Người dân Crimea đổ xô rút tiền ngân hàng
Nhiều người đứng xếp hàng chờ rút tiền bên ngoài các ngân hàng ở Khu tự trị Crimea, Ukraine, trước thềm cuộc trưng cầu dân ý ngày 16.3 về quyết định sáp nhập vào Nga.
Nhiều người đứng xếp thành hàng dài trước một ngân hàng ở Crimea ngày 13.3 – Ảnh: AFP
Các quan chức chính quyền Crimea đã nỗ lực đảm bảo với người dân Crimea là sẽ không có vấn đề gì ảnh hưởng đến lương hưu hoặc tiền lương thanh toán qua hệ thống ngân hàng, theo AFP ngày 14.3.
Tuy nhiên, cũng theo AFP, vẫn chưa rõ hệ thống tài chính, ngân hàng sẽ hoạt động như thế nào nếu Crimea chính thức ly khai khỏi Ukraine.
Chính quyền lâm thời Ukraine đã bác bỏ tin đồn nói rằng tất cả tài khoản tiết kiệm ở Crimea đã bị đóng băng và chủ tài khoản chỉ được rút tiền giới hạn 300 hryvnia (32 USD)/ngày.
Video đang HOT
Khảo sát thực tế của AFP cho biết các ngân hàng ở Crimea đã điều chỉnh mức giới hạn tiền rút mỗi ngày là 1.500 hryvnia (16 USD) và nhiều người dân ở Crimea đã phải xếp hàng nhiều ngày liền trong tuần này để rút được càng nhiều tiền càng tốt.
“Tôi không thể rút tiền từ các máy ATM. Chúng không còn tiền mặt nữa. Vì thế tôi đến trụ sở chính của ngân hàng”, một người phụ nữ, đứng trong hàng dài chờ trước một ngân hàng ở Crimea, cho biết.
Thậm chí, nhiều người dân Crimea còn vay một lượng lớn tiền từ các ngân hàng với hy vọng họ sẽ không phải trả lại một khi Crimea tái sát nhập Nga, theo AFP.
Một nhân viên giấu tên của Ngân hàng PrivatBank tại thành phố Simferopol, Crimea cho AFP biết: “Mọi người đang hoảng loạn và chỉ muốn giữ tiền mặt trong nhà”.
Tại ngân hàng UniCredit ở Crimea, một viên giám đốc ngân hàng giấu tên cho AFP biết: “Nhiều người đóng tài khoản tiết kiệm và rút hết tiền trong tài khoản”.
“Thứ nhất là tình hình bất ổn chính trị và thứ hai là người dân Crimea không biết chuyện gì sẽ xảy ra kể từ ngày 17.3″, tức sau thời điểm trưng cầu dân ý.
Tại thủ đô Kiev, Thống đốc ngân hàng nhà nước Ukraine, ông Stepan Kubiv, cho biết tình hình an ninh phức tạp hiện tại đã làm ách tắc việc vận chuyển tiền mặt đến Crimea.
Theo TNO
Tổng thống Mỹ tuyên bố 'đứng về phía Ukraine'
Ngày 13.3, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã gặp Thủ tướng lâm thời Ukraine Arseniy Yatsenyuk. Ông Obama cam kết ủng hộ Ukraine trong vấn đề chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
Thủ tướng lâm thời Ukraine Arseniy Yatsenyuk (trái) và Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Nhà Trắng ngày 13.3 - Ảnh: AFP
Người phát ngôn Nhà Trắng Jay Carney cho biết cuộc gặp gỡ giữa ông Obama và ông Yatsenyuk tại Nhà Trắng thể hiện "sự thật rằng chúng tôi ủng hộ mạnh mẽ người dân Ukraine", theo AFP.
Ông Yatsenyuk tuyên bố chính quyền lâm thời Ukraine sẵn sàng đối thoại với Nga và kêu gọi Nga đối thoại mà không dùng súng đạn và xe tăng.
Trao đổi với Tổng thống Obama, ông Yatsenyuk khẳng định Ukraine sẽ không bao giờ đầu hàng trước Nga.
Ông Yatsenyuk cảnh báo rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin "sẽ bị buộc phải trả giá" nếu Nga không rút quân khỏi khu tự trị Crimea. Trước đó, lãnh đạo các nước nhóm G7 cũng đưa ra cảnh báo tương tự.
Tổng thống Obama nói nước Mỹ rất rõ ràng xem việc Nga can thiệp vào Crimea là vi phạm luật pháp quốc tế, cũng theo AFP.
"Chúng tôi nhấn mạnh rằng chúng tôi sẽ đứng về phía Ukraine và người dân Ukraine trong việc đảm bảo chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Ukraine", ông Obama cho biết thêm.
Cuộc gặp gỡ cấp cao này diễn ra trước thời điểm chính quyền khu tự trị Crimea tổ chức trưng cầu dân ý, vào ngày 16.3, về việc sáp nhập vào Nga.
Theo hãng tin Itar-Tass (Nga) ngày 12.3, lực lượng lính dù Nga đang tiến hành cuộc tập trận lớn nhất trong 20 năm qua tại miền tây Nga và không xa biên giới với Ukraine, với sự tham gia của 4.000 binh sĩ, 36 máy bay vận tải quân sự và một số phương tiện tác chiến. Sự kiện này diễn ra cùng lúc với cuộc tập trận của Mỹ với một số nước đồng minh gần Ukraine. Theo Reuters, lính Nga hiện kiểm soát nhiều căn cứ quân sự Ukraine tại Crimea và Crimea hiện là tâm điểm khủng hoảng Ukraine.
Theo TNO
Crưm sáp nhập vào Nga: 3 câu hỏi lớn Ngày 16/3 tới đây, Cộng hòa Tự trị Crưm thuộc Ukraina sẽ tiến hành trưng cầu dân ý để trả lời cho câu hỏi khu tự trị này có sáp nhập vào Liên bang Nga hay không. Cuộc trưng cầu dân ý bị chính quyền trung ương Kiev và phương Tây phản đối kịch liệt, coi là bất hợp pháp. Trong khi đó,...