Người dân dẫn bộ xe máy qua giao lộ vì đèn giao thông mất điện
Nhiều tài xế không dám lái ô tô qua giao lộ quốc lộ 22 – Giáp Hải (H.Củ Chi, TP.HCM) vì đèn tín hiệu giao thông tại đây không hoạt động khiến giao thông ùn tắc nghiêm trọng.
Ngày 10.1, mạng xã hội lan truyền đoạn clip ghi lại hình ảnh đèn giao thông tại một giao lộ mất tín hiệu. Nhiều tài xế ô tô không dám lái xe vượt qua giao lộ này vì mức phạt vượt đèn đỏ theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP từ 18 – 20 triệu đồng.
Các phương tiện ô tô không dám di chuyển qua giao lộ. Trong khi đó, người đi xe máy xuống xe dẫn bộ qua giao lộ vì đèn giao thông không hoạt động. ẢNH: CẮT TỪ CLIP
Theo hình ảnh trong clip, dòng phương tiện ô tô, xe tải, xe khách, container nối đuôi nhau xếp hàng dài trên đường. Nhiều tài xế xuống xe đứng chờ vì kẹt xe không thể di chuyển.
Trong khi đó, trên làn xe máy nhiều người xuống xe dẫn bộ phương tiện để di chuyển qua giao lộ.
Qua tìm hiểu, vụ việc xảy ra tại giao lộ quốc lộ 22 – Giáp Hải (trước cổng Bến xe Củ Chi, H.Củ Chi) vào khoảng 9 giờ 30 cùng ngày.
Bất ngờ với lý do dắt bộ xe máy qua giao lộ ở TP.HCM
Chia sẻ với Báo Thanh Niên, một tài xế tên T. cho biết, hơn 9 giờ cùng ngày, anh lái ô tô đến giao lộ trên, phát hiện trụ đèn tín hiệu giao thông không hiển thị đèn. Anh và nhiều tài xế khác không dám vượt qua giao lộ. Các phương tiện sau đó ùn ứ lại, gây kẹt xe nghiêm trọng nhiều km trên quốc lộ 22.
Anh T. cho hay đã gọi điện phản ánh với tổng đài 1022 tình trạng trên và dùng điện thoại quay clip lại làm bằng chứng trước khi lái xe rời đi.
Cũng theo anh T., do mức phạt hiện nay là khá cao nên chỉ một vài tài xế như anh khi quay clip lại làm bằng chứng rồi lái xe qua giao lộ, nhưng nhiều tài xế khác dừng đậu phía sau xe anh không dám di chuyển, tiếp tục dừng xe trên đường.
Cũng theo anh T., anh dừng xe gần 10 phút tại giao lộ này nhưng không thấy CSGT đến điều tiết phân luồng, khiến nhiều người tham gia giao thông bức xúc.
Liên quan vụ việc này, trao đổi với Báo Thanh Niên, một cán bộ Trạm CSGT Tây Bắc cho biết, đèn giao thông sáng nay trước cổng Bến xe Củ Chi bị hư (mất điện) nên xảy ra vụ việc. Đơn vị đã phối hợp các bên liên quan khắc phục sự cố, phân luồng giao thông ngay sau đó. Đến thời điểm hiện tại giao thông đã trở lại bình thường.
Mất cả gia đình vì tai nạn, cụ ông gần 40 năm làm việc xúc động
Trong 2 vụ tai nạn giao thông, ông Trương Ái Khanh mất vợ, 2 người con và chị gái. Sau nỗi đau đó, cụ ông ở Trung Quốc quyết tâm trở thành người điều tiết giao thông, giữ an toàn cho người đi đường.
Mới đây, cư dân mạng tại Trung Quốc ngưỡng mộ trước câu chuyện một người đàn ông 74 tuổi tình nguyện dành 36 năm để điều tiết giao thông ở nơi mình sống. Dư luận càng xúc động hơn khi biết nguyên nhân khiến ông làm việc này.
Cụ ông 74 tuổi tình nguyện làm người điều tiết giao thông, giữ an toàn cho người đi đường (Ảnh: SCMP).
Theo đó, người đàn ông nói trên là ông Trương Ái Khanh, sống tại tỉnh Vân Nam (Trung Quốc). Năm 1990, một vụ tai nạn ô tô đã cướp đi sinh mạng chị gái của ông. 6 năm sau, vợ và 2 người con song sinh của ông cũng qua đời vì lí do tương tự.
Từ đó, ông Khanh đột ngột mất cả gia đình. Trong căn nhà vốn đầy ắp tiếng cười suốt 30 năm giờ chỉ còn lại một người. Điều này càng khiến ông Khanh cảm thấy cô đơn và đau đớn.
Sau một thời gian suy ngẫm, để vượt qua mất mát khủng khiếp, ông Khanh quyết định trở thành người điều tiết giao thông ở địa phương mà mình sinh sống, với mong muốn không để thêm vụ tai nạn thương tâm nào xảy ra.
Hằng ngày, cứ 6h, ông Khanh lại có mặt trên đường, điều tiết giao thông (Ảnh: SCMP).
Hằng ngày, cứ đúng 6h, ông lại đi xe buýt đến bệnh viện, đứng ở góc đường và điều tiết giao thông trong giờ cao điểm. Ông Khanh chọn địa điểm là bệnh viện bởi nơi này từng phẫu thuật tĩnh mạch miễn phí cho ông. Vì bị khiếm thính, ông viết 2 chữ "người điếc" trên mũ.
Không những vậy, cứ cách 10 ngày, ông đều yêu cầu bạn bè báo cáo tình hình để chắc chắn rằng họ vẫn còn an toàn và khỏe mạnh.
Hoàn cảnh không mấy khá giả, cụ ông thường xuyên ăn cơm thừa và mì ăn liền. Hằng tháng, ông chỉ được ăn đồ ăn mặn 1 lần. Khi không điều tiết giao thông, ông Khanh thường đi xin tiền người đi đường, tay cầm một tấm ván gỗ có ghi dòng cảnh báo về nạn buôn người. Cụ ông được cho là đã giúp cảnh sát bắt giữ hơn 300 kẻ trộm và đối tượng buôn người.
Cụ ông được nhiều người ngưỡng mộ vì tấm lòng của mình (Ảnh: SCMP).
Ông cũng thường xuyên thu gom chai lọ rỗng để kiếm thêm tiền, sống tiết kiệm, dành dụm rồi giúp đỡ những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.
Ông Khanh đã duy trì việc làm này suốt 36 năm. Cảnh sát địa phương thấu hiểu hoàn cảnh và tấm lòng của cụ ông nên đã để ông được giúp đỡ người khác.
Hình ảnh trái ngược đến khó tin được ghi nhận tại 1 ngã tư Hà Nội so với 1 tháng trước đây Sau 2 ngày áp dụng mức xử phạt vi phạm giao thông mới, tình hình giao thông tại các nút giao có chuyển biến rõ rệt, phần lớn người dân đều có ý thức chấp hành đèn tín hiệu. Theo Nghị định 168 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, đối với người điều khiển ô tô vi phạm không chấp hành hiệu lệnh...