Người dân Hà Nội bì bõm ngày đầu tuần, có nơi ngập sâu gần hết bánh xe máy
Trận mưa to kéo dài nhiều ngày do ảnh hưởng của không khí lạnh kết hợp với hoàn lưu bão số 7 đã gây ngập cục bộ tại một số điểm trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Hình ảnh nhiều tuyến phố Hà Nội ngập sâu trong nước:
Hàng dài ôtô, xe máy nối đuôi nhau qua điểm ngập sâu trên đường gom đại lộ Thăng Long.
Ô tô đi qua những vùng bị ngập tạo ra những đợt sóng lớn.
Có những điểm ngập sâu gần hết bánh xe máy.
Nhiều nhà bên đường phải đắp bờ ngăn sóng nước đánh vào.
Đường ngập sâu khiến nhiều phương tiện chết máy.
Video đang HOT
Xe tải chết máy phải nhờ sự giúp đỡ của nhân viên Xí nghiệp Thoát nước đẩy đi, tránh tắc đường.
Công nhân Xí nghiệp thoát nước đặt biển cảnh báo người và các phương tiện tránh khu vực ngập.
Các phương tiện khi di chuyển qua các đoạn đường ngập đều không thể đi nhanh, khiến đường gom hướng đi Hòa Lạc bị ùn tắc ít nhất 2 km.
Nhiều xe bị chết máy khi đi qua điểm ngập, một số người chọn cách quay đầu đi ngược chiều.
Các phương tiện đi qua vùng nước sâu tại phố Khương Hạ.
“Biển nước” mênh mông khiến người dân di chuyển khó khăn.
Theo dự báo, rìa phía Bắc dải hội tụ nhiệt đới có không khí lạnh tăng cường nên miền Bắc và miền Trung có mưa lớn, cảnh báo thiên tai do mưa lũ.
Bão số 7 đã đi vào Vịnh Bắc Bộ gây gió giật cấp 11, Đông Bắc Bộ có mưa rất to
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, tối 9/10, bão số 7 đã đi vào Vịnh Bắc Bộ.
Hồi 19 giờ, tâm bão số 7 ở vào khoảng 20,2 độ Vĩ Bắc; 109,4 độ Kinh Đông, cách đảo Bạch Long Vĩ khoảng 180 km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60 - 75 km/giờ), giật cấp 10. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 khoảng 120 km tính từ tâm bão.
Dự báo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 10 - 15 km. Đến 7 giờ ngày 10/10, vị trí tâm bão ở khoảng 20,5 độ Vĩ Bắc; 107,8 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Bắc huyện đảo Bạch Long Vĩ. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (60 - 90 km/giờ), giật cấp 11.
Dự báo, từ 7 giờ ngày 10 đến 19 giờ ngày 10/10, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 15 km, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới sau đó đi vào đất liền các tỉnh Nam Đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Đến 19 giờ ngày 10/10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng ở khoảng 20,2 độ Vĩ Bắc; 105,7 độ Kinh Đông, trên khu vực Nam Đồng bằng Bắc Bộ và Thanh Hóa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40 - 50 km/giờ), giật cấp 8.
Vùng nguy hiểm trên Biển Đông (gió mạnh cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): phía Bắc vĩ tuyến 18,5 độ Vĩ Bắc; phía Tây kinh tuyến 111,0 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh và sóng lớn.
Từ 19 giờ ngày 10/10 đến 19 giờ ngày 11/10, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Nam và suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực Trung Lào. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 3.
Do ảnh hưởng kết hợp của hoàn lưu cơn bão số 7 với không khí lạnh tăng cường, Vịnh Bắc Bộ (bao gồm cả hai huyện đảo Bạch Long Vĩ, Cô Tô) có mưa bão, gió mạnh cấp 7, sau tăng lên cấp 8-9, giật cấp 11; sóng biển cao từ 2-4m, biển động rất mạnh.
Từ tối 9 - 10/10, vùng ven biển từ Quảng Ninh đến Nghệ An có gió mạnh cấp 6-7, phía Bắc có nơi cấp 8, giật cấp 10. Từ chiều đến đêm 10/10, các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nội có gió giật mạnh cấp 6-7. Từ ngày 9 - 11/10, phía Đông Bắc Bộ có mưa to đến rất to, tổng lượng mưa phổ biến 150 - 250mm, có nơi trên 300mm. Từ ngày 10 - 11/10, ở phía Tây Bắc Bộ có mưa to, tổng lượng mưa phổ biến 50 - 100mm, có nơi trên 150mm. Từ ngày 10 - 12/10, khu vực Bắc Trung Bộ có mưa to đến rất to, tổng lượng mưa phổ biến 100 - 250mm, có nơi trên 250mm.
Từ đêm 9 - 12/10, một đợt lũ có khả năng xuất hiện trên các sông suối khu vực Bắc Bộ, từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh với biên độ lũ lên trên các sông nhỏ, thượng lưu các sông từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh từ 3-5m, trên các sông khu vực Bắc Bộ từ 2-4m.
Trong đợt lũ này, đỉnh lũ trên thượng lưu các sông khu vực Đông Bắc từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh ở mức báo động 1 và trên báo động 1; hạ lưu các sông chính ở khu vực Bắc Bộ, từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh còn dưới mức báo động 1.
Khu vực vùng núi có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất; vùng trũng, thấp, ven sông, khu đô thị ngập úng cục bộ, đặc biệt tại các tỉnh Hà Giang, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Hà Nam, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và các thành phố Hà Nội, Hải Phòng.
Theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai, người dân nên hết sức cảnh giác, quan sát kỹ các hiện tượng biến động lạ về địa chất, nhanh chóng di chuyển khỏi khu vực có thể xảy ra lũ quét.
Các địa phương trong vùng ảnh hưởng của mưa bão kiểm tra, rà soát nhà ở không an toàn vùng núi, các khu dân cư ven sông, suối, ngoài bãi sông, khu vực có nguy cơ ngập lụt, sạt lở đất, lũ quét; sẵn sàng phương án sơ tán dân tại các khu vực có nguy cơ cao đến nơi an toàn; rà soát, bố trí lực lượng kiểm soát, hướng dẫn giao thông các khu vực ngập lụt, chia cắt; sẵn sàng lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính khi mưa lớn.
Lực lượng chức năng cần kiểm tra, rà soát, sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn các hồ chứa và hạ du, đặc biệt là các hồ chứa thủy điện nhỏ, hồ thủy lợi xung yếu; bố trí lực lượng thường trực để vận hành điều tiết và sẵn sàng xử lý các tình huống có thể xảy ra.
Người từ Hà Nội đi tỉnh, thành khác có bị cách ly không, cần giấy tờ gì? Từ 6h ngày 21/9, Hà Nội bắt đầu thực hiện phòng chống dịch theo Chỉ thị 15. Rất nhiều người dân Hà Nội băn khoăn, thời điểm này họ muốn về quê, đi các tỉnh thành khác cần giấy tờ, thủ tục gì? Tỉnh Hải Dương: Trao đổi với phóng viên Dân trí , ông Phạm Mạnh Cường, Giám đốc Sở Y tế...