Người dân có thể cách ly tại nhà khi đi lại giữa các tỉnh
Người dân di chuyển từ tỉnh này đến tỉnh khác, không phải cách ly tập trung mà được cách ly tại nhà hoặc nơi lưu trú, theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết như trên khi trả lời VnExpress về hướng dẫn giám sát, xét nghiệm, cách ly người dân di chuyển giữa các địa phương, ban hành ngày 4/10.
“Người dân không phải cách ly tập trung nếu các thành viên trong gia đình cùng chấp thuận cùng cách ly tại nhà”, ông nói và khẳng định việc cách ly tại nhà phù hợp với chủ trương thích ứng an toàn, linh hoạt với Covid-19 mà Thủ tướng đã nhiều lần nêu ra gần đây.
Trước thực tế nhiều tỉnh, thành đang áp dụng các biện pháp xét nghiệm, cách ly khác nhau với người dân di chuyển vào địa bàn, Thứ trưởng Sơn nói mỗi địa phương có những đặc thù và tình hình dịch bệnh riêng. “Các tỉnh, thành có thể đưa thêm quy định để đảm bảo phù hợp với thực tiễn, nhưng tối thiểu phải đáp ứng các điều kiện mà Bộ Y tế đã hướng dẫn”, ông nói.
Như vậy, việc áp dụng biện pháp xét nghiệm, cách ly cụ thể còn tùy thuộc vào quy định của địa phương. Tuy nhiên, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn đề nghị các địa phương khi áp dụng biện pháp chống dịch phải căn cứ theo quy định khung của Bộ Y tế.
Lực lượng chức năng kiểm soát người ra vào TP Hải Phòng trên cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, tháng 2/2021. Ảnh: Giang Chinh
Sau khi Bộ Y tế ban hành hướng dẫn nêu trên, một số tỉnh, thành cho biết sẽ xem xét điều chỉnh biện pháp cách ly, xét nghiệm người vào địa bàn.
Ông Nguyễn Văn Tùng, Chủ tịch UBND TP Hải Phòng , cho biết đối với người ở các khu vực đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16, thì không được di chuyển ra khỏi nơi đang giãn cách. Trường hợp bất khả kháng, khi về thành phố, phải cách ly tập trung 14 ngày; xét nghiệm 3 lần. Kết thúc thời gian cách ly tập trung, người dân tiếp tục theo dõi sức khỏe tại nhà 7 ngày. Người cách ly phải tự trả các chi phí.
Người đến từ địa phương đang áp dụng Chỉ thị 15 và Chỉ thị 19, nếu đã tiêm đủ liều vaccine qua 14 ngày kể từ mũi tiêm cuối, được cách ly tại nhà 7 ngày; xét nghiệm một lần; tuân thủ 5K. Người chưa tiêm đủ liều vaccine hoặc tiêm đủ liều nhưng chưa qua 14 ngày, được cách ly tại nhà 14 ngày; xét nghiệm một lần.
Người đến từ khu vực có dịch khác, nếu là F0 khỏi bệnh sẽ được cách ly tại nhà 7 ngày; xét nghiệm một lần, nếu kết quả âm tính được kết thúc cách ly. Người tiêm đủ liều vaccine Covid-19 và đã qua 14 ngày, được cách ly tại nhà 14 ngày; xét nghiệm hai lần; tuân thủ 5K.
Người chưa tiêm đủ liều vaccine hoặc tiêm đủ liều nhưng chưa qua 14 ngày, phải cách ly tập trung 14 ngày; xét nghiệm 3 lần; tự trả chi phí. Sau đó, những người này tiếp tục tự theo dõi sức khỏe tại nhà thêm 7 ngày. Người già yếu, bệnh lý nặng, trẻ nhỏ được cách ly tại nhà 14 ngày; xét nghiệm ba lần.
Tại Đà Nẵng , từ ngày 29/9, chính quyền nới lỏng cho người dân được ra vào thành phố với điều kiện: Người đến từ vùng không có dịch (vùng không có ca mắc cộng đồng trong 14 ngày hoặc không áp dụng Chỉ thị 15, 16…); xét nghiệm PCR âm tính trong 72h hoặc test nhanh.
Người dân trước khi đến Đà Nẵng thì vào mục “Đăng ký vào Đà Nẵng” trên app mobike Danang Smart City hoặc truy cập trang web khaibaoyte.danang.gov.vn để đăng ký trực tuyến (thay vì liên hệ trực tiếp như trước), và được cấp mã QR, thay thế cho khai báo y tế khi vào thành phố.
Video đang HOT
Với hướng dẫn mới của Bộ Y tế, lãnh đạo thành phố cho biết sẽ giao Sở Y tế có văn bản hướng dẫn cho các đơn vị thực hiện.
“Tuy nhiên chúng tôi cũng rất lo lắng về việc cách ly tại nhà, vì thời gian gần đây nhiều địa phương đón người về từ vùng dịch ở các tỉnh phía Nam đã phát hiện nhiều ca dương tính”, một lãnh đạo Đà Nẵng nói và cho biết thành phố có thể sẽ ban hành một số quy định theo đặc thù của địa phương. Đà Nẵng cũng sẽ huy động tối đa tổ Covid cộng đồng để giám sát người từ vùng dịch về.
Lực lượng chức năng kiểm soát người ra vào thành phố Đà Nẵng, tại chốt cửa ngõ Hòa Phước (giáp tỉnh Quảng Nam), ngày 29/9. Ảnh: Nguyễn Đông
Đà Nẵng đang siết chặt các cửa ngõ, yêu cầu tất cả người trên phương tiện vào thành phố phải được lấy mẫu test nhanh và đến nay đã phát hiện 10 F0 về từ vùng dịch.
Những ngày qua, người dân Đà Nẵng về từ vùng dịch không nhiều. Trong ngày 4/10, có 24 người, ngày 3/10 là 34 người; cộng dồn từ đầu đợt dịch lần này đến nay có 3.158 người về thành phố; trong đó 105 người phải cách ly tập trung; 40 người dương tính.
Tại Hà Tĩnh , tỉnh tổ chức kiểm soát người về từ phía Nam tại cửa ngõ ở xã Kỳ Nam, thị xã Kỳ Anh. Những trường hợp ho, sốt sẽ được đưa đi cách ly tập trung. Với người ngoại tỉnh, sau khi loại trừ yếu tố dịch tễ sẽ được lực lượng chức năng hỗ trợ tiếp tục hành trình. Những người về lưu trú tại tỉnh sẽ được bàn giao cho các huyện, thị xã, thành phố để có những phương án chống dịch phù hợp.
Tại cuộc họp chống dịch Covid-19 chiều 4/10, Ban chỉ đạo tỉnh xác định thời gian tới việc cách ly tại nhà “là chủ đạo”. Với các trường hợp cách ly tập trung, các địa phương cần rà soát lại những người có hoàn cảnh khó khăn để có chính sách giúp đỡ.
Hà Tĩnh có hơn 191.000 người làm việc ngoại tỉnh, trong đó 70% là các tỉnh, thành phía Nam; TP HCM đông nhất với 29.500 người, Bình Dương 23.000, Đồng Nai hơn 10.000…
Từ cuối tháng 7 đến nay, tỉnh đón miễn phí hơn 2.000 người từ TP HCM và các tỉnh phía Nam về quê bằng một chuyến tàu hỏa và 6 chuyến bay. Tối 1/10, UBND Hà Tĩnh đồng ý cho Công ty cổ phần Du lịch Hà Tĩnh tổ chức đón người dân từ các tỉnh phía Nam về quê bằng đường hàng không, kinh phí 6,5 triệu đồng/người, dự kiến ngày 15/10 sẽ bay chuyến đầu tiên.
Cảnh sát làm nhiệm vụ kiểm soát người vào Hà Tĩnh tại chốt ở cửa ngõ phía Nam, thị xã Kỳ Anh, tháng 7/2021. Ảnh: Đức Hùng
Tại Vĩnh Phúc , ông Lê Duy Thành, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết sẽ nghiên cứu để sửa đổi các biện pháp cách ly, xét nghiệm với người đến địa bàn, cho phù hợp với hướng dẫn của Bộ Y tế.
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế ngày 3/10, người dân từ khu vực nguy cơ rất cao, nguy cơ cao đến nơi nguy cơ tương đương hoặc thấp hơn, nếu đã tiêm đủ liều vaccine hoặc F0 khỏi bệnh, thì trước khi di chuyển phải làm xét nghiệm trong 72h; đến nơi tự cách ly tại nhà 7 ngày, làm xét nghiệm hai lần tiếp theo. Với người chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều, Sở Y tế nơi tiếp nhận sẽ đánh giá dịch tễ và tình hình dịch bệnh trên địa bàn, để xem xét cho người dân tự cách ly tại nhà 14 ngày; lấy mẫu xét nghiệm nhanh kháng nguyên định kỳ 2-3 ngày/lần hoặc xét nghiệm PCR 5-7 ngày/lần.
Người từ khu vực nguy cơ đến nơi nguy cơ tương đương hoặc bình thường mới, không cần xét nghiệm nếu đã có chứng nhận tiêm chủng đủ liều hoặc F0 khỏi bệnh. Người chưa tiêm vaccine hoặc tiêm chưa đủ liều, đi từ khu vực nguy cơ đến nơi khác, phải cách ly tại nhà 7 ngày; tự theo dõi sức khỏe 14 ngày tiếp theo.
Ước mơ đại học dang dở của chàng trai tử nạn trong khi trực chốt Covid-19
Vừa nhận tin vui đậu vào Trường đại học Công nghệ thông tin TPHCM thì Trường bất ngờ gặp nạn khi đang trong quá trình trực chốt kiểm soát phòng dịch, bỏ lại giấc mơ mà em ấp ủ bấy lâu nay.
Ngày 27/9, gia đình, chính quyền địa phương, bà con lối xóm đã tổ chức xong tang lễ cho em Hoàng Xuân Trường (SN 2003, trú tại tổ dân phố Hồng Hải, phường Kỳ Phương, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh). Sự ra đi đột ngột của em không chỉ để lại nỗi đau quá lớn đối với gia đình mà nhiều người địa phương vẫn còn bàng hoàng.
Người thân ai cũng bàng hoàng, suy sụp trước sự ra đi đột ngột, thương tâm của Trường (Ảnh: Xuân Sinh).
Từ khi nhận tin dữ về con, bà Hoàng Thị Liên (SN 1975) bị suy sụp hoàn toàn. Cứ nghĩ về đứa con tội nghiệp của mình, chị lại ngất lên ngất xuống.
Ông Hoàng Xuân Trực (64 tuổi, bác ruột của em Trường) ngậm ngùi: "Cháu ngoan và trách nhiệm lắm. Thi tốt nghiệp xong là cháu viết đơn xin đi trực chốt kiểm soát phòng Covid-19. Khi biết tin đậu đại học cháu vui lắm. Khi cháu đang chuẩn bị để làm thủ tục nhập học thì gặp nạn".
Trường là con thứ 2 trong gia đình có 3 chị em. Bố mất khi em vừa mới lên lớp 4. Từ đó, một mình mẹ nuôi 3 chị em Trường ăn học. Thấu hiểu được hoàn cảnh gia đình, Trường luôn nỗ lực để học tập và làm chỗ dựa cho mẹ, cho gia đình.
"Trường là niềm tự hào, niềm hy vọng của gia đình. Vậy mà điều tồi tệ đã xảy ra với người cháu của tôi", ông Trực nghẹn ngào nói.
Bác ruột nghẹn ngào khi nói về người cháu tội nghiệp của mình (Ảnh: Xuân Sinh).
Trường cũng là Phó Bí thư Chi đoàn tổ dân phố Hồng Hải (phường Kỳ Phương). Sau khi kết thúc kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2021, em đã viết đơn tình nguyện và tham gia trực chốt kiểm soát dịch Covid-19 tại điểm chốt xã Kỳ Nam (thị xã Kỳ Anh) từ 16/8.
"Hơn một tháng đi trực chốt, có nhiều lúc nó trực từ nửa đêm đến sáng. Nó nói mình là Phó Bí thư Chi đoàn càng phải gương mẫu thì nói các bạn mới nghe", Hoàng Thị Loan (chị gái Trường) cho biết.
Thế nhưng thật đau lòng, khoảng 0h30 ngày 25/9, khi Trường đang trong ca trực chốt phòng dịch Covid-19 tại điểm xã Kỳ Nam (thị xã Kỳ Anh) thì gặp tai nạn giao thông. Dù em được mọi người đưa đi cấp cứu nhưng em đã không qua khỏi.
Nguyên nhân ban đầu được xác định là do mưa lớn, trời tối, khuất tầm nhìn nên xe của Trường đã đâm vào cột mốc bên đường.
"Lúc nhận tin ai cũng suy sụp. Trường từng chia sẻ ước mơ trở thành chàng kỹ sư tin học, học xong sẽ trở về xin việc tại khu công nghiệp gần nhà để giúp mẹ và gia đình. Vậy mà em nó chưa kịp thực hiện ước mơ của mình thì mãi không về nữa", Loan ngậm ngùi.
Đến bây giờ người chị gái vẫn bàng hoàng trước sự ra đi của cậu em trai (Ảnh: Xuân Sinh).
Cũng theo Loan, khi biết mình đậu vào Trường đại học Công nghệ thông tin TPHCM, Trường đã đăng ký một lớp học tiếng Trung để sau này phục vụ cho công việc được tốt hơn.
"Lúc đậu vào đại học nó vui lắm. Nó bảo chị ơi em sắp thực hiện được ước mơ của mình rồi. Gần nhà có khu công nghiệp Formosa, người biết tiếng Trung sẽ có nhiều lợi thế, nên nó đã đăng ký học. Nó đã tính toán rất kỹ lưỡng rồi, nhưng mọi thứ giờ đành phải gác lại", Loan nghẹn ngào khi chia sẻ về giấc mơ của người em trai xấu số.
Nhận xét về cậu học trò của mình, thầy Nguyễn Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường THPT Lê Quảng Chí (thị xã Kỳ Anh) cho biết, Trường là một học sinh ngoan hiền và rất trách nhiệm với các hoạt động, công việc tại trường.
"Trường là một học rất nghị lực. Vừa rồi điểm xét tuyển em ấy cũng đậu vào Trường đại học Công nghệ thông tin TPHCM. Em ấy cũng là một trong những học sinh mồ côi giàu nghị lực vừa được UBND thị xã Kỳ Anh khen thưởng. Tiếc rằng, em chưa kịp thực hiện ước mơ của mình", thầy Tuấn chia sẻ.
Theo chị Trần Thị Thanh Hoa - Bí thư Thị đoàn thị xã Kỳ Anh, Trường là đoàn viên năng nổ, có nhiều hoạt động tích cực. Thời điểm xảy ra sự việc là ca trực chốt của em Trường.
"Hôm đó là ca trực của Trường từ 0h đến 6h sáng ngày 25/9. Em ấy cũng đã đến điểm chốt để nhận ca trực, rồi sau đó đi chở bạn, trên đường đi thì gặp nạn. Sự việc thực sự khiến mọi người rất đau lòng", chị Hoa chia sẻ.
Cũng theo Bí thư Thị đoàn thị xã Kỳ Anh, đơn vị cũng đang phối hợp với chính quyền địa phương để nghiên cứu xem xét thống nhất một chính sách hỗ trợ cho em.
"Phía chính quyền đã hỗ trợ toàn bộ tiền mai táng phí. Về phía Thị đoàn cũng đang làm hồ sơ để gửi lên các cấp đề nghị tuyên dương, vinh danh em Trường", Bí thư Thị đoàn thị xã Kỳ Anh cho biết.
Theo lãnh đạo UBND thị xã Kỳ Anh, đơn vị này đang chỉ đạo các ngành liên quan nghiên cứu các quy định để sớm xem xét hỗ trợ cho gia đình em Trường.
Nam thanh niên thiệt mạng vì tai nạn sau khi rời chốt trực Covid-19 Trên đường từ chốt kiểm soát phòng dịch Covid-19 về nhà, nam thanh niên ở Hà Tĩnh bị tai nạn. Rạng sáng 25/9, Hoàng Xuân Trường (18 tuổi, trú phường Kỳ Phương, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) chạy xe máy về nhà sau khi trực tại chốt kiểm soát dịch Covid-19 đóng trên quốc lộ 1. Đến đoạn trước cây xăng Kỳ...