Người dân đừng chủ quan vì dịch còn diễn biến phức tạp
Như Báo Hànộimới điện tử đưa tin, tính đến 18h ngày 19-4, đã 84 giờ qua (3,5 ngày), Việt Nam không có thêm ca mắc mới Covid-19, hiện tổng số ca mắc vẫn là 268 trường hợp.
Dù đây là những tín hiệu khả quan trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại Việt Nam nhưng, tối 19-4, PGS.TS Trần Đắc Phu, cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho rằng, chúng ta không được chủ quan vì dịch còn diễn biến phức tạp.
Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam vừa phải tiến hành ngăn chặn dịch xâm nhập từ nước ngoài vừa xử lý các ổ dịch trong cộng đồng. Tất cả những trường hợp nhập cảnh đều được cách ly tập trung và phát hiện ngay lập tức. Những tuần gần đây, trên cả nước không phát hiện thêm ca dương tính. Điều đó chứng tỏ, chúng ta đã thành công trong việc ngăn chặn dịch bệnh từ nước ngoài xâm nhập vào Việt Nam.
Bên cạnh đó, chúng ta đang ngăn chặn các ổ dịch tại cộng đồng như một số ổ dịch lớn tại Bệnh viện Bạch Mai, quán bar Buddha (thành phố Hồ Chí Minh) và gần đây nhất là ổ dịch tại thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội. “Đến thời điểm này, tại các ổ dịch này chưa phát hiện thêm ca nhiễm mới. Đặc biệt hơn, chúng ta không phát hiện những ổ dịch mới trong cộng đồng. Đây là những dấu hiệu khả quan nhưng dù vậy, chúng ta không được chủ quan vì tình hình dịch còn diễn biến rất phức tạp”, PGS.TS Trần Đắc Phu nhấn mạnh.
Cũng theo PGS.TS Trần Đắc Phu, với một ổ dịch, việc áp dụng biện pháp phong tỏa là để cách ly người mang mầm bệnh với người lành một cách triệt để 100%. Mặt khác, những trường hợp dương tính trong ổ dịch đó cũng được tiến hành cách ly và quản lý được 100%. Tuy nhiên, với quy mô cả một tỉnh, một thành phố, hay cả nước, để người đang mang mầm bệnh không tiếp xúc với người lành 100% là điều rất khó thực hiện. Như vậy, đến thời điểm này, chúng ta không thể nói được rằng, sự lây lan trong cộng đồng hết hay chưa.
“Chúng ta chỉ làm sao hạn chế thấp nhất sự lây lan này để dịch không bùng phát mạnh thành những ổ dịch lớn. Còn trong thời gian tới vẫn có thể có những ổ dịch nhỏ xảy ra. Và điều quan trọng là chúng ta không để những ổ dịch nhỏ này hay được ví như đóm lửa nhỏ bùng cháy thành đám lửa, đó chính là sự thành công lớn của biện pháp cách ly xã hội”, PGS.TS Trần Đắc Phu nói.
Trong giai đoạn này, PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo, người dân không được chủ quan, đặc biệt tuân thủ việc giãn cách, cách ly xã hội, hạn chế đi ra đường nếu không có việc thực sự cần thiết, không tập trung đông người, đeo khẩu trang khi ra ngoài, rửa tay thường xuyên, giữ khoảng cách từ 2m trở lên khi tiếp xúc, thực hiện theo khuyến cáo phòng bệnh của Bộ Y tế. Tất cả những việc này thực chất là không cho người bệnh tiếp xúc với người lành và ngược lại.
Video đang HOT
Cách ly xã hội làm phẳng đường đi của dịch
Sau hai tuần thực hiện cách ly xã hội, số mắc mới đã giảm dần, đặc biệt từ ngày 4-4 đến nay số mắc mới luôn từ 1-4 bệnh nhân/ngày.
Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch (TP.HCM) thực hiện khai báo, sàng lọc bệnh nhân nghi ngờ nhiễm COVID-19 khi bệnh nhân đến khám và điều trị tại đây - Ảnh: T.T.D.
Trong đó có 2 ngày chỉ phát hiện 1 bệnh nhân/ngày.
Từ nguồn lây trong cộng đồng đa dạng
Nửa tháng trước, Việt Nam đang trong thời điểm nhiều ngày liên tiếp ghi nhận số ca mắc COVID-19 mới cao, nhiều ca mắc tại cộng đồng, chứng tỏ nguồn lây trong cộng đồng đã đa dạng hơn.
Ngày 30-3, trong số 14 bệnh nhân mới, có tới 13 ca là lây từ cộng đồng, 2 ổ dịch lớn là Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) và quán bar Buddha (TP.HCM) đang là điểm nóng.
Việc có nhiều người mắc mới trong ngày 13-4 là do ổ dịch thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, Hà Nội - ổ dịch mới nhất - đang có lây lan, trong đó có 10/12 ca bệnh đến nay đã rõ nguồn lây (đều liên quan bệnh nhân 243), 2 trường hợp khác cùng ở Hạ Lôi nhưng chưa phát hiện dấu hiệu liên quan những bệnh nhân đã có.
Từ ngày 4-4, chỉ 2 ngày có 2 bệnh nhân/ngày, 1 ngày có 3 bệnh nhân/ngày, 4 ngày có 4 bệnh nhân/ngày và 1 ngày có 5 bệnh nhân/ngày (ngày 13-4).
Đến dịch đi ngang
Ông Nguyễn Thanh Long - thứ trưởng Bộ Y tế - đánh giá giãn cách xã hội đã "làm phẳng đường đi của dịch". "Trước đây dịch gia tăng, nay đã đi xuống rồi đi ngang" - ông Long nói.
Một điểm đáng chú ý nữa là mặc dù có lây lan trong cộng đồng, giãn cách xã hội cộng với sự hỗ trợ của đội "truy vết", tìm người có liên quan với bệnh nhân để cách ly và khoanh vùng, nên mức độ lây lan trong thời gian qua đã được hạn chế.
Giãn cách xã hội có thể là các biện pháp như tránh tụ tập nơi đông người, đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay sạch, tránh tiếp xúc gần dưới 2m... Qua khảo sát các ca bệnh tại Công ty Trường Sinh (đơn vị cung cấp suất ăn cho Bệnh viện Bạch Mai), cho thấy một tỉ lệ rất lớn ca bệnh lây lan do "tám chuyện" ở cự ly gần và không đeo khẩu trang.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, một lãnh đạo Bộ Y tế cho rằng nếu thời điểm 1-4 không thực hiện cách ly xã hội, số mắc sẽ gia tăng ở tất cả các ổ dịch cộng đồng.
Một tính toán của chuyên gia dịch tễ cho rằng nếu không thực hiện cách ly xã hội, từ 1 ca mắc sẽ nhân lên 405 ca sau 1 tháng (trong 405 ca bệnh đó lại có nhánh bệnh nhân liên quan với số lượng tương tự), nhưng nếu 75% người dân thực hiện giãn cách thì từ 1 ca chỉ tăng lên 2,5 ca sau 1 tháng.
Đã kiểm soát bước đầu các ổ dịch trong cộng đồng
Ông Trần Đắc Phu - nguyên cục trưởng Cục Y tế dự phòng - cho rằng đến nay các ổ dịch trong cộng đồng đều bước đầu được kiểm soát: ổ dịch ở Hà Nam và quán bar Buddha không ghi nhận thêm bệnh nhân mới. Ổ dịch tại Hạ Lôi đang được kiểm soát bước đầu.
Với ca bệnh là công nhân Công ty Samsung ở Bắc Ninh, Ban Chỉ đạo chống dịch COVID-19 tỉnh Bắc Ninh cho biết có 700 người liên quan bệnh nhân này và hiện hơn 200 người được cách ly tập trung.
LAN ANH
Bắc Giang cách ly 223 người có liên quan đến bệnh nhân thứ 262 Tối 13/4, ông Từ Quốc Hiệu, Giám đốc Sở Y tế Bắc Giang cho biết, tỉnh đã rà soát và cách ly 223 người liên quan đến bệnh nhân thứ 262. Sáng 13/4, Bộ Y tế công bố thêm hai bệnh nhân mắc Covid-19, trong đó có bệnh nhân thứ 262, là nhân viên làm việc tại bộ phận Kiểm tra chất lượng,...