Người dân Hà Nội đi xem đoàn tàu trên cao đầu tiên ở Việt Nam
Sáng 20/5, Ban quản lý dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Nội đã mở cửa nhà ga La Khê để người dân tham quan đoàn tàu.
Từ đầu giờ sáng, đoàn tàu nằm trong nhà ga La Khê – Hà Đông được tháo bạt. Thời gian mở cửa cho người dân tham qua sẽ vào thứ ba, thứ tư, thứ sáu, thứ bảy, và kéo dài một tháng.
Đoàn tàu chạy với vận tốc thiết kế tối đa 80 km/h, tốc độ khai thác bình quân 35 km/h.
Tàu sẽ được khai thác với tần suất vận chuyển khoảng 2 phút/chuyến.
Người dân nghe nhân viên của Ban quản lý dự án giới thiệu về tuyến đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông.
Ngoài ga mẫu La Khê, hiện kết cấu chính của tất cả các nhà ga trên tuyến đã hoàn thành cơ bản.
Từ 8h30, người dân Thủ đô đến khá đông để tham quan đoàn tàu trên cao đầu tiên ở Việt Nam.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Vũ Hiệp – nhà cạnh ga, háo hức thử các thiết bị bên trong đoàn tàu.
Bên trong đoàn tàu có các ghế ngồi bố trí theo chiều dọc và tay nắm phía trên.
Nhiều gia đình dẫn các cháu nhỏ đi tham quan đoàn tàu.
Ông Đỗ Thế Lợi, 80 tuổi, chia sẻ niềm vui khi được ngồi trong đoàn tàu hiện đại và nói: “Tôi thấy nó rất đẹp”.
Các em nhỏ vui thích khi lần đầu trải nghiệm ngồi trên đoàn tàu mới.
Nhiều người dân chia sẻ, đoàn tàu “rất lịch sự và thoáng mát, trước đây chỉ có đi nước ngoài mới được ngồi những đoàn tàu như thế này”.
Giang Huy
Theo VNE
Toa tàu đầu tiên tuyến Cát Linh - Hà Đông được đưa vào đường ray
Phải mất gần 3h, với cả trăm công nhân, kỹ sư, rạng sáng 21/2 việc di chuyển và cẩu toa tàu đầu tiên tuyến Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội) lên đường ray tại nhà ga La Khê được hoàn tất.
Muộn hơn dự kiến ban đầu 2 tiếng, hơn 12h đêm 20 rạng sáng 21/2, toa đầu máy đầu tiên của tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội) mới được vận chuyển từ đường Lê Trọng Tấn (Hà Đông) đến nhà ga La Khê (đường Quang Trung) để đưa lên đường ray. Hộ tống xe đầu kéo chở đầu tàu có xe của Thanh tra giao thông và xe của nhân viên của dự án đi trước và đi cùng dẫn đường và phân luồng giao thông.
Khoảng 12h15, toa tàu được đưa vào đoạn nhà ga La Khê trên đường Quang Trung (Hà Đông).
Cả trăm người cùng hàng chục phóng viên dõi theo.
Nhiều người dân thức trắng đêm chờ để xem toàn bộ quá trình cẩu tàu lên đường ray. "Đang nằm xem ti vi thấy phát trực tiếp cẩu đường tàu nên thấy tò mò chạy ra xem họ tàu hình dáng, màu sắc và việc cẩu lên như thế nào", anh Hoàng Mạnh Tuấn ở Quang Trung, Hà Đông cho hay.
Toa tàu nặng trên 30 tấn được vận chuyển bằng loại xe siêu trường, siêu trọng với 48 bánh.
Để cẩu được toa tàu, phải sử dụng cẩu trục loại 250 tấn. Và để việc đưa tàu lên được cân bằng, các kỹ sư sử dụng một giá đỡ được nối dây cáp lớn ở hai đầu.
Các công nhân sẽ móc sợi dây cáp luồn xuống bụng tàu.
Theo quan sát, quá trình nối hai đầu dây cáp để tạo sự cân bằng mất hơn 1h, có thời điểm tưởng chừng mọi việc đã hoàn tất, tuy nhiên các kỹ sư phải tháo ra và làm lại từ đầu để đảm bảo chính xác.
Khi bắt đầu cẩu lên, phần đầu của toa tàu nặng bị chúc xuống. Sau thao tác đưa toa tàu lên được khoảng 2m, toa tàu bị chuyển hướng và quay ngang.
Tuy nhiên sau khi lái cẩu điều chỉnh và có sự hỗ trợ của các kỹ sư, công nhân ở phía dưới, toa tàu dần dần được đưa lên một cách thuận lợi.
Quá trình cẩu toa tàu mất hơn 40 phút. Phía trên khi toa tàu được đưa lên, có khoảng 6 nhân viên và kỹ sư dùng dây thừng, kết hợp với tài xế máy cẩu để điều chỉnh cho bánh tàu khớp với đường ray.
Theo Ban quan ly dư an Đường sắt đô thi Cat Linh - Ha Đông, mỗi đêm dự kiến lắp 2 toa. Tuy nhiên, toa tàu đầu tiên tính cả quá trình di chuyển, lắp đặt mất hơn 3 tiếng. Sau khi hoàn tất đưa toa tàu đầu tiên vào ray, khoảng 3h15 phút, các nhân viên thu dọn đồ đạc và bỏ rào chắn đường để các phương tiện lưu thông. Dự kiến trong những đêm tiếp theo, 3 toa tàu còn lại sẽ được cẩu vào đường ray ở khu vực nhà ga La Khê.
Rang sang 19/2, bốn toa tau đâu tiên cua tuyên đương săt Cat Linh- Ha Đông đươc vân chuyên tư Hai Phong vê tâp kêt trên đương Lê Trong Tân (Ha Đông). Thời gian tới, 12 toa tàu còn lại tiếp tục được lắp đặt để chạy thử nghiệm vào tháng 9 và phục vụ thương mại năm 2018, chậm 3 năm so với kế hoạch.
Bá Đô - Giang Huy
Theo VNE
Hà Nội xin vay 53.000 tỷ làm đường sắt đô thị Để thực hiện tuyến đường sắt đô thị số 3 (đoạn ga Hà Nội - Hoàng Mai), số 2 (đoạn Trần Hưng Đạo - Thượng Đình), TP Hà Nội đề xuất vay của Ngân hàng phát triển Châu Á và từ nguồn vốn ODA. TP Hà Nội vừa đề xuất với Bộ Kế hoạch và đầu tư hai khoản vay liên quan đến...