Người dân đang ‘bỏ quên’ căn bệnh sa sút trí tuệ
Các chuyên gia y tế cho rằng, nhiều người cứ nghĩ sa sút trí tuệ là do quá trình lão hóa ở những người lớn tuổi nên khi bị sa sút trí tuệ không chữa trị là một sai lầm.
Điều này đang khiến nhiều bệnh nhân bị sa sút trí tuệ trở nặng, không ít người phải nằm liệt giường, bị biến chứng.
Một bệnh nhân mắc bệnh sa sút trí tuệ bị biến chứng nặng đang được điều trị tại Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM – Ảnh: N.P
Theo thống kê của Hội bệnh Alzheimer và rối loạn thần kinh nhận thức, hiện tại Việt Nam có khoảng 500.000 người cao tuổi mắc bệnh sa sút trí tuệ, chiếm khoảng 4,8-5%. Riêng tại Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM trong một cuộc khảo sát mới nhất của bệnh viện này cho thấy có khoảng 47% người bị suy giảm nhận thức, 27% người bị sa sút trí tuệ và 20,4% người bị suy giảm nhận thức giai đoạn nhẹ. Trong đó, người bệnh sa sút trí tuệ thường nhập viện khi đã ở giai đoạn nặng của bệnh, có khi nằm liệt giường kèm nhiều biến chứng như loét tì đè, viêm phổi hít…
TS.BS Thân Hà Ngọc Thể – Trưởng Khoa Lão – Chăm sóc giảm nhẹ, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM cho biết, nguyên nhân gây sa sút trí tuệ bao gồm di truyền, ảnh hưởng từ các bệnh lý như bệnh alzheimer, đột quỵ não, parkinson… và lạm dụng thuốc trong thời gian dài, đặc biệt là nhóm thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm… Bệnh thường xuất hiện ở đối tượng người cao tuổi, nhưng thường hay bị bỏ sót, nếu có phát hiện thì thường là khi đã bước vào giai đoạn trung bình – nặng.
Bác sĩ Thể đưa dẫn chứng về một cụ bà 84 tuổi (quê Tiền Giang) bị sa sút trí tuệ nhiều năm nhưng không điều trị khiến bệnh nhân này bị suy kiệt cơ thể phải nhập viện cấp cứu tại Bệnh viện Đại học Y dược. Lúc đầu cụ bà thường hay quên, khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày và thường không dám ra ngoài một mình vì sợ bị ám hại. Sau đó, cụ bà dần dần kém ăn, không biết cách nhai thức ăn, không cảm giác đói dẫn đến tình trạng suy kiệt và phải nhập viện cấp cứu.
“Hiện có tới 75% trường hợp bệnh diễn tiến âm thầm khá lâu trước khi được phát hiện. Do đó, việc nhận biết và phòng tránh những nguyên nhân gây bệnh là điều rất quan trọng, giúp giảm những ảnh hưởng xấu của bệnh gây ra”, bác sĩ Thể nói.
Theo bác sĩ Thể, sa sút trí tuệ là một nhóm các rối loạn nhận thức đặc trưng bởi giảm trí nhớ, khó khăn trong việc diễn đạt ngôn ngữ, hoạt động, nhận diện đồ vật và rối loạn chức năng thực hiện, khả năng lập kế hoạch, tổ chức… Sa sút trí tuệ gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, tạo gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Video đang HOT
“Dù sa sút trí tuệ thường gặp ở người cao tuổi nhưng không phải là một quá trình lão hóa bình thường mà là một bệnh lý cần được chẩn đoán và điều trị sớm. Chính nhiều người nghĩ đây là do quá trình lão hóa nên không chữa trị đã khiến cho bệnh này ngày càng trầm trọng, nguy hiểm đến tính mạng”, bác sĩ Thể chia sẻ.
Vậy làm sao để nhận biết, một nào người nào đó mắc bệnh sa sút trí tuệ để sớm được điều trị. Về điều này, bác sĩ Thể cho biết, triệu chứng của bệnh này rất đa dạng, tùy vào từng giai đoạn bệnh. Ở giai đoạn nhẹ, triệu chứng nổi bật nhất là suy giảm trí nhớ ngắn hạn, có những thay đổi tính tình như trở nên khó tính hơn, dễ nóng giận và kích động.
Ở giai đoạn trung bình, người bệnh bắt đầu biểu lộ những khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày như tắm rửa, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân; mất khả năng tiếp thu những thông tin mới, bị rối loạn định hướng nặng về không gian và thời gian; các rối loạn hành vi trở nên nặng nề hơn, người bệnh hoang tưởng bị ám hại, trở nên nghi kỵ những người xung quanh hoặc vô cớ tấn công người khác.
Ở giai đoạn nặng, người bệnh mất toàn bộ khả năng độc lập trong sinh hoạt thường ngày, hoàn toàn lệ thuộc vào người chăm sóc. Người bệnh mất trí nhớ, không còn nhận biết được người thân trong gia đình, mất khả năng đi lại. Các biến chứng của giai đoạn cuối là suy kiệt, thiếu dinh dưỡng, viêm phổi hít và loét do tỳ đè…
“Người dân cần nâng cao sự hiểu biết cũng như cách phòng ngừa sa sút trí tuệ. Đối với người cao tuổi, nên ăn uống cân bằng, đủ chất, tránh những thực phẩm chứa nhiều mỡ, đường và muối; tăng cường luyện tập thể thao, tham gia các hoạt động giao tiếp xã hội; luôn sống vui vẻ, lạc quan; chơi các trò chơi trí tuệ cùng con cháu: chơi cờ, chơi game…
Bên cạnh đó, nên hạn chế các chất gây nghiện như rượu, bia, thuốc lá… và điều trị tốt các bệnh phối hợp như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, parkinson, phòng ngừa đột quỵ”, bác sĩ Thể khuyến cáo.
Hồ Quang
Theo motthegioi
Khám da liễu, phát hiện bị nhiễm độc kim loại
Có các trường hợp khám da liễu đã phát hiện nhiễm kim loại nặng (sắt, chì, thạch tín, đồng, thủy ngân...). Những bệnh nhân này hoàn toàn không biết mình nhiễm độc mà chỉ đơn giản là đi khám do thấy biểu hiện bất thường trên da.
Bệnh nhân bị nhiễm độc sắt lâu ngày biểu hiện qua da - Ảnh: BSCC
Nhiễm độc sắt biểu hiện qua da
Ông P.V.D (52 tuổi, ngụ tỉnh Lâm Đồng) đi khám bệnh da liễu vì trên mặt, cổ, sau gáy và lỗ tai có những mảng da dày sừng, màu xám đen.
Tại Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, bệnh nhân được bác sĩ kiểm tra và ghi nhận da bị tăng sắc tố, các nang lông mọc sẩn sừng nhỏ li ti, mống mắt có quầng xanh.
Tiến sĩ - bác sĩ Lê Thái Vân Thanh, Trưởng Khoa Da liễu - Thẩm mỹ da, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, đánh giá đây không đơn giản là các biểu hiện do bệnh ngoài da nên đã hỏi thêm hoàn cảnh của bệnh nhân và chỉ định làm thêm các xét nghiệm cần thiết.
Qua các xét nghiệm cho thấy bệnh nhân suy thận giai đoạn hai, phổi thâm nhiễm, men gan cao. Đồng thời, xét nghiệm sắt trong huyết thanh cho kết quả chỉ số cao bất thường. Bác sĩ kết luận, ông D. bị suy đa cơ quan do nhiễm độc sắt.
Bệnh nhân P.V.C (47 tuổi, ngụ TP.HCM) cũng đang được theo dõi vì nghi ngờ nhiễm độc kim loại nặng. Bệnh nhân phải đi khám da liễu vì nổi sẩn ngứa đến nổi không ngủ được, sần đỏ từ hai bàn tay lan lên cánh tay, môi khô tróc vảy.
"Biểu hiện này của bệnh nhân khác hẳn với dị ứng thông thường nên cần làm thêm một số xét nghiệm để truy tìm nguyên nhân gây bệnh. Đã có nhiều trường hợp uống thuốc đông y trôi nổi, không rõ nguồn gốc bị nhiễm độc kim loại nặng như thủy ngân, chì. Trước mắt, bệnh nhân được điều trị viêm da tiếp xúc dị ứng toàn thân để cải thiện các sang thương gây ngứa ngáy", bác sĩ Vân Thanh cho biết.
Về phần mình, bệnh nhân cho biết trước khi có các biểu hiện ngoài da như trên, ông có mua thuốc dạng viên tễ uống để bồi dưỡng cơ thể do hằng ngày làm công việc bốc vác rất nặng nhọc. Qua hai tuần uống thuốc tễ, da ông P. bắt đầu phát bệnh.
Nhiều nguyên nhân nhiễm độc kim loại
Bác sĩ Thanh Vân cho biết, có các trường hợp khám da liễu đã phát hiện ra nhiễm kim loại nặng chủ yếu là sắt, chì, thạch tín, đồng, thủy ngân... Những bệnh nhân này đều không hay biết mình nhiễm độc mà chỉ đơn giản là đi khám do thấy biểu hiện bất thường trên da.
"Biểu hiện trên da của các trường hợp nhiễm độc kim loại nặng có vẻ giống như viêm da tiếp xúc dị ứng toàn thân, bất thường ở lông, tóc, móng, mắt và chỉ số huyết học. Đặc biệt, bệnh nhân có kèm theo rối loạn của nội tạng như suy thận, gan to, men gan tăng cao...", bác sĩ Vân Thanh lưu ý.
Theo bác sĩ Vân Thanh: Nhiễm độc kim loại nặng được chia ra cấp tính và mạn tính. Nhiễm độc cấp tính, người bệnh có thể tử vong nhanh. Nhiễm độc mạn tính tuy không gây chết người ngay nhưng các dấu hiệu khó thấy, tiến triển âm thầm, đến khi phát hiện thì hầu như đã ở giai đoạn nặng. "Khi nhiễm độc đã nặng qua thời gian dài, chỉ có thể điều trị bảo tồn cho bệnh nhân chứ cơ quan nội tạng gần như suy yếu không phục hồi được như cũ", bác sĩ Vân Thanh nhận định.
Nhiễm độc kim loại nặng có thể từ nhiều nguồn như ô nhiễm môi trường, đồ dùng nội thất (chì trong sơn), thực phẩm có dư lượng chất bảo vệ thực vật cao, thuốc trôi nổi không rõ nguồn gốc...
Trong đó, bác sĩ đặc biệt cảnh báo tình trạng quá tải sắt trong cơ thể gây ra ngộ độc khá dễ gặp. Cơ thể quá tải sắt do các nguyên nhân: sử dụng vitamin tổng hợp bổ sung vi chất bừa bãi, không có ý kiến bác sĩ; chế độ dinh dưỡng không hợp lý, ăn quá nhiều thực phẩm chứa sắt trong khi cơ thể đã dư thừa.
Lưu ý, ăn thực phẩm chứa sắt kết hợp với thực phẩm giàu canxi cũng có thể làm gián đoạn quá trình hấp thu sắt của cơ thể.
Khi đang uống viên sắt mà ăn nhiều chất xơ, rau củ cũng làm nguy cơ quá tải sắt do các chất xơ sẽ gắn kết với sắt tạo thành phức hợp phân tử không thể hấp thu được.
Theo Thanh niên
Chúng ta có hiểu sai về căn bệnh Alzheimer? Một nghiên cứu được đăng tải trên chuyên san y học Anh Quốc - British Medical Journal phát hiện những người có sức khỏe tim mạch tốt vào độ tuổi 50 sẽ có tỉ lệ sa sút trí tuệ thấp hơn khi lớn tuổi. Kết quả này khẳng định những chứng cứ gần đây cho thấy hệ tim mạch khỏe mạnh ở độ...