Người dân chưng hửng vì dự án nước sạch “chết yểu”
Có chủ trương xây dựng nhà máy nước sạch trên địa bàn, hàng nghìn hộ dân cũng như chính quyền xã Văn Đức ( huyện Gia Lâm, Hà Nội) rất phấn khởi, hy vọng có thể thay thế nguồn nước giếng khoan, nước mưa không đảm bảo vệ sinh. Tuy nhiên, không hiểu lý do gì dự án nước sạch đến với xã này bị “ chết yểu”.
Liên quan đến nội dung trên, trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Đức Hùng – Chủ tịch UBND xã Văn Đức (huyện Gia Lâm, Hà Nội) – cho biết, xã Văn Đức có 5 thôn với khoảng 2.000 hộ, tương đương với 7.800 nhân khẩu. Do xã này chưa có nguồn nước sạch nên người dân địa phương này vẫn phải sử dụng nguồn nước giếng khoan và nước mưa không đảm bảo vệ sinh.
“Năm 2013, UBND TP Hà Nội đã giới thiệu về huyện Gia Lâm và huyện này đã giới thiệu xuống xã Văn Đức một đơn vị của Pháp, có ý tưởng tài trợ 200.000 Euro để xây dựng nhà máy nước sạch cho xã Văn Đức. Nguồn vốn còn lại của dự án này là ngân sách thành phố, huyện và nhân dân đóng góp” – ông Hùng nói.
Mỗi khi TP Hà Nội có chủ trương xây dựng nhà máy nước sạch, chính quyền và người dân xã Văn Đức đều tỏ ra rất phấn khởi, vì họ đang phải dùng nguồn nước giếng khoan, nước mưa không đảm bảo vệ sinh.
Cũng theo ông Hùng, ngay khi có chủ trương trên, xã này đã bố trí đoàn cán bộ đi thăm thực tế nhà máy nước do đơn vị trên tài trợ đã xây dựng tại tỉnh Ninh Bình và mọi người đều đánh giá cao công trình này. Tuy nhiên, do vướng mắc các thủ tục nên dự án này vẫn chưa được triển khai và gần như đã bị hủy bỏ.
Có thể nói, dự án nước sạch này đã “chết yểu”, đồng nghĩa với việc mọi hi vọng được sử dụng nguồn nước sạch của người dân xã này đã bị “dập tắt”.
Ông Nguyễn Đức Hùng thông tin thêm, hiện tại TP Hà Nội và huyện Gia Lâm lại giới thiệu 1 đơn vị khác về nghiên cứu xây dựng nhà máy nước sạch tại xã Văn Đức, nguồn nước được lấy từ nước mặt sông Hồng. Chủ trương này của thành phố lại mở ra cho người dân và chính quyền xã này một hi vọng mới về nguồn nước sạch “trong mơ”. Theo ông Hùng, đơn vị nói trên đang hoàn thiện các thủ tục với thành phố.
“Khi nào khởi công nhà máy nước tại xã thì chúng tôi mới tin xã có nước sạch. Chứ hiện dự án này vẫn chỉ là chủ trương, chưa biết có thành hiện thực không” – ông Hùng nói.
Video đang HOT
Theo khảo sát của PV Dân trí, hiện 100% người dân xã Văn Đức đều sử dụng nguồn nước giếng khoan, nước mưa để sinh hoạt vì chưa có nguồn nước máy. Khi được hỏi, nhiều người dân địa phương đều tỏ ra chưa yên tâm về chất lượng nguồn nước mà họ đang dùng, họ mong muốn có nguồn nước sạch càng sớm càng tốt.
Nhà bà Xuyến dùng 2 nguồn nước: giếng khoan và nước mưa. Tuy nhiên, gia đình bà Xuyến vẫn cảm thấy chưa yên tâm về 2 nguồn nước này.
Bà Chử Thị Xuyến (62 tuổi, ở thôn Chử Xá) cho biết: “Gia đình tôi từ trước tới nay toàn dùng nguồn nước giếng khoan và nước mưa. Nước giếng khoan chúng tôi chỉ để giặt quần áo, rửa rau,… còn nước mưa để nấu ăn. Chúng tôi rất mong có nguồn nước sạch để dùng cho yên tâm hơn”.
Nói thêm về chất lượng nguồn nước giếng khoan và nước mưa, bà Khúc Thị Đức (60 tuổi, ở thôn Trung Quan) chia sẻ: “Nước giếng khoan nhiều nhà dùng vàng hết cả thau chậu, nhà tôi để nó vẫn bị váng ở trên mặt. Dùng nước giếng khoan máy giặt nhà tôi cứ hỏng liên tục. Dùng nước mưa cũng không yên tâm, người ta trồng rau phun thuốc sâu nhiều, rồi thuốc bốc lên sau đó ngưng tụ mưa xuống lại hứng ăn. Dân chúng tôi mong có nước sạch quá mà chưa có”.
Người dân xã Văn Đức trồng rau màu rất nhiều, chính vì vậy lượng thuốc sâu phun trên những cánh đồng khá nhiều, đó là lý do mà người dân nơi đây lo ngại về nguồn nước mưa khi họ đang sử dụng.
Liên quan đến nội dung trên, ông Trần Thanh Nhã – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội cho biết, hiện các dự án nước sạch nông thôn đã được TP Hà Nội giao cho Sở Xây dựng quản lý. Sở NN&PTNT Hà Nội chỉ hoàn thiện những dự án nước sách nông thôn còn dang dở khi đã triển khai trước đó.
Nguyễn Dương
Theo Dantri
Dân nghèo chơi sang: Mua nước sạch đắt gấp 20 lần
100.000 đồng/m3, gấp gần 20 lần giá nước sạch ở Hà Nội, là số tiền mà người dân tại một xóm nghèo thôn Trung Độ phải mua để lấy nước sạch dùng cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày suốt 7 năm trời nay.
Thời điểm xế chiều là lúc người dân thôn Trung Độ xã Tân Hợp (Nghệ An) xách xô, chậu, can... kéo nhau đi mua nước sạch về ăn.
Theo người dân ở đây, từ năm 2009 đến nay, hệ thống dẫn nước sạch về thôn bị vỡ, trong khi nước giếng và nguồn nước mưa lại có hạn. Vì thế, để có nước sinh hoạt, bà con xóm nghèo ngày nào cũng phải vượt 5km đường mới tới hồ nước ở thôn Nghĩa Thành (cũng thuộc xã Tân Hợp) để "cõng" nước về nhà.
Anh Dũng ở thôn Trung Độ kể, vao nhưng ngay có mưa, người dân trong thôn phải huy động tất cả các vât dung trong nhà, miễn là trữ được nước, để hứng nước mưa. Thậm chí, gia đình anh còn dùng cả bô đi vệ sinh của đứa con nhỏ đê hưng nươc mưa rôi đô vao bê chưa bởi không hưng kip thi tiêc.
Thiếu nước sạch, người dân xóm Trung Độ phải đem hết xoong nồi ra tích trữ nước mưa
"Có hôm trời mưa, tiếc nước quá, hai bố con tôi dùng xô ra dầm mưa để tranh thủ hứng được thật nhiều", anh Dũng nói.
Anh Dũng nói rằng người dân nơi đây đã tìm đủ cách để có nước sinh hoạt. Nhiều gia đình còn thuê thợ về đào những chiếc giếng sâu từ 20-70m nhưng giếng vẫn cạn trơ đáy.
Ông Nguyễn Trọng Viêt, một ngươi dân sinh sống tại thôn Trung Độ, than thở, để có nước sinh sạch ăn, người dân thôn Trung Độ phải đi mua từng lít nước sạch một.
Theo đó, môt xe công nông nươc dùng cho sinh hoạt khoang 2m3 người dân phải mua vơi gia 200.000 đông. Tính ra, với mức giá này người dân ở đây đang phải mua nước sạch đắt gấp 20 lần giá nước sạch tại Hà Nội.
Để có nước sinh hoạt, người dân còn đào giếng sâu tới 70m, song, giếng vẫn cạn trơ đáy
Nha nao dung tiêt kiêm thi môt thang cung phải dùng 3m3, tương đương khoảng 300.000 đồng, nhà đông người thì hết cả chục m3. Đây thực sự là mức giá quá cao đối với người dân nghèo trong thôn, ông Việt cho hay.
Theo tìm hiểu của PV, tại Trung Độ, không chỉ thiếu nước sinh hoạt, nước phục vụ sản xuất nông nghiệp cũng thiếu trầm trọng. Bà con trong thôn phải chuyển đổi một nửa diện tích trồng lúa sang trồng ngô vì không có đủ nước để gieo cấy.
Trao đổi với PV, ông Nguyên Ba Mao, Chu tich UBND xa Tân Hơp, cho biêt, để giải quyết nhu cầu nước sinh hoạt và sản xuất của thôn Trung Độ, chính quyền xã đa đề xuất hai phương án lên huyện. Cụ thể, thứ nhất, xã kiến nghị tiến hành sửa chữa lại đường ống nước và lắp thêm đường ống mới dẫn nước từ các thôn lân cận về Trung Độ; thứ hai, xây 150 bể chứa cho các hô ngheo, tổng kinh phí khoảng hơn 3 tỷ đồng. Tuy nhiên, do huyện chưa có kinh phí nên cả 2 phương án trên vẫn chưa được phê duyệt.
Trước mắt, để khắc phục tạm thời tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt, tháng 9/2015, chính quyền huyện đã cấp cho thôn Trung Độ 119 bình nước dung tích 500 lít và 50.000 đồng/hộ, ông Mão cho hay.
La Duy - Lê Sơn
Theo_VietNamNet
Hà Nội sắp có nước sạch từ sông Hồng Hà Nội đang gấp rút triển khai nhà máy nước mặt sông Hồng để giải quyết sự thiếu hụt nước sạch nghiêm trọng. Với tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, Hà Nội đang đối mặt với sự thiếu hụt nước sạch nghiêm trọng. Thành phố đang có nhiều biện pháp trong đó có việc huy động nguồn lực của xã hội để...