Người dân Chương Mỹ đóng góp 1.120 tỉ đồng làm nông thôn mới
Sau khi sáp nhập từ tỉnh Hà Tây (cũ) vào thành phố Hà Nội, Chương Mỹ vẫn là huyện còn nhiều khó khăn. Sau gần 10 năm nỗ lực triển khai các chương trình, dự án NTM, cùng với sự đóng góp mạnh mẽ của nhân dân và sự hỗ trợ giúp đỡ của các quận, đến nay Chương Mỹ đã có 25/30 xã về đích.
Một trong những tiền đề quan trọng để huyện Chương Mỹ đạt được kết quả trên là nguồn lực đầu tư lớn. Cụ thể, từ năm 2010 đến nay, tổng nguồn lực huyện đã huy động để xây dựng NTM là 4.504 tỷ đồng.
Trong đó: Ngân sách Trung ương và TP hỗ trợ 1.548 tỷ đồng, ngân sách huyện 985 tỷ đồng, ngân sách xã 43,7 tỷ đồng, vốn doanh nghiệp và xã hội hóa là 807 tỷ đồng. Đặc biệt, nhân dân địa phương đóng góp tới 1.120 tỷ đồng để thực hiện Chương trình xây dựng NTM.
Nông dân xã Đồng Phú, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) trên cánh đồng lúa hữu cơ. Ảnh: Khánh Nguyên
Video đang HOT
Đáng chú ý, huyện Chương Mỹ còn nhận được sự hỗ trợ của 6 quận nội thành: Hà Đông, Hai Bà Trưng, Nam Từ Liêm, Thanh Xuân, Hoàng Mai và Hoàn Kiếm, với tổng số tiền trên 126 tỷ đồng. Từ nguồn hỗ trợ này, huyện đã đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng nông thôn khang trang, hiện đại.
Tiêu biểu như công trình nhà văn hóa thôn Quyết Tiến, xã Tiên Phương; nhà văn hóa thôn Thượng Phúc, xã Đồng Phú; nhà văn hóa trung tâm xã Thượng Vực…
Đến nay, huyện đã cơ bản hoàn thành công tác dồn điền đổi thửa, hình thành những vùng chuyên canh rộng lớn có tỷ lệ cơ giới hóa đạt 100% như: Mô hình điểm sản xuất lúa hữu cơ 5 ha bằng giống NSCD9 tại xã Quảng Bị; mô hình sản xuất và tiêu thụ bưởi hữu cơ theo chuỗi 15 ha tại các xã: Nam Phương Tiến, Hữu Văn; 300 ha lúa hàng hóa chất lượng cao tại 4 xã: Quảng Bị, Phú Nam An, Thượng Vực, Tân Tiến.
Ngoài ra, huyện cũng bố trí ngân sách hỗ trợ xây dựng công trình xử lý chất thải cho các trang trại chăn nuôi với quy mô 15.500 con lợn tại 2 xã Lam Điền, Đông Sơn… Nhờ đó, Chương Mỹ đã có sản phẩm tham gia vào chuỗi giá trị nông sản. Giá trị kinh tế trên một ha đất canh tác đạt 120 triệu đồng, thu nhập bình quân đầu người năm 2018 đạt 43 triệu đồng.
Theo Danviet
10 năm xây dựng nông thôn mới: Diện mạo An Tường khởi sắc
Sau gần 10 năm xây dựng nông thôn mới (NTM), diện mạo của miền quê xã An Tường (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) có nhiều khởi sắc.
Nằm ở ven sông Hồng, xã An Tường có trên 2.500 hộ dân, với 4 thôn dân cư. Khi bắt tay vào xây dựng NTM, An Tường mới đạt 5/19 tiêu chí NTM, đời sống người dân còn nhiều khó khăn, vất vả.
Vì vậy, ngay từ những ngày đầu thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, An Tường đã xác định xây dựng NTM là một nhiệm vụ chính trị quan trọng cần tập trung chỉ đạo quyết liệt và cần sự vào cuộc của các cấp, các ngành, đặc biệt là sự đồng tình ủng hộ, góp ngày công, tiền mặt của toàn thể nhân dân trên địa bàn.
Phát triển các làng nghề truyền thống góp phần nâng cao đời sống cho người dân thôn Bích Chu, xã An Tường (Vĩnh Tường). Ảnh: N.L
Đến nay, 100% đường xã, đường từ trung tâm xã đến đường huyện được nhựa hóa hoặc bê tông hóa; 100% đường trục thôn, liên thôn được cứng hóa; 100% đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa; 100% đường trục chính nội đồng được cứng hóa...
Ông Đàm Xuân Huyên - Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Cam Giá cho biết: Với người dân nơi đây, NTM không phải những thứ xa lạ mà chính là những con đường được bê tông hóa; những cánh đồng lúa trĩu bông vì áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa cây con giống mới vào sản xuất và các cơ sở sản xuất, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ngày càng phát triển, tạo việc làm cho hàng trăm lao động tại địa phương...
Là người trực tiếp được hưởng lợi ích từ thành quả của chương trình xây dựng NTM, anh Lê Văn Hiển chia sẻ: Trước đây, cứ vào mùa mưa là người dân lại bị ám ảnh bởi những con đường giao thông nội đồng lầy lội. Giờ đây, đi trên con đường mới, người dân ai cũng phấn khởi.
Thời gian tới, An Tường tiếp tục duy trì, phát triển các ngành nghề của địa phương; từng bước chuyển lao động nông nghiệp có khả năng chuyển đổi nghề nghiệp sang công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, thương mại, phấn đấu giải quyết việc làm thường xuyên cho 99% lao động trong độ tuổi. Phát triển các mô hình kinh tế gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm bền vững. Nâng cấp mạng lưới giao thông nông thôn.
Theo Danviet
Môi trường và an toàn thực phẩm - tiêu chí "khó nhằn" nhất Theo đại diện nhiều địa phương, đến nay, tiêu chí số 17 (về môi trường và an toàn thực phẩm) vẫn là tiêu chí khó thực hiện nhất, còn nhiều tồn tại, hạn chế và đang đối mặt với những thách thức lớn. Đó là nhận định của nhiều đại biểu tham dự Hội thảo "Lý luận và thực tiễn trong xây dựng...