Người dân Hà Nội ‘nhặt cánh, đóng thùng’ châu chấu
Sau khi sơ chế, châu chấu được đóng thùng, ướp đá chở đến các nhà hàng ở trung tâm Hà Nội với giá 160.000 đồng mỗi kg.
Người dân xã Lê Thanh (Mỹ Đức, Hà Nội) đang vào mùa sơ chế châu chấu. “Châu chấu xuất hiện nhiều vào thời điểm lúa chín, tháng 5 và tháng 10 hàng năm. Trước kia cả làng theo nghề bắt và sơ chế, nhưng hiện chúng tôi chủ yếu thu mua từ Thanh Hóa, Nghệ An do châu chấu ở miền Bắc đã ít dần”, bà Nguyễn Thị Hoa ở đội 10, xã Lê Thanh cho biết.
Trong xã có một số hộ dân làm đầu mối thu mua châu chấu và chuyển cho các gia đình khác tham gia khâu sơ chế. Châu chấu từ các tỉnh chuyển ra Hà Nội được đãi sạch, cho vào nồi luộc khoảng 10 phút để loại bỏ chất tiết ra từ thân, giữ cho thịt săn chắc và dễ nhặt bỏ cánh.
Ngoài các hộ đầu mối thu mua, hiện có khoảng 50 gia đình tham gia công việc sơ chế châu chấu ở xã Lê Thanh.
Các gia đình cử người xếp hàng chở châu chấu đã luộc qua về nhà để cùng nhau ngồi nhặt cánh. Mỗi hộ được giao nửa bao tải, sau khi sơ chế đến trả hàng rồi mới lấy thêm.
Tháng 6 là mùa nông nhàn, học sinh nghỉ hè nên các gia đình ở xã Lê Thanh huy động được nhiều nhân công vào việc sơ chế.
Bà Đặng Thị Cấm, 89 tuổi, cho biết hàng ngày bà nhặt cánh châu chấu cùng mọi người để “đỡ buồn chân, buồn tay và kiếm thêm”. Sáng bà ngồi từ 7h đến hơn 12h được khoảng 2-3 kg, tiền công trên dưới 30.000 đồng.
Video đang HOT
Đến xã Lê Thanh những ngày này, khách dễ dàng nhìn thấy cảnh cả nhà ngồi sơ chế châu chấu, tiếng cười nói rôm rả.
Các rổ châu chấu được làm sạch để khô nước, chờ ướp đá, đóng thùng đem đi tiêu thụ.
Những năm có mùa bóng đá như World Cup, Euro…, các nhà hàng đặt mua châu chấu nhiều hơn và người dân trong xã làm việc không ngơi tay từ sáng đến tối.
Anh Nguyễn Ngọc Hiển cho hay, sau khi sơ chế, châu chấu sẽ được đóng thùng, ướp đá chở đến các nhà hàng ở trung tâm Hà Nội. Giá mỗi kg châu chấu bán buôn là 160.000 đồng.
Ngọc Thành
Theo VNE
Đồng lúa chín vàng đẹp như tranh ở ngoại thành Hà Nội
Tại huyện Mỹ Đức cách trung tâm Thủ đô không xa, vụ mùa chiêm đang đến ngày thu hoạch, cánh đồng lúa chín vàng thẳng cánh cò bay dưới chân núi trùng điệp tạo nên phong cảnh đẹp như tranh vẽ.
Mỹ Đức là huyện nằm ở tận cùng phía Tây Nam của tỉnh Hà Tây cũ, nay thuộc địa phận thành phố Hà Nội. Những ngày này, cánh đồng lúa nơi đây đang vào vụ mùa chiêm, lúa chín vàng óng.
Cảnh đẹp ở cánh đồng của xã Phúc Lâm (Đồng Tâm, Mỹ Thành) mùa lúa chín.
Tại khu vực này, một số ruộng đã gặt xong, trong khi những nơi còn lại vẫn còn lúa chín trĩu hạt chờ thu hoạch.
Anh Ngô Văn Thi đang thả trâu bên cánh đồng lúa xã Phúc Lâm. Nhà anh có 10 con trâu, mỗi năm bán 2-3 con với giá từ 20-30 triệu/con.
Một nông dân đang đi thăm đồng trên thửa ruộng đã chín vàng. Chị cho biết đang sốt ruột chờ máy là gặt ngay, mùa này mưa bão bất chợt là thiệt hại, thà "xanh nhà hơn già đồng".
Một phụ nữa đang chăn thả đàn bò trên cánh đồng trải dài ngút tầm mắt ở xã Phúc Lâm.
Chị là Dương Thị Lương, cả gia đình có 8 khẩu được chia 5 sào ruộng. Chị cho biết năm nay lúa tốt, sản lượng có thể đạt từ 2,5 tạ đến gần 3 tạ mỗi sào.
Bóng rặng xoan in trên cánh đồng lúa tạo thành những mảng miếng trông khá lạ mắt.
Chân dung những người nông dân Mỹ Đức bên đồng ruộng. Vợ chồng bác Nguyễn Ngọc Uyên và Ngô Thị Thuấn có tất cả 4 sào ruộng, năm nay lúa được mùa, mỗi sào cũng cho thu hoạch khoảng 2,8 tạ thóc.
Một nông dân bên cánh đồng vừa được gặt xong.
Cánh đồng thẳng cánh cò bay.
Cảnh đẹp trên cánh đồng thẳng cánh cò bay ở Mỹ Đức.
Hữu Nghị
Theo Dantri
Độc đáo: Du khách đổ về Bảo tàng vui trò chơi dân gian dịp nghỉ lễ Trong ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ (28.4 - 1.5.2018), mặc dù trời mưa nhỏ, khách tham quan tới Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam khá đông, phần lớn là các gia đình có con nhỏ Nhiều năm nay, Bảo tàng dân tộc học Việt Nam (Cầu Giấy, Hà Nội) luôn là điểm đến văn hóa thú vị cho các du...