đồ đạc nhẹ như áo quần, đồng hồ tường của những nhà tôi quen khi xảy ra rung trấn đã bị rớt xuống đất. May mà hiện tượng chỉ rung vài chục giây chứ lâu thì nhà sập mất” – anh Khởi lo lắng.
Theo ông Nguyễn Quốc Cường, Phó Chủ tịch UBND huyện A Lưới, qua kiểm tra tình hình vào sáng nay (16/5), không có thiệt hại về người và của. Tuy nhiên có ghi nhận đồ đạc của một số nhà bị rơi từ trên cao xuống đất lúc xảy ra động đất. “Từ xưa đến nay chưa bao giờ có thấy động đất ở đây, nên hiện tượng vừa qua là chuyện huyện cực kỳ lưu tâm. Sắp tới, chúng tôi sẽ mời các nhà khoa học về xem xét, tìm nguyên nhân và phổ biến cho bà con được rõ, tránh tâm trạng lo lắng, hoang mang trong dân” – ông Cường nói.
Rung chấn động đất lan ra cả tỉnh
Cũng theo diễn tiến này, gần như toàn bộ các huyện như Phú Vang, Nam Đông, Thị xã Hương Trà, Hương Thủy, TP Huế thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế tối qua đều ghi nhận có rung lắc do ảnh hưởng từ tâm động đất phát sinh ở A Lưới. Chủ yếu những người cảm nhận được rung chấn từ ảnh hưởng động đất A Lưới là đang ở tầng 2 của nhà.
Video đang HOT
PV Dân trí trong sáng 16/5 đã lên tại thủy điện Bình Điền (xã Bình Điền, Thị xã Hương Trà) để ghi nhận tình hình. Ông Nguyễn Quang Hải, TGĐ Công ty CP Thủy điện Bình Điền kể lại: “Tối qua tự nhiên đang ngồi trong dãy nhà ở đây, tôi bỗng thấy lắc một cái, cảm giác như ngồi trên cầu thấy xe đi qua rùng rùng. Nhân viên ngồi canh trên đập thủy điện cũng cảm nhận sự rung lắc như vậy. Tôi khá lo âu, sáng cùng anh em ra kiểm tra bằng mắt thường và các bảng thông số như mức độ thấm, ứng suất trên thân đập thì không ghi nhận sự cố gì. Chúng tôi sẽ đi kiểm tra tiếp trong các ngày tới”.
Công nhân thủy điện Bình Điền kiểm tra lại thân đập trong sáng 16/5
Ở công trình thủy điện này, công trình thiết kế cấp 6 thang MKS-64, trong khi đó trận động đất xảy ra tâm ở A Lưới là 4,7 độ richter tương ứng với cấp 5-6 theo Viện Vật lý Địa cầu đưa ra thông báo. Khoảng cách theo đường chim bay từ thủy điện Bình Điền đến A Lưới khoảng 20km, tuy ở xa nhưng cũng ghi nhận được động đất. Ban giám đốc đã điện thoại với người lập đề tài thiết kế, xác định vấn đề tuy không đáng lo nhưng cũng cần lưu ý các phương án, biện pháp chống động đất như kịch bản vỡ đập sẽ dự phòng thiết bị vật tư, nhân lực tại chỗ.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Xuân Ty, Chủ tịch UBND Thị xã Hương Trà cho hay “Gần như toàn bộ thị xã chúng tôi đều bị rung lắc kéo dài từ vùng núi về đồng bằng. Đây là hiện tượng rất lạ, chúng tôi đang cho cán bộ đi kiểm tra để xem xét nếu có thiệt hại xảy ra”.
Trong khu chợ xã Bình Điền (Thị xã Hương Trà), đi đâu cũng nghe người dân bàn tán về chuyện động đất đêm qua. Ai cũng tỏ vẻ lo sợ, hoang mang vì Huế có đời nào xảy ra động đất đâu. Ở xã Bình Thành bên cạnh đã có vài nhà đã bị nứt như nhà của chị Trần Thị Xê (thôn Hòa Bình) bị nứt 3 đường, mỗi đường dài cả gang tay. “Tối qua em cũng đang ngồi ở trong nhà, bỗng như có một luồng gió tạt ngang làm chao đảo cả nhà. Sợ quá em chạy ra ngoài sân. Sau khi vào, kiểm tra thấy có đường nứt dài ở gần cửa phòng ngủ. Trên tường nơi tiếp giáp với mái tôn cũng có một đường và một đường ở tường ngoài phòng khách”.
Các đường nứt sau ngay trận rung chấn ảnh hưởng từ A Lưới ở nhà chị Xê
Theo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, qua báo cáo nhanh của các đơn vị quản lý và vận hành các nhà máy thủy điện, trận động đất vừa qua không gây thiệt hại và làm ảnh hưởng đến chất lượng, an toàn công trình. Để chủ động ứng phó các sự cố thiên tai đối với các công trình thủy điện, thủy lợi, Ủy ban tỉnh yêu cầu: Chủ đầu tư và đơn vị quản lý các công trình thủy điện, thủy lợi tiếp tục quan trắc kỷ cụm công trình đầu mối, diễn biến địa chất lòng hồ chứa và đánh giá mức độ tác động để có biện pháp xử lý kịp thời (tập trung cho các công trình trong phạm vi ảnh hưởng trực tiếp của động đất). Đồng thời rà soát, đầu tư nâng cấp hệ thống quan trắc đảm bảo cho công tác quản lý vận hành và hiệu quả trong thông tin cảnh báo để chủ động trong công tác ứng phó các sự cố thiên tai.
Các hồ thủy điện, hồ đập chứa nước cần được quan tâm kỹ càng vì có liên quan với động đất Phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương để tiếp tục hoàn chỉnh phương án ứng phó các sự cố khẩn cấp, trước mắt khẩn trương thống nhất cơ chế thông tin phối hợp trong trường hợp khẩn cấp. Bên cạnh đó, các sở ban ngành rà soát các quy định liên quan kiểm soát chất lượng, bảo vệ an toàn và ứng phó sự cố khẩn cấp đối với các công trình hồ đập để có Đề cương chung hướng dẫn chủ đầu tư và đơn vị quản lý các công trình thủy điện, thủy lợi lập Kế hoạch ứng phó sự cố; đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo việc tổ chức thực hiện”.
Đại Dương
Theo Dantri
Phá hủy quả bom nặng hơn 250kg
Chiều ngày 11/3, tại bãi nổ tập trung xã Hương Phong (huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế), Tổ chức rà phá vật liệu nổ OPOPO Việt Nam đã tiến hành phá hủy quả bom MK82 với trọng lượng hơn 250kg.
Buổi phá hủy bom dưới sự chứng kiến của UBND huyện A Lưới, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh TT-Huế và Tổ chức rà phá vật liệu nổ OPOPO Việt Nam. Quả bom MK82 trước đó đã được người dân xã Hồng Kim, huyện A Lưới phát hiện trong quá trình lên rẫy. Đây là quả bom rất lớn; do đó để đảm bảo an toàn, quả bom được di dời về bãi nổ tập trung xã Hương Phong để xử lý.
Cùng ngày tại bờ suối thuộc xã Hồng Kim, một quả bom khác nặng gần 1 tấn (MK83) cũng đã được phát hiện và trong quá trình di dời về bãi nổ tập trung để xử lý. Được biết, đây là buổi phá hủy bom đầu tiên của Tổ chức rà phá vật liệu nổ OPOPO Việt Nam sau khi tiếp quản dự án.
1 quả bom khác nặng gần 1 tấn cũng vừa được phát hiện ở A Lưới
Kể từ năm 1998, Bộ Ngoại giao CHLB Đức đã hỗ trợ nguồn kinh phí rà phá bom mìn và vật liệu nổ tại Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Trước đó, chương trình rà phá bom được tổ chức phi chính phủ SODI (thuộc CHLB Đức) thực hiện. Bắt đầu năm 2014 trở đi, OPOPO là đơn vị thay thế trực tiếp thực hiện các chương trình rà phá vật liệu nổ còn sót lại tại Việt Nam.
Trước đó, Dự án rà phá bom mìn và vật liệu nổ do Đức tài trợ nói trên đã dò tìm và phá hủy ở tỉnh Thừa Thiên Huế hơn 2.000 quả bom bi và vật liệu nổ các loại tại hiện trường, di dời 12 quả bom lớn (từ 250kg - 1.000kg) về bãi xử lý tập trung.
Quả bom MK82 trên đường di dời về bãi phá hủy tập trung - được chèn rất cẩn thận bởi nhiều bao cát đệm cho khỏi xóc ở thùng sau xe tải lớn
Cận cảnh quả bom lớn MK82 trước giờ hủy nổ
Theo ông Nguyễn Quốc Cường, Phó Chủ tịch UBND huyện A Lưới, vốn là chiến trường bị đánh phá ác liệt trong chiến tranh, hiện nay A Lưới đang phải đối mặt với tình trạng "ô nhiễm" bom mìn nghiêm trọng. "Diện tích ô nhiễm rất lớn, tuy nhiên đến nay mới rà phá được khoảng 5.000 ha (chiếm 10% diện tích sản xuất). Số bom chưa nổ còn sót lại trong lòng đất đã và đang đe dọa trực tiếp tới sinh hoạt và sản xuất của người dân địa phương" - ông Cường nói.
Ông Cường cũng cho biết thêm, trước đây đã có nhiều tai nạn bom mìn đáng tiếc xảy ra trong quá trình sinh hoạt của người dân. Như cuối năm 2012, có 4 học sinh trường tiểu học A Roàng đã thiệt mạng vì bom bi. Do vậy, địa phương đánh giá rất cao sự giúp đỡ nhân đạo của chương trình rà phá bom mìn và vật liệu nổ này.
Được biết, trong năm 2013 diện tích rà phá không lớn chỉ 100ha, nhưng rất cần thiết bởi đây là vùng trọng điểm đã được người dân và cán bộ xã Hồng Vân, Hồng Kim phản ánh lên huyện. Trong năm 2014, OPOPO dự kiến sẽ tiếp tục mở rộng diện tích và tăng thêm độ sâu rà phá bom mìn còn sót lại. Mặt khác, dự án sẽ tăng cường công tác nâng cao chất lượng nhân lực; kết hợp với chính quyền địa phương thực hiện tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân, đặc biệt là học sinh phổ thông.
Tại buổi khảo sát hiện trường H33 thuộc xã Hồng Vân, huyện A Lưới - nơi có số lượng bom bi được phát hiện lớn, ông TeKimiti Gilbert, Giám đốc phụ trách bom mìn OPOPO Quốc tế hết sức ngạc nhiên khi chiến tranh đi qua đã lâu nhưng bom mìn hiện vẫn tồn tại với số lượng rất lớn, đe dọa tính mạng và ảnh hưởng đến đời sống người dân huyện miền núi này ở nhiều mặt. Ông TeKimiti cho biết, bên cạnh nguồn kinh phí hỗ trợ của Bộ Ngoại giao CHLB Đức, OPOPO sẽ tăng cường tìm kiếm, kêu gọi thêm các nguồn tài trợ khác để thúc đẩy mở rộng thêm diện tích được rà phá bom mìn tại đây.
OPOPO là tổ chức rà phá bom mìn và vật liệu nổ quốc tế được biết đến với phương pháp dò mìn độc đáo bằng chuột Châu Phi. Loài chuột "đặc biệt" được tổ chức này dùng có 1 khứu giác vô cùng nhạy cảm là có khả năng ngửi thấy mìn. Hiện nay, những con chuột trên đã được OPOPO sử dựng tại các bãi mìn của Châu Phi như Tanzania, Mozambique, Angola rất hiệu quả. Tuy nhiên, ở Việt Nam do lượng mìn không nhiều như những nước trên, nên đội quân chuột dò mìn sẽ không được đưa vào dử dụng, chủ yếu sẽ dùng máy móc và con người để dò phá bom mìn, vật liệu nổ.
Hoàng Diệu - Đại Dương
Theo Dantri
Rung chấn ở Huế là động đất 4,7 độ richter Liên quan đến trận rung chấn tối qua, 15/5, tại huyện miền núi A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, Viện Vật lý Địa cầu Việt Nam đã có thông báo đó là trận động đất có cấp độ 4,7 độ richter. Theo đó, vào hồi 12 giờ 34 phút 36 giây (giờ GMT) - tức 19 giờ 34 phút 36 giây (giờ Hà...