Người dân chen chúc chờ tiêm vắc xin phòng COVID-19 ở Vinh
Dù TP Vinh, Nghệ An đang thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 cao hơn một bước nhưng nhiều người dân đi tiêm vắc xin phòng COVID-19 không giữ khoảng cách, tập trung…nói chuyện.
Người dân đứng chen chúc chờ đến lượt tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại điểm tiêm vắc xin COVID-19 Trường tiểu học Lê Mao, phường Lê Mao, TP Vinh sáng 1-9 – Ảnh: Q.HỢP
Sáng 1-9, tại điểm tiêm vắc xin COVID-19 Trường tiểu học Lê Mao, phường Lê Mao do UBND TP Vinh tổ chức xảy ra tình trạng hàng trăm người dân tụ tập trước cổng chờ đến lượt vào tiêm vắc xin.
Thời điểm này nhiều người dân đứng trên vỉa hè, lòng đường trò chuyện, không đảm bảo giữ khoảng cách.
Một số người đến tiêm vắc xin không thấy lực lượng chức năng sắp xếp trật tự. Người đến tiêm đứng, ngồi viết tờ khai y tế trên yên xe máy, nắp capô ôtô…
Không ít người bày tỏ lo lắng vì nếu trong đám đông có F0 thì mọi người có thể bị lây nhiễm chéo.
Đây là ngày thứ hai, điểm tiêm này có tình trạng người dân tập trung đông người, không giữ khoảng cách phòng dịch, trong thời điểm TP Vinh đang thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 cao hơn một bước.
Nhiều người đứng tụ tập nói chuyện dù TP Vinh đang cách ly xã hội theo chỉ thị 16 – Ảnh: Q.HỢP
Video đang HOT
Người đến tiêm đứng, ngồi viết tờ khai y tế trên yên xe máy, nắp capô ôtô… – Ảnh: Q.HỢP
Theo Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP Vinh, trong ngày 31-8 có khoảng 800 người được tiêm mũi hai vắc xin Astra Zeneca tại điểm tiêm Trường tiểu học Lê Mao.
Lực lượng chức năng đã chia các đợt tiêm theo từng khung giờ. Tuy nhiên, khi đợt tiêm trước chưa xong thì những người ở đợt tiêm sau đến sớm hơn so với quy định nên phải đợi ở cổng, dẫn đến tình trạng lộn xộn trên.
Cảnh người dân chen chúc xếp hàng tiêm vắc xin COVID-19 tại điểm tiêm Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Vinh, Nghệ An sáng 29-8 – Ảnh: T.ĐỨC
Các bàn tiêm vắc xin COVID-19 tại điểm tiêm Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Vinh, Nghệ An – Ảnh: DOÃN HÒA
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Dương Đình Chỉnh – giám đốc Sở Y tế Nghệ An – cho biết, sở đã có công văn hỏa tốc yêu cầu Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 các địa phương kiểm tra, chấn chỉnh và tổ chức các điểm tiêm vắc xin phòng COVID-19 đảm bảo an toàn.
“Ban chỉ đạo phòng, chống dịch các địa phương chịu trách nhiệm tổ chức điểm tiêm đảm bảo nguyên tắc phòng dịch, yêu cầu người đến tiêm giữ khoảng cách”, ông Chỉnh nói.
Theo ông Chỉnh, các địa phương phải lập kế hoạch tổ chức các khung giờ tiêm khác nhau tránh tụ tập đông người, phân luồng và hướng dẫn người tiêm, giữa khoảng cách tối thiểu 1m giữa người với người.
Đến nay, tỉnh Nghệ An được phân bổ hơn 240.000 liều vắc xin COVID-19. Khoảng 50.000 liều vừa được chuyển về tỉnh trong đêm 30-8. Nghệ An đã thực hiện tiêm được 182.660 liều.
Trong đó, có hơn 60.000 người dân đã được tiêm mũi 2. Công tác tổ chức tiêm đảm bảo tốt an toàn tiêm chủng; 35 người có phản ứng sau tiêm.
Hiện có 14/21 huyện, thành phố và thị xã ở Nghệ An đang giãn cách xã hội theo chỉ thị 16; 7 địa phương còn lại theo chỉ thị 15.
Riêng TP Vinh đang trong ngày thứ 9 thực hiện cách ly xã hội theo chỉ thị 16 cao hơn một bước, “ai ở đâu thì ở đấy” đến 0h ngày 2-9.
TP Vinh tiêm vắc xin cho tiểu thương để mở lại chợ, An Giang tăng xét nghiệm bóc tách F0
Đây là một trong những giải pháp nhằm giảm tải nguồn cung ứng thực phẩm qua các siêu thị trong thời gian TP Vinh thực hiện chỉ thị 16 cao hơn một bước 'ai ở đâu thì ở đó'.
Người dân TP Vinh dùng thẻ đi chợ trong ngày cách ly xã hội - Ảnh: DOÃN HÒA
Ngày 28-8, ông Trần Quang Lâm - phó chủ tịch UBND TP Vinh, Nghệ An - cho biết thành phố đã có công văn gửi các phường, xã tổng hợp danh sách người làm việc tại các chợ dân sinh để đề xuất tiêm vắc xin phòng COVID-19.
Từ 0h sáng 23-8, toàn bộ hơn 27 chợ dân sinh, chợ đầu mối ở TP Vinh đã tạm dừng hoạt động thực hiện chỉ thị 16 cao hơn một bước "ai ở đâu thì ở đó", trong bối cảnh ở các khu chợ liên tiếp xuất hiện các ca COVID-19 chưa rõ nguồn lây.
Những ngày qua, người dân TP Vinh không ra khỏi nhà. Việc đi chợ mua lương thực, thực phẩm hằng ngày của người dân được giao cho các tổ dân cư, Đoàn thanh niên, hội phụ nữ các phường, xã.
Tuy nhiên, việc "đi chợ hộ" còn gặp nhiều khó khăn do các siêu thị gặp tình trạng quá tải đơn hàng của người dân. Người dân phản ảnh họ đặt hàng qua tổ dân cư hay các kênh mạng xã hội song 2-3 ngày mới nhận được hàng, hoặc hàng hóa khan hiếm.
Trước tình hình trên, TP Vinh giao cho các phường, xã, ban quản lý các chợ tổng hợp cán bộ quản lý, người lao động, tiểu thương kinh doanh hàng thiết yếu chưa tiêm mũi 1 để tiêm vắc xin phòng COVID-19.
Theo ông Lâm, việc mở lại chợ dân sinh trong thành phố phụ thuộc vào nhiều điều kiện như: người lao động, tiểu thương phải tiêm vắc xin; xét nghiệm bằng RT-PCR âm tính.
Người làm việc tại chợ phải khai báo y tế hằng ngày; không đi làm việc nếu có một trong các triệu chứng như: mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở hoặc đang trong thời gian cách ly tại nhà theo yêu cầu của cơ quan y tế.
"Sau thời gian phong tỏa, việc mở lại các chợ dân sinh nhằm đảm bảo thông suốt chuỗi cung ứng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của nhân dân", ông Lâm nói.
Hiện các nhân viên siêu thị ở TP Vinh đã được tiêm vắc xin mũi 1.
Trước đó, ngày 26-8, để chuẩn bị sẵn sàng mở cửa hoạt động trở lại phục vụ nhu cầu của nhân dân, ông Bùi Đình Long - phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An - giao UBND 21 huyện, thành phố, thị xã phối hợp ngành y tế, công thương tổ chức thẩm định, đánh giá các phương án, kế hoạch phòng chống dịch bệnh của các chợ; khi đủ điều kiện thì mới có quyết định mở cửa hoạt động trở lại.
An Giang: Hơn 380 cán bộ công an, quân sự và y tế ra quân xét nghiệm, bóc tách F0 khỏi cộng đồng
Đoàn y, bác sĩ chụp hình lưu niệm với lãnh đạo Sở Y tế trước khi lên đường đi huyện An Phú tầm soát cộng đồng COVID-19 - Ảnh: MINH KHANG
Ngày 28-8, hơn 380 cán bộ, chiến sĩ công an, quân sự và y tế An Giang đã ra quân phối hợp với UBND huyện An Phú thực hiện chiến dịch test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 cho tất cả người dân trên địa bàn huyện, với gần 160.000 người, nhằm tầm soát F0, ngăn chặn dịch bệnh phát sinh diện rộng và chuẩn bị cho năm học mới 2021-2022.
Các đội lấy mẫu sẽ đến từng nhà dân lấy mẫu cho tất cả thành viên để xét nghiệm.
Trước đó, UBND huyện An Phú đã kêu gọi người dân ở nhà, chủ động hợp tác với lực lượng làm nhiệm vụ lấy mẫu, không tập trung đông người... Mọi trường hợp trốn tránh, không chấp hành lấy mẫu sẽ bị xử lý theo quy định phòng, chống dịch.
Theo Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh An Giang, đến nay toàn tỉnh có 1.785 trường hợp nhiễm COVID-19 (tính từ ngày 15-4 đến nay), có 6 trường hợp tái dương tính. Trong đó huyện An Phú có số trường hợp nhiễm cao nhất tỉnh với 437 trường hợp.
Dịch diễn biến phức tạp, Nghệ An xây dựng thêm 2 bệnh viện dã chiến Trong tình trạng khó khăn về nguồn lực thiết bị và con người, tỉnh Nghệ An khuyến khích các đơn vị, địa phương sử dụng nguồn lực tại chỗ tự tổ chức xét nghiệm test nhanh kháng nguyên Covid-19. Báo cáo của Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An, ngày 21/8, trên địa bàn tỉnh ghi nhận 68 trường hợp dương...