Người dân Crimea không còn quá bận tâm về nhu cầu nước ngọt từ Ukraine?
Vấn đề cung cấp đủ nước ngọt cho bán đảo Crimea là điều khiến Nga đau đầu nhưng theo đánh giá thì hiện tại, điều này đã không còn nặng nề.
Bán đảo Crimea sẽ không còn cần tới nguồn nước ngọt từ Dnepr? Ảnh minh họa
“Kiev là một đối tác không đáng tin cậy. Vì vậy, ngay cả khi Ukraine đột ngột muốn chấm dứt phong tỏa và nối lại nguồn cung cấp nước từ Dnepr thông qua kênh đào Bắc Crimea đến bán đảo, điều này – đơn giản sẽ không liên quan đến Crimea. Chúng tôi không còn cần nguồn nước này nữa”.
Bình luận trên được Phó Chủ tịch thứ nhất nghị viện Crimea – ông Efim Fix phát biểu trên sóng của đài phát thanh Sputnik ở Crimea.
Video đang HOT
Ông Fix lưu ý rằng, lúc này, công việc thăm dò quy mô lớn đang được thực hiện liên quan đến việc tìm kiếm nguồn nước để giải quyết triệt để nguồn cung cấp nước ngọt ổn định cho người dân Crimea. Ông tin tưởng rằng nhiệm vụ này sẽ được hoàn thành xuất sắc, bởi vì tất cả các biện pháp cần thiết đang được thực hiện.
“Hãy để họ ( chính quyền Ukraine) chăm sóc nước của họ, còn chúng tôi sẽ sử dụng nguồn nước của riêng mình”, vị quan chức nói trên nhấn mạnh.
Ông Fix khẳng định, vào tháng 7, kết quả khoan thăm dò đáy Biển Azov sẽ được công bố, sau đó Crimea sẽ có đủ nước ngọt.
Vị nghị sĩ đồng thời nói thêm, rằng chính quyền Crimea sẽ gửi đơn kiện lên các cơ quan chức năng quốc tế để trừng phạt những người tổ chức và thực hiện hành vi phong tỏa nguồn nước. Ông nói rõ, các tuyên bố không liên quan gì đến chủ đề nối lại cấp nước cho bán đảo.
Mỹ nói 80.000 lính Nga vẫn ở sát biên giới Ukraine
Lầu Năm Góc cho biết Nga mới rút vài nghìn người trong hơn 80.000 quân được triển khai gần biên giới Ukraine, dù Moskva cam kết hạ nhiệt căng thẳng.
Lực lượng lớn quân đội Nga vẫn bám trụ tại nhiều khu vực dọc biên giới với Ukraine, các quan chức cao cấp của Lầu Năm Góc ngày 5/5 cho biết, nói rằng đây vẫn là đợt triển khai quân lớn nhất của Moskva kể từ năm 2014.
Quân đội Nga từng lệnh cho một số đơn vị trong hơn 80.000 quân gần Ukraine trở về doanh trại trước ngày 1/5. Tuy nhiên, giới chức Mỹ cho hay tới nay mới chỉ có vài nghìn người rút đi, nhưng để lại thiết giáp và xe tải trong khu vực, dấu hiệu cho thấy họ có thể quay lại nếu Tổng thống Nga Vladimir Putin quyết định triển khai quân một lần nữa.
Lính đổ bộ đường không Nga trước cuộc diễn tập tại Taganrog ngày 22/4. Ảnh: AP .
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 4/5 cho biết ông kỳ vọng gặp Putin trong chuyến công du châu Âu vào tháng 6 để dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại thủ đô Brussels của Bỉ.
Theo các quan chức Mỹ, việc Nga duy trì lượng lớn binh sĩ tại biên giới với Ukraine là thông điệp từ Putin rằng Nga có thể sánh ngang hoặc thậm chí áp đảo lực lượng NATO tham gia các cuộc diễn tập Defender Europe tại châu Âu.
Diễn tập Defender Europe bắt đầu hôm 4/5 tại Albania và các khu vực khác ở Đông Âu, với khoảng 28.000 binh sĩ Mỹ và đồng minh tham gia, dự kiến kéo dài hai tháng. NATO sẽ tổ chức một cuộc diễn tập khác mang tên Steadfast Defender 21 tại Romania và Bồ Đào Nha.
Khu vực Donbas và bán đảo Crimea. Đồ họa: Washington Post .
Nga triển khai nhiều khí tài gồm xe tăng, pháo và thiết giáp hạng nặng tới khu vực gần biên giới với Ukraine từ cuối tháng 3. Hơn 10.000 quân nhân Nga, 1.200 đơn vị khí tài, 40 chiến hạm và 20 tàu hậu cần diễn tập ở Crimea hôm 22/4. Sau cuộc diễn tập, Bộ Quốc phòng Nga thông báo rút lực lượng gần biên giới với Ukraine.
Ukraine trục xuất nhân viên lãnh sự Nga Ngày 27/4, Bộ Ngoại giao Ukraine cho biết nước này sẽ trục xuất nhân viên lãnh sự Nga tại Odessa, nhằm đáp trả việc Moskva trục xuất một nhân viên ngoại giao làm việc tại Đại sứ quán Ukraine ở Moskva. Quang cảnh đại sứ quán Nga ở Ukraine ngày 19/4/2021. Ảnh: TASS/TTXVN Thông báo trên được đưa ra trong bối cảnh quan...