Người dân Hà Nội phải ăn thanh long ruột đỏ đắt gấp 30 lần
Mặc dù đổ đống bán la liệt khắp các vỉa hè, chợ ở Hà Nội, song, giá thanh long, đặc biệt là thanh long ruột đỏ, vẫn được dân buôn than hiếm, bán đắt gấp 30 lần giá thu mua tại nhà vườn ở miền Nam.
Gần đây, các nhà vườn trồng thanh long ở Chợ Gạo (Tiền Giang) và Châu Thành (Long An) liên tục than thở vì giá thanh long rớt thê thảm. Cách đây khoảng 1 tháng, thương lái vào tận vườn thu mua thanh long ruột đỏ với giá 30.000 đồng/kg, nhưng hơn một tuần nay, họ chỉ mua 3.000 đồng/kg, bằng 1/10 so với trước đó. Đặc biệt, các thương lái cũng chỉ mua hàng loại 1 với số lượng hạn chế nên lượng thanh long bị loại ra rất nhiều.
Vì thế, nhiều nhà vườn ở huyện Chợ Gạo đã phải chở thanh long ra đổ đầy đường rồi bán với giá chỉ 1.500-2.000 đồng/kg với hy vọng tiêu thụ được hết số thanh long đã thu hoạch và vớt vát lại vài đồng vốn đã bỏ ra.
Thanh long được đổ đống bán la liệt khắp vỉa hè, chợ Hà Nội
Trái ngược hoàn toàn với cảnh thanh long bán đổ đống với giá bèo ở các tỉnh Tiền Giang và Long An thì tại Hà Nội, thanh long ruột trắng và thanh long ruột đỏ có giá cao ngất ngưởng.
Theo ghi nhận của PV, những ngày gần đây, thanh long cũng được đổ đống bán la liệt trên vỉa hè một số tuyến phố, hay chất đầy các sạp hoa quả ngoài chợ nhưng có giá 30.000-45.000 đồng/kg, tùy loại, tức đắt gấp 20-30 lần giá tại vườn.
Cụ thể, tại chợ Nghĩa Tân (Cầu Giấy, Hà Nội), giá thanh long ruột đỏ loại 1 (quả to, đẹp) hiện là 45.000 đồng/kg, loại 2 là 40.000 đồng/kg. Thanh long ruột trắng gái rẻ hơn thanh long ruột đỏ 5.000 đồng/kg.
Tương tự, tại vỉa hè đường Khuất Duy Tiến (Thanh Xuân, Hà Nội), thanh long được chất đống đầy đường, mỗi điểm bán số lượng cũng lên đến cả tấn. Song, giá bán cũng ở mức 40.000 đồng/kg thanh long ruột đỏ, 20.000-30.000 đồng/kg với thanh long ruột trắng, tùy loại to nhỏ.
Đáng lưu ý, dân buôn bán thanh long tại Hà Nội vẫn giải thích với khách rằng thanh long đắt do hàng hiếm, khó mua với số lượng lớn.
Nhưng giá bán tại thị trường Hà Nội vẫn đắt gấp 20-30 lần giá thanh long thu mua tại các nhà vườn ở miền Nam
Trong vai người mua, PV tạt vào hàng thanh long của chủ hàng Thường trên vỉa hè đường Khuất Duy Tiến. Khi mua xong 2kg thanh long ruột đỏ với mức giá 40.000 đồng/kg, PV có thắc mắc tại sao giá thanh long lại đắt như vậy, trong khi ở miền Nam siêu rẻ, chủ hàng liền nói: “Thanh long ruột đỏ hàng thượng hạng lúc nào chẳng hiếm, làm gì có chuyện giá chỉ vài nghìn đồng”.
Video đang HOT
“Bọn chị đây đánh cả xe ô tô vào tận trong Long An lấy thanh long rồi ra ngoài này bán mỗi điểm khoảng 0,5-1 tấn, chi phí đi lại cũng tốn kém nên không có chuyện hàng hiếm mà giá lại rẻ đâu”, chị này nói thêm.
Tương tự, các tiểu thương tại chợ cũng cho biết, thanh long ruột đỏ là hàng hiếm, không có nhiều như thanh long ruột trắng nên giá luôn ở mức đắt đỏ. Thời điểm rẻ nhất giá cũng ở mức 35.000 đồng/kg.
Chị Nguyễn Hoàng Lan ở Trần Cung (Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ, Rằm vừa rồi chị còn phải mua thanh long ruột đỏ với giá lên đến 50.000 đồng/kg, nay giảm còn 45.000 đồng/kg.
“Thấy giá đắt cũng thắc mắc vì bạn bè trong Sài Gòn bảo đang ăn thanh long trừ bữa thì chủ hàng thanh minh ngoài Bắc thanh long ruột trắng còn nhiều chứ hàng ruột đỏ lúc nào cũng hiếm nên giá chẳng bao giờ rẻ”, chị Lan nói.
Theo một chuyên gia kinh tế, chuyện mua rẻ bán đắt không phải là chuyện với riêng quả thanh long mà với rất nhiều quả khác như chôm chôm, mít, chanh,… Đây là chuyện muôn thuở của ngành nông nghiệp Việt Nam.
Vị chuyên gia này lý giải, nguyên nhân là do khâu phân phối, nếu điều chỉnh lại, cho doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư vào nông nghiệp, liên kết với nông dân thì sẽ không còn tình trạng nông sản tại nhà vườn bị thương lái ép giá để mua với giá thấp, còn tại chợ thì tiểu thương bán cho người tiêu dùng với giá cao. Từ đó, bao nhiêu thiệt thòi đều dồn cho nông dân và người tiêu dùng, tiền lãi đổ đầy vào túi tiểu thương.
Theo_An ninh thủ đô
Hàn Đức Long 4 lần bị tuyên án tử: Nhiều tình tiết cần phải làm rõ
Trong quá trình điều tra phát hiện và khởi tố vụ án, khởi tố bị can có nhiều những bất minh, mâu thuẫn đặc biệt là qua nhiều lần trả hồ sơ, điều tra lại nhưng vẫn không khắc phục được.
Tin tức mới nhất liên quan đến vụ tử tù Hàn Đức Long, trả lời trước báo giới, Đại tá Phạm Mạnh Thường - Giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang cho biết: "Công an tỉnh Bắc Giang đang phối hợp với bộ Công an điều tra lại vụ án của ông Hàn Đức Long".
Đại tá Phạm Mạnh Thường, Giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang.
Cũng theo Đại tá Thường, sau khi TAND tối cao giám đốc thẩm lần 2 hủy bản án và yêu cầu điều tra lại đối với bị án Hàn Đức Long, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bắc Giang đã tiến hành điều tra lại và tiếp tục đề nghị Viện KSND cùng cấp truy tố ông Long về hai tội danh nêu trên.
Tuy nhiên, tháng 5/2016, Viện KSND tỉnh Bắc Giang trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung nhằm làm rõ một số tình tiết của vụ án, cho nên Công an tỉnh Bắc Giang đang phối hợp với bộ Công an tiến hành điều tra.
Vụ án Hàn Đức Long đã gây ra sự thu hút đặc biệt của dư luận, trong đó có nhiều tình tiết mà các luật sư và người thân của bị can Hàn Đức Long cho rằng ông này đã bị Cơ quan điều tra dùng bức cung, nhục hình để ép tội cho bị can Long.
Theo hồ sơ mà báo Người Đưa Tin nghiên cứu được thì những nghi vấn này không phải là không có cơ sở bởi trong quá trình điều tra phát hiện và khởi tố vụ án, khởi tố bị can có nhiều những bất minh, mâu thuẫn đặc biệt là qua nhiều lần trả hồ sơ, điều tra lại nhưng vẫn không khắc phục được.
Hàn Đức Long được dẫn đến trong một phiên xét xử.
Thứ nhất, trong hồ sơ vụ án nêu vào khoảng 18h30 ngày 26/6/2005 Long đạp xe ra chỗ xát gạo thấy chị Lê Thị Hải (SN 1957) đang xát gạo. Chị Hải xong việc thì đến Long, nhưng Long nhường cho bố con ông Soạn xát trước...
Như vậy vụ án xảy ra là lúc 18h30 (thời điểm có điện để bắt đầu xát gạo) tại Thôn Yên Lý, xã Phúc Sơn, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. Tuy nhiên, khi điều tra truy tố xét xử lại tự nhiên nhân vật chị "Lê Thị Hải đã không được nhắc đến trong hồ sơ".
Việc chị Hải đến xát gạo từ đầu đã có trong hồ sơ khẳng định thời gian xay xát gạo tại quán nhà Anh Dương Quảng Nam. Việc không có sự việc chị Hải xát gạo tại thời điểm này sau đó để CQĐT xác định Long giết cháu Nguyễn Thị Y. (SN 2000, là hàng xóm của Long) sớm hơn thời gian đã xác định là điều không thể chấp nhận được.
Kiểm tra mương nước cho thấy: Lòng mương rộng 1,6m, có nhiều cỏ và khoai nước, sâu 35cm, từ mặt nước lên bờ mương 40cm. Hai bên bờ mương bằng đất rộng trung bình 1,2m. Trong khi đó cháu bé 5 tuổi có chiều cao 1,07m.
Với mực nước 35cm thì không thể làm chết đuối cháu bé có chiều cao 1,07m. Khám nghiệm tử thi thấy trong phế quản có dị vật lẫn bùn đất, chứng tỏ trước khi chết cháu đã hít thở rất mạnh có thể do bị dìm cho chết ngạt.
Nhưng theo kết luận điều tra và cáo trạng thì bị cáo đã đẩy cháu bé ngã xuống mương rồi bỏ chạy về, không dìm cháu bé, như thế hành vi mô tả trong hồ sơ không phù hợp với kết luận giám định pháp y, không phù hợp với phân tích khoa học đưa đến nguyên nhân cái chết cho cháu bé.
Đây là một tình tiết đặc biệt quan trọng cho thấy tội phạm đã được thực hiện theo một diễn biến cách thức khác, không đúng với mô tả trong hồ sơ.
Thứ hai, căn cứ vào lời khai nhận tội của Hàn Đức Long, CQĐT đã nhiều lần thực nghiệm điều tra (ít nhất là 3 lần), khám nghiệm hiện trường thì qua các lần đó chưa lần nào cho ra kết quả như lời khai nhận tội và vẽ đường đi, thời gian thực hiện của Long.
Lúc thì trên 23 phút, lần mới nhất gần đây thì tổng số thời gian là hết 19 phút 23 giây... (trong đó có 3 phút dừng lại thực hiện hành vi phạm tội (trên đỉnh bờ mương cứng), 15 giây vấp ngã sau khi vứt xác cháu Y. xuống lòng mương và 1 phút rửa chân tay tại ao trước cửa máy xay nhà Anh Nam thì hoàn toàn là trong tưởng tượng...)?
Và cứ cho Long có khoảng thời gian là 23 phút để có thể thực hiện các hành vi như hiếp dâm, giết người và chạy một quãng đường 3,4km cả lượt đi và về liệu quãng thời gian như thế liệu có làm đủ hết mọi hành động.
Mương nước nơi phát hiện cháu Y.
Như vậy giữa lời khai nhận tội của Hàn Đức Long và việc CQĐT thực nghiệm điều tra là mâu thuẫn, và lời khai nhận tội của Long là không phù hợp với các chứng cứ khác có trong Hồ sơ.
Ngoài ra, sự xuất hiện của đại diện người bị hại là anh Nguyễn Văn Báu sau 17 ngày Cơ quan điều tra bắt giữ Long (cậu ruột của người bị hại).
Cụ thể, ngày 18/10/2005 Hàn Đức Long đã được điều tra viên Biên mời lên công an Huyện để điều tra Hàn Đức Long về tội tội "hiếp dâm" bà Khuyến 76 tuổi (theo đơn tố giác của con dâu Bà Khuyến).
Sau 1 ngày bị bắt giữ đến ngày 19/10/2005 Long tự nộp đơn xin đầu thú về việc hiếp, giết cháu Y.
Ngày 20/10/2005 Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bắc giang đã ra Quyết định khởi tố vụ án số 76 và QĐ khởi tố bị can số 169 đối với Long.
Ngày 7/11/ 2005 Nguyễn Văn Báu (cậu ruột của người bị hại) được Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bắc Giang mời vào trại tạm giam, phòng hỏi cung gặp Hàn Đức Long để làm bản cam kết... Theo đó, Báu cam kết gia đình Báu không thù oán gây ảnh hưởng đến tính mạng và tài sản cho gia đình Long.
Thẩm tra lại thông tin Nguyễn Văn Báu vẫn tái khẳng định việc Cơ quan điều tra mời Báu vào trại giam để gặp bị cáo trong trại tạm giam sau khi bắt Hàn Đức Long và tại đó Báu và Long có cam kết ngày 7/11/2005 như trong Hồ sơ vụ án là đúng và do Cơ quan điều tra công an tỉnh Bắc Giang bố trí là có thật....
Đ.G
Theo_Người Đưa Tin
Từ 2017 sẽ kiểm định các chung cư, biệt thự cũ nguy hiểm Theo báo cáo từ Bộ Xây dựng, hiện nay số lượng nhà ở và các công trình công cộng, đặc biệt là nhà chung cư và biệt thự cũ ở cấp độ nguy hiểm trên cả nước đã lên đến con số hàng nghìn. Do vậy, từ năm 2017, Bộ Xây dựng sẽ tiến hành kiểm định toàn bộ các công trình cũ...