Người dân có thể mua pháo hoa chơi Tết từ doanh nghiệp quốc phòng
Người dân có nhu cầu sử dụng pháo hoa không tiếng nổ dịp Tết Nguyên đán 2021 có thể mua tại doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng theo quy định tại Nghị định 137.
Công ty TNHH MTV Hóa chất 21 – Bộ Quốc phòng (trụ sở tại xã Phú Hộ, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ) đang hoàn thiện sản xuất, cung cấp đưa ra thị trường 6 loại sản phẩm pháo hoa phục vụ dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu bao gồm: sản phẩm ống phun nước bạc, nến cầm tay, sản phẩm cánh hoa xoay, cây hoa lửa, vòng xoay hoa lửa, sản phẩm thác nước bạc.
Đặc điểm chung của các loại pháo hoa dân dụng là không gây tiếng nổ, chỉ gây các hiệu ứng về ánh sáng, có thể có âm thanh nhưng không phải âm thanh nổ.
6 loại sản phẩm này thường được sử dụng trong các dịp: lễ, Tết, sinh nhật, giáng sinh, cưới hỏi, hội nghị, khai trương và các hoạt động văn hoá nghệ thuật.
Cửa hàng giới thiệu và bán pháo hoa trước cổng Nhà máy Z121 vừa đi vào hoạt động.
Theo đại diện Nhà máy Z121, thời gian qua, loại pháo hoa không tiếng nổ là sản phẩm nhận được sự quan tâm của nhiều người dân, vì từ 11/1/2021, người dân đủ điều kiện theo quy định tại Nghị định 137/2020 của Chính phủ sẽ được phép sử dụng.
Để kịp thời cung ứng các sản phẩm đáp ứng nhu cầu người dân trong dịp Tết, Nhà máy Z121 chính thức giới thiệu và mở bán các sản phẩm pháo hoa mà người dân được phép sử dụng tại cửa hàng trước cổng nhà máy; đồng thời triển khai thủ tục mở các cửa hàng giới thiệu và bán pháo hoa tại 29 tỉnh, thành phố trên cả nước.
Người dân có nhu cầu và đủ điều kiện (công dân đủ 18 tuổi) sẽ được phép mua pháo hoa trực tiếp tại cửa hàng bán sản phẩm của Nhà máy Z121. Khi mua hàng, người dân phải xuất trình chứng minh thư nhân dân, điền thông tin của người mua, các sản phẩm chọn mua để lưu trữ thông tin.
Một số loại pháo hoa người dân được phép sử dụng do Nhà máy Z121 sản xuất.
Theo hướng dẫn của Bộ Công an, pháo hoa mà các cơ quan, tổ chức, cá nhân được sử dụng là loại pháo được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, màu sắc, ánh sáng trong không gian, không gây ra tiếng nổ (điểm b Khoản 1 Điều 3 Nghị định 137 quy định).
Đối với loại pháo này, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì được sử dụng trong các trường hợp: lễ, Tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
Vì vậy, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng chỉ được mua pháo hoa của các tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng theo quy định tại Điều 14 Nghị định 137.
Video đang HOT
Các hành vi vi phạm về pháo sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP. Mức tiền phạt thấp nhất là 500.000 đồng, mức tối đa là 40.000.000 đồng, cụ thể:
- Lưu hành các loại giấy phép về quản lý, sử dụng pháo hoa không còn giá trị sử dụng bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng;
- Sử dụng các loại pháo mà không được phép bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng;
- Sản xuất, tàng trữ, mua, bán, vận chuyển trái phép pháo, thuốc pháo bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
- Mang vào hoặc mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam trái phép các loại pháo bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
Bên cạnh bị phạt tiền, toàn bộ số pháo là tang vật sẽ bị tịch thu theo quy định.
Đặc biệt, nếu đốt pháo nổ, pháo hoa nổ gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác thì người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội danh khác tương xứng với hậu quả nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản do hành vi đốt pháo gây ra.
Các hành vi phạm tội liên quan đến sản xuất, mua bán, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép các loại pháo có thể sẽ bị xử lý hình sự theo các tội quy định tại Bộ luật Hình sự năm 2015…
Người dân có nhu cầu sử dụng pháo hoa không tiếng nổ dịp Tết Nguyên đán 2021 có thể mua tại doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng theo quy định tại Nghị định 137.
Công ty TNHH MTV Hóa chất 21 – Bộ Quốc phòng (trụ sở tại xã Phú Hộ, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ) đang hoàn thiện sản xuất, cung cấp đưa ra thị trường 6 loại sản phẩm pháo hoa phục vụ dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu bao gồm: sản phẩm ống phun nước bạc, nến cầm tay, sản phẩm cánh hoa xoay, cây hoa lửa, vòng xoay hoa lửa, sản phẩm thác nước bạc.
Đặc điểm chung của các loại pháo hoa dân dụng là không gây tiếng nổ, chỉ gây các hiệu ứng về ánh sáng, có thể có âm thanh nhưng không phải âm thanh nổ.
6 loại sản phẩm này thường được sử dụng trong các dịp: lễ, Tết, sinh nhật, giáng sinh, cưới hỏi, hội nghị, khai trương và các hoạt động văn hoá nghệ thuật.
Cửa hàng giới thiệu và bán pháo hoa trước cổng Nhà máy Z121 vừa đi vào hoạt động.
Theo đại diện Nhà máy Z121, thời gian qua, loại pháo hoa không tiếng nổ là sản phẩm nhận được sự quan tâm của nhiều người dân, vì từ 11/1/2021, người dân đủ điều kiện theo quy định tại Nghị định 137/2020 của Chính phủ sẽ được phép sử dụng.
Để kịp thời cung ứng các sản phẩm đáp ứng nhu cầu người dân trong dịp Tết, Nhà máy Z121 chính thức giới thiệu và mở bán các sản phẩm pháo hoa mà người dân được phép sử dụng tại cửa hàng trước cổng nhà máy; đồng thời triển khai thủ tục mở các cửa hàng giới thiệu và bán pháo hoa tại 29 tỉnh, thành phố trên cả nước.
Người dân có nhu cầu và đủ điều kiện (công dân đủ 18 tuổi) sẽ được phép mua pháo hoa trực tiếp tại cửa hàng bán sản phẩm của Nhà máy Z121. Khi mua hàng, người dân phải xuất trình chứng minh thư nhân dân, điền thông tin của người mua, các sản phẩm chọn mua để lưu trữ thông tin.
Một số loại pháo hoa người dân được phép sử dụng do Nhà máy Z121 sản xuất.
Theo hướng dẫn của Bộ Công an, pháo hoa mà các cơ quan, tổ chức, cá nhân được sử dụng là loại pháo được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, màu sắc, ánh sáng trong không gian, không gây ra tiếng nổ (điểm b Khoản 1 Điều 3 Nghị định 137 quy định).
Đối với loại pháo này, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì được sử dụng trong các trường hợp: lễ, Tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
Vì vậy, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng chỉ được mua pháo hoa của các tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng theo quy định tại Điều 14 Nghị định 137.
Các hành vi vi phạm về pháo sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP. Mức tiền phạt thấp nhất là 500.000 đồng, mức tối đa là 40.000.000 đồng, cụ thể:
- Lưu hành các loại giấy phép về quản lý, sử dụng pháo hoa không còn giá trị sử dụng bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng;
- Sử dụng các loại pháo mà không được phép bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng;
- Sản xuất, tàng trữ, mua, bán, vận chuyển trái phép pháo, thuốc pháo bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
- Mang vào hoặc mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam trái phép các loại pháo bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
Bên cạnh bị phạt tiền, toàn bộ số pháo là tang vật sẽ bị tịch thu theo quy định.
Đặc biệt, nếu đốt pháo nổ, pháo hoa nổ gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác thì người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội danh khác tương xứng với hậu quả nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản do hành vi đốt pháo gây ra.
Các hành vi phạm tội liên quan đến sản xuất, mua bán, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép các loại pháo có thể sẽ bị xử lý hình sự theo các tội quy định tại Bộ luật Hình sự năm 2015…
Lạng Sơn sẵn sàng phương án giảm quá tải tại các khu cách ly
Trước tình hình dòng người trở về từ Trung Quốc ngày càng đông, tỉnh Lạng Sơn đã lên phương án mở thêm các khu cách ly tập trung, chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng tiếp nhận công dân trở về nước đón Tết.
Lạng Sơn có đường biên giới hơn 230 km tiếp giáp tỉnh Quảng Tây Trung Quốc, nhiều đường mòn lối mở nên ngay từ khi xuất hiện dịch bệnh COVID-19 đã là một trong những điểm nóng trên toàn quốc.
Số lượng người về quá đông đã khiến các khu cách ly tập trung trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn rơi vào tình trạng quá tải
Thời điểm cận Tết Nguyên đán, số lượng người người nhập cảnh trái phép vào Lạng Sơn đang ngày càng gia tăng. Chỉ tính nửa tháng qua, Bộ đội Biên phòng tỉnh Lạng Sơn đã phát hiện hơn 400 người nhập cảnh trái phép. 156 lán chốt trên biên giới đã và đang tuần tra, kiểm soát suốt ngày đêm trên toàn tuyến, giám sát chặt chẽ đường mòn, lối mở ngăn chặn triệt để người nhập cảnh trái phép bất kể thời tiết khắc nghiệt.
Lấy lý do hoàn cảnh tìm kế sinh nhai xuất cảnh, nhập cảnh trái phép, khi trở về không ít người tìm mọi cách chui lủi, trốn tránh lực lượng chức năng để không phải đi cách ly tập trung. Thiếu tá Ngô Cao Khải, cán bộ Đồn Biên phòng cửa khẩu Chi Ma, cho biết: "Một số trường hợp rất quanh co. Lúc đầu người ta không nhận. Có những trường hợp đi 8,9 năm rồi về vẫn cứ bảo lên trên này lấy quần áo, đi tìm ong... Qua quá trình xác minh thì không phải như thế. Bằng các biện pháp nghiệp vụ chúng tôi kiểm tra là đã có thể biết. Ví dụ như kiểm tra hành lý thấy nào là bao thuốc Trung Quốc, nào là đồ ăn Trung Quốc thì khẳng định họ đi Trung Quốc trở về. Những trường hợp như thế này chúng tôi cương quyết yêu cầu đưa đi cách ly".
Tính đến ngày 17/1/2021, tỉnh Lạng Sơn đã tiếp nhận và cách ly gần 13.000 công dân trở về tại các cơ sở cách ly tập trung, gần 9.000 chuyên gia cách ly tại các khách sạn có trả phí... Thời gian qua, tỉnh Lạng Sơn vẫn duy trì 2 khu cách ly tập trung tại Khu Đồng Bành, khu Chiến Thắng thuộc huyện Chi Lăng với sức chứa khoảng 800 người. Gần đây, trung bình mỗi ngày 2 khu cách ly trên tiếp nhận khoảng 100 người, gấp nhiều lần so với thời gian trước. Tình trạng nhập cảnh trái phép của công dân Việt Nam dịp Tết cổ truyền tăng đột biến dẫn đến việc quá tải tại các khu cách ly.
Ngày 19/1/2021 tỉnh Lạng Sơn đã triển khai thực hiện mở lại khu vực cách ly số 01 (thuộc trung đoàn 123, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Lạng Sơn) để sẵn sàng cách ly cho công dân Việt Nam trở về trong dịp Tết nguyên đán 2021
Ngày 19/1, tỉnh Lạng Sơn đã triển khai thực hiện mở lại khu vực cách ly số 01 (thuộc trung đoàn 123, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Lạng Sơn) để tiếp nhận cách ly công dân Việt Nam trở về trong dịp Tết nguyên đán 2021. Khi đi vào hoạt động, cả 3 cơ sở này sẽ có tổng sức chứa khoảng 1.200 người.
Mặt khác, Lạng Sơn cũng phối hợp Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bắc Giang đề nghị tiếp nhận cách ly khi các khu vực cách ly tại Lạng Sơn rơi vào quá tải. Ông Đào Đình Cường, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Lạng Sơn cho biết: Với số lượng người về vẫn tăng cao như hiện nay, tỉnh Lạng Sơn cũng xây dựng một số phương án để khắc phục việc quá tải tại các khu cách ly.
Để các khu cách ly đảm bảo theo đúng quy định, ngành Y tế tỉnh đã phối hợp với Công an, Quân đội để đảm bảo an ninh tại các khu cách ly, phun tiêu khử trùng hằng ngày, đảm bảo khoảng cách giữa các giường với nhau trong khu cách ly cũng như công tác xét nghiệm dịch bệnh... Đa số những công dân thực hiện cách ly tại tỉnh Lạng Sơn đều thuộc các tỉnh, thành khác trên toàn quốc, người Lạng Sơn chỉ chiếm tỉ lệ dưới 10%.
"Chúng tôi rất mong muốn các tỉnh khác trong nội địa sẽ chia sẻ, san sẻ việc hỗ trợ cách ly với tỉnh Lạng Sơn để đảm bảo số công dân trở về nhưng cũng phải đảm bảo được các nguyên tắc phòng chống dịch", ông Cường đề nghị./.
Người dân được sử dụng loại pháo hoa nào dịp Tết Nguyên đán? Bộ Công an hướng dẫn người dân cách phân biệt pháo hoa nổ và pháo hoa được phép sử dụng trong các dịp lễ, Tết, sinh nhật. Từ 11/1/2021, Nghị định số 137/2020/NĐ-CP (Nghị định 137) về quản lý, sử dụng pháo chính thức có hiệu lực thi hành. Nghị định này sẽ thay thế Nghị định số 36/2009/NĐ-CP ngày 15/4/2009 của Chính...