Người dân đổ xô tới ‘giải cứu’ vườn đào 20.000 cây ở Hà Nội
Sau khi báo chí phản ánh, chỉ trong vài ngày, hàng nghìn người đến ủng hộ chủ vườn bán tháo 300 nghìn đồng/cây đào.
Chiều 7/2, tại vườn đào của anh Nguyễn Văn Thuật ở thôn Hòa Lương (Hà Hồi, Thường Tín, Hà Nội) vẫn nhộn nhịp cảnh người ra, người vào mua cây đào Tết với giá 300 nghìn đồng/cây.
Trả lời VTC News, anh Thuật không giấu nổi sự vui sướng sau khi được Báo điện tử VTC News đăng bài “20.000 cây đào Tết ế chỏng chơ, chủ vườn xót xa bán tháo 300 nghìn đồng/cây”, nhiều người biết và tìm đến vườn của gia đình để ủng hộ.
“Đến hôm nay, tôi bán được hơn 1000 cây đào Tết và hơn 1000 gốc đào phôi” , anh Thuật vui mừng nói. Trước đó (từ 21-24 tháng Chạp), anh chỉ bán được 500 cây đào.
Anh Thuật đứng thu tiền của khách hàng chở đào về.
Ông chủ vườn 36 tuổi cho hay, nhiều nhà vườn đến đặt mua đào phôi về chăm sóc cho vụ Tết tới. Đào phôi được bán với giá từ 100-250 nghìn đồng/cây (bán hết tháng Giêng).
Video đang HOT
Nhiều khách hàng đến vườn, bày tỏ sự chia sẻ đối với hoàn cảnh éo le của anh Thuật khi phải bán đào với giá rẻ gấp nhiều lần so với ngoài chợ. Cũng có người từ trên nội thành đi hơn 20km về nhà anh để mua đào cùng với lời động viên, hứa giúp đỡ.
Tuy nhiên, anh nông dân chất phác khẳng định sẽ tiếp tục tự lực cánh sinh, coi thất bại là bài học kinh nghiệm cho bản thân.
Theo anh Thuật, những cây đào phôi này được nhà vườn mua với giá 250 nghìn đồng/cây, khi họ đem về trồng đến năm sau có thể bán được giá 1,2 triệu đồng/cây.
Người chủ vườn này nhận định, năm nay, đào Tết được mùa nhưng gặp phải tình trạng khó khăn chung với những mặt hàng nông nghiệp khác do dịch COVID-19. Tuy nhiên, trong cái khó khăn, anh may mắn được cộng đồng giúp đỡ.
“Tôi cảm ơn báo điện tử VTC News phản ánh hỗ trợ giúp đỡ tôi giải cứu đào “ế”, đồng thời cũng cảm ơn người dân từ nhiều nơi tìm về để ủng hộ”, anh Thuật vui mừng nói.
Có mặt ở vườn đào nhà Thuật, anh Trần Cường ( Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết, đến vườn, anh thấy khu trồng đào cành rất đẹp nhưng vẫn bị ế, vì vậy, anh quyết định chọn 1 cây đem về.
Nhiều khách đến xem và mua cây tại vườn đào rộng 16 mẫu vào chiều 7/2/.
“Đào ở đây hoa thắm, tươi lâu không giống như đào ở chợ. Vì vậy, tôi quyết định mua 1 cành về để trang trí cho căn phòng ở chung cư của gia đình”, anh Cường nói.
Như VTC News đưa tin, anh Thuật trồng 16 mẫu đào Tết từ hai năm trước, đến ngày thu hoạch nhưng thương lái không đến thu mua khiến anh phải bán tháo đào kể từ ngày 21 tháng Chạp. Do nhân lực hạn hẹp, gia đình anh Thuật để khách tự vào chọn đào và đánh mang về hoặc thuê thợ làm dịch vụ đánh cây, vận chuyển về.
Hải Dương kêu gọi giải cứu đào Tết
Hàng nghìn hộ dân trồng đào ở Hải Dương nguy cơ mất Tết do diễn biến dịch Covid-19 và không có khách mua.
Ngày 1/2, Chủ tịch UBND TP Hải Dương Trần Hồ Đăng ra công văn kêu gọi các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, thương lái, người dân trên địa bàn chung tay giải cứu đào Tết cho các hộ trồng đào trên địa bàn 3 phường Hải Tân, Tân Hừng và Thạch Khôi cùng 2 xã Gia Xuyên và Liên Hồng.
Theo chủ tịch Đăng, vụ đào Tết 2021, TP Hải Dương có 275 ha trồng cây hoa đào, gồm đào thế và đào cành. Hiện các vườn đào đã đến thời kỳ thu hoạch, sẵn sàng cung cấp ra thị trường trong và ngoài tỉnh, phục vụ nhu cầu chơi Tết của người dân.
Tuy nhiên, do diễn biến của dịch Covid-19 những ngày gần đây, thành phố Chí Linh cũng như một số khu dân cư, tổ dân phố thuộc trên địa bàn huyện Nam Sách, thị xã Kinh Môn đã bị phong tỏa, cách ly y tế.
Vùng trồng đào ở thị trấn Gia Lộc, TP Hải Dương. Ảnh: Thành Chung
Các tỉnh, thành Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hà Nội là thị trường tiêu thụ đào hàng năm của người dân Hải Dương đã lập chốt kiểm soát dịch, khiến việc giao thương bị gián đoạn. Nhiều thương lái đến hẹn nhưng đã hủy giao dịch mua bán, rút tiền về. "Điều này khiến hàng trăm hộ nông dân trồng đào lâm vào cảnh khó khăn, nguy cơ mất trắng và mắc nợ ngân hàng", ông Đăng cho hay.
Theo thống kê ban đầu, chỉ còn 10 ngày nữa là đến Tết Nguyên đán nhưng các hộ dân mới bán được 10% tổng số diện tích trồng đào. Ông Đỗ Văn Quế, hộ trồng đào ở phường Tân Hưng, thành phố Hải Dương, cho biết gia đình trồng 5 sào đào với số lượng hơn 400 cây, trong đó hơn 200 cây trồng phục vụ cắt cành bán.
Cả năm trồng với số tiền đầu tư lân, đạm, thuốc bảo vệ thực vật hơn 40 triệu đồng, đến cuối năm gia đình ông Quế có khách đặt mua cả vườn với giá gần 100 triệu đồng. Hiện thương lái hủy hợp đồng đặt mua khiến ông Quế "đứng ngồi trên đống lửa".
"Riêng thôn Đông Quan đã có hơn 200 hộ trồng đào. Nếu tỉnh cả xã Tân Hưng khoảng 700 hộ. Hiện các hộ dân đều lâm vào tình trạng như gia đình tôi", ông Quế nói.
Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân Ngay sau khi được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới, xã Nhị Khê (Thường Tín, Hà Nội) đã tập trung xây dựng nông thôn mới nâng cao nhằm tiếp tục thúc đẩy phát triển nông nghiệp, thay đổi diện mạo nông thôn và không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Chủ tịch Ủy ban nhân...