Người dân đảo Phú Quý mua nước ngọt đắt gấp… 15 lần ở đất liền!
Huyện đảo Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) là địa phương không có sông, suối, kênh, mương tích trữ nước ngọt.
Việc cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân trên đảo và ngư dân trên các tàu cá đều được khai thác từ nguồn nước ngầm, qua hệ thống giếng đào trong các khu dân cư và một số giếng khoan, một số ít dùng nước mưa để sinh hoạt. Tuy nhiên, hiện nay nhiều giếng đã cạn nước, tình trạng thiếu nước ngọt bắt đầu xuất hiện ở huyện đảo Phú Quý.
Huyện đảo Phú Quý có 3 xã gồm: Long Hải, Ngũ Phụng, Tam Thanh với khoảng 25.000 dân. Tình trạng thiếu nước diễn ra từ đầu tháng 2/2020 đến nay.
UBND huyện Phú Quý cho biết, tình trạng thiếu nước ngọt đang lan rộng, nghiêm trọng là tại xã Long Hải. Để có nước sinh hoạt, người dân phải mua nước sinh hoạt với giá 120.000 đồng/m3. Với giá này, theo người dân, đắt gấp 10 – 15 lần giá nước trong đất liền (từ 5.600 – 10.000 đồng/m3)
Ông Tạ Minh Nhựt – Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Quý cho biết: Trong năm 2019, lượng mưa trên địa bàn huyện Phú Quý là 1.115 mm (thấp hơn 880 mm so với năm 2018). Do tình trạng biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan và hiện tượng El Nino, hạn hán kéo dài nên đến nay trên địa bàn huyện Phú Quý vẫn chưa có mưa. Điều này dẫn đến lượng nước ngầm trên đảo giảm mạnh, nhất là khu vực xã Long Hải và khu vực thôn Phú An, xã Ngũ Phụng.
Video đang HOT
Hình ảnh đảo Phú Quý nhìn từ trên cao. Ảnh: Q.C
Các giếng đào trên địa bàn thôn Tân Hải và thôn Quý Hải, xã Long Hải đều không còn nước, trong khi các giếng đào ven biển thì bị nhiễm mặn. Vì vậy nguồn nước chủ yếu để phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân trên địa bàn xã Long Hải chủ yếu là nguồn nước máy của Nhà máy nước Long Hải. Tuy nhiên với công suất khai thác và cung cấp 120m3/ngày, hiện nhà máy này cũng không đủ đáp ứng được nhu cầu nước sinh hoạt cho người dân.
Để ứng phó với tình hình hạn hán, thiếu nước sinh hoạt trên đảo, UBND huyện đã chỉ đạo các xã tích cực vận động các hộ gia đình có giếng khoan trên địa bàn huyện triển khai cung cấp nước miễn phí cho nhân dân 24/24h. Đồng thời tổ chức vận động, yêu cầu các hộ cung cấp dịch vụ cấp nước bằng xe bồn chỉ được phép bán nước sinh hoạt với giá vừa đủ chi phí, không được lợi dụng tình trạng thiếu nước để trục lợi; vận động nhân dân thực hiện sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả.
Phó Chủ tịch UBND huyện cũng cho biết, huyện Phú Quý đang tổ chức thu, gom tối đa lượng nước mưa từ các khu dân cư, các khu vực có độ dốc lớn để lưu, trữ, sử dụng và bổ sung trữ lượng cho nguồn nước ngầm, hạn chế thấp nhất lượng nước mưa chảy ra biển; cũng như thực hiện nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn việc xâm nhập mặn từ biển vào đảo. Bên cạnh đó, tăng cường trồng cây xanh, trồng cây phân tán và trồng dặm rừng, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất sự bốc hơi nước từ các hồ chứa, trong lòng đất; tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân xây dựng bể chứa nước mưa để đảm bảo một phần nước sinh hoạt…
Song song đó, huyện cũng đang triển khai Đề án thăm dò nước dưới đất. Đến nay đã hoàn thành được 10 giếng khoan thăm dò và 2 giếng quan trắc với lưu lượng khai thác khoảng 1.590m3/ngày. Trước tình hình thiếu nước ngày càng trầm trọng, huyện đang tập trung các nguồn lực để đầu tư đưa vào sử dụng 10 giếng khoan mới để sớm khắc phục vấn đề thiếu nước cho nhân dân.
Quý Châu
Đào móng xây cầu, 2 anh em bị đất đè tử vong
Hai anh em Tương và một người khác đào hố xây dựng móng cầu thì đất bất ngờ sạt lở chôn vùi cả ba. Vụ việc khiến 2 người tử vong, một may mắn thoát chết.
Chiều 19/12, ba công nhân đào hố làm cầu dân sinh nối khu dân cư và nơi sản xuất của làng H'De, xã Đắk Tơ Ve, huyện Chư Pah, tỉnh Gia Lai thì bất ngờ đất sạt xuống.
Vụ việc khiến anh Ap (27 tuổi) và anh trai tên Tương (39 tuổi) bị vùi lấp tử vong tại chỗ. Người còn lại bị đất lấp ngang cổ.
Sau khi xảy ra sự việc, chính quyền địa phương phối hợp với người dân đào đất đưa thi thể hai nạn nhân ra ngoài.
Hàng xóm đến nhà 2 nạn nhân phụ giúp lo hậu sự. Ảnh: T. N.
Cầu dân sinh bắt qua suối Đắk Rông, trước đây là cầu treo tạm do người dân xây dựng bằng những thanh gỗ nhỏ nối lại bằng dây cáp. Vừa qua, một tổ chức từ thiện đã ủng hộ 700 triệu đồng cho người dân làm cầu.
Việc thiết kế và thi công cầu do tổ chức từ thiện này đứng ra thực hiện. Công trình xây cách cầu cũ khoảng 10 m, hiện mới xong một móng cầu.
Theo news.zing.vn
Khai mạc phố nghệ thuật Dốc Nhà Làng tại Đà Lạt Sáng 19-12, UBND thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) và Tổ chức nghệ thuật Phố Bên Đồi tổ chức khai mạc phố nghệ thuật Dốc Nhà Làng tại phường 1, TP Đà Lạt. Hơn 30 tác phẩm hội họa của các nghệ sĩ trong nước và quốc tế được thể hiện trên các bức tường, góc phố, trải dài trên cung đường hơn...