Người dân Hàn Quốc ủng hộ việc chấm dứt GSOMIA với Nhật Bản
Trong số 500 người được hỏi, đã có 55% cho rằng, Hiệp ước chia sẻ thông tin quân sự với Nhật Bản nên được chấm dứt.
Theo một kết quả thăm dò do hãng Realmeter công bố ngày 18/11, hơn một nửa số người Hàn Quốc được hỏi cho biết, họ ủng hộ việc chấm dứt Hiệp ước chia sẻ thông tin tình báo với Nhật Bản (GSOMIA).
Cờ Hàn Quốc (trái) và cờ Nhật Bản. Ảnh: WorldTimes
Cụ thể, trong số 500 người được hỏi, đã có 55% cho rằng, Hiệp ước chia sẻ thông tin quân sự với Nhật Bản nên được chấm dứt. So với cuộc khảo sát vào ngày 6/11, tỷ lệ này đã tăng thêm 7%. Cuộc khảo sát cũng cho thấy, có 33% số người cho rằng, Hiệp ước này không cần chấm dứt nhưng cần phải đổi mới.
Video đang HOT
Hiệp ước chia sẻ Thông tin tình báo giữa Hàn Quốc với Nhật Bản được ký kết vào tháng 11/2016 và được coi là một công cụ biểu tượng để thúc đẩy hợp tác an ninh ba nước Nhật-Mỹ-Hàn, sẽ hết hạn vào ngày 23/11 tới. Tuy nhiên, ngày 22/8 Hàn Quốc đã quyết định không gia hạn Hiệp ước này.
Cho đến nay, vẫn chưa có tín hiệu nào cho thấy Hàn Quốc sẽ rút lại quyết định của mình./.
Theo Nho Biền/VOV1 (biên dịch)
Tân hoa xã
Mỹ truy tìm tên lửa F-16 đánh rơi xuống Nhật Bản
Trong lúc bay huấn luyện tại Nhật Bản, tiêm kích F-16 của Mỹ đã đánh rơi một quả tên lửa không đối đât.
Vụ việc diễn ra trên không thuộc khu vực tỉnh Aomori của Nhật Bản. Quả tên lửa được xác định đã rơi xuống làng Rokkas, nằm cách khu vực được chỉ định để thực hiện chuyến bay vài km.
Theo NHK, ngay khi vụ việc xảy ra, lực lượng chức năng đã khẩn trương triển khai công tác tìm kiếm và điều tra nguyên nhân của vụ việc. Hiện chưa có thông tin về các nạn nhân.
Tên lửa Hellfire.
Hiện danh tính loại tên lửa F-16 đánh rơi vẫn được bảo mật. Nhưng theo nguồn tin quân sự tại Nhật, cuộc diễn tập được thực hiện với nội dung đối phó với lực lượng tăng thiết giáp đối phương. Vì vậy, tên lửa mất tích rất có thể là Hellfire.
Nếu thông tin này được xác nhận thì đây không phải là thông tin quá bất ngờ bởi trước đó máy bay Mỹ từng vài lần để xảy ra tình trạng tương tự. Lần gần đây nhất là hồi cuối năm 2018.
"Quả tên lửa bị thất lạc là tên lửa Hellfire dùng trong công tác huấn luyện. Nó sẽ không phát nổ, vì vậy sẽ không gây nguy hiểm cho người dân. Tên lửa này được gắn với trực thăng chỉ để mô phỏng trọng lượng trong quá trình bay", một đại diện của Không quân Mỹ cho biết khi đó.
Trong bản báo cáo của quân đội Mỹ dẫn lời phát ngôn viên này cho hay, tên lửa này đã rơi ra từ trực thăng Apache vào buổi sáng 28/8, khi máy bay này đang trong hành trình từ Fort Drum ở Hạt Jefferson tới sân bay quốc tế Stewart ở New Windsor, hạt Orange. Đây là các khu vực thuộc thành phố New York.
Kể từ đó đến nay, vị trí của quả tên lửa Hellfire vẫn là ẩn số với lực lượng tìm kiếm.
Hellfire được trang bị hệ thống dẫn đường laser bán tự động bắn và quên. Ở giai đoạn đầu của quỹ đạo bay, tên lửa sẽ sử dụng khối đo quán tính và chỉ thị thông tin thông thường, đến giai đoạn cuối tên lửa sẽ hoạt động theo thiết bị chỉ thị mục tiêu bằng laser từ dưới mặt dất.
Một trong những ưu điểm nổi bật của tên lửa Hellfire là người điều khiển có thể lựa chọn phương thức kích nổ đầu đạn trong quá trình bay của tên lửa. Do vậy, hiệu quả tiêu diệt mục tiêu của loại tên lửa này vượt trội hơn hẳn so với các tên lửa cùng loại khác.
Theo Đan Nguyên/Báo Đất Việt
Mỹ cung cấp vũ khí cho Ukraine để chiến đấu với Nga "Chúng tôi cho họ vũ khí thực sự để họ có thể chiến đấu với người Nga", Ngoại trưởng Mỹ Pompeo nói trong một cuộc phỏng vấn với WCSC. Người đứng đầu Bộ Ngoại giao nói thêm rằng nhờ những nỗ lực của Tổng thống Vladimir Zelensky chính quyền Mỹ đã thây việc giảm tham nhũng ở Ukraine. Ông Pompeo cũng chỉ trích...