Người dân châu Âu trở lại sưởi ấm bằng củi vì giá khí đốt cao
Giá khí đốt tự nhiên trên khắp châu Âu đã tăng gấp bốn lần trong năm nay, khiến người tiêu dùng châu Âu đang bắt đầu lựa chọn hình thức sưởi ấm trước đây là dùng củi đốt.
Theo đài RT (Nga), một số nước phương Tây ghi nhận nhu cầu lớn về củi, bếp củi. Ở Đức, nơi gần một nửa số căn nhà được sưởi ấm bằng khí đốt, mọi người đang chuyển sang sử dụng một nguồn năng lượng đảm bảo hơn. Những người bán củi cho biết họ hầu như không đáp ứng được nhu cầu. Nước này cũng đang xảy ra số vụ trộm cắp củi tăng vọt.
Ở Hà Lan, các chủ doanh nghiệp cho biết khách hàng đang mua củi sớm hơn bao giờ hết.
Tại Bỉ, các nhà sản xuất củi đang phải vất vả đáp ứng nhu cầu, trong khi giá cả đang tăng lên.
Tại Đan Mạch, một nhà sản xuất bếp dùng để đốt củi cho biết lợi nhuận năm nay sẽ đạt hơn 2 triệu euro – mức tăng rất lớn.
Ngay cả Hungary, quốc gia vừa ký hợp đồng mua khí đốt mới với Nga, cũng đang chuẩn bị cho một mùa đông khó khăn. Nước này đã công bố lệnh cấm xuất khẩu củi và nới lỏng một số hạn chế đối với khai thác gỗ.
Đốt củi để lấy năng lượng không phải là điều mới mẻ ở EU. Trong thập kỷ trước, hình thức này thậm chí còn được coi là một trong những cách tốt nhất để đạt được các mục tiêu về môi trường của EU. Năm 2009, EU đã công bố phiên bản đầu tiên của Chỉ thị Năng lượng Tái tạo (RED). Đây là một văn bản quy định mức độ sử dụng năng lượng tái tạo trong EU.
Văn bản chỉ ra rằng đốt củi nên được coi là một trong những nguồn tạo năng lượng thích hợp.
Theo dữ liệu do tổ chức Hội đồng Bảo vệ Tài nguyên Thiên nhiên đưa ra vào năm 2019, các quốc gia châu Âu đang chi 7 tỷ USD mỗi năm để trợ cấp cho hoạt động đốt củi để lấy điện hoặc nhiệt.
EU là thị trường viên nén mùn cưa lớn nhất, tiêu thụ 23,1 triệu tấn vào năm 2021. Kỷ lục này dự kiến sẽ bị phá vỡ trong năm nay.
Video đang HOT
Sau khi cuộc xung đột Ukraine bùng nổ, EU đã cấm nhập khẩu gỗ từ Nga và Belarus, trong khi xuất khẩu gỗ từ Ukraine bị gián đoạn do chiến sự.
Trong bối cảnh khan hiếm năng lượng, nhiều quốc gia đã nghĩ lại về chính sách năng lượng.
Ví dụ như hiện tại, công dân Đức có thể được trợ cấp khi chuyển sang sử dụng củi làm phương tiện sưởi ấm. Tuy nhiên, chính phủ Hà Lan lại quyết định ngừng trợ cấp cho việc sử dụng sinh khối trong các hệ thống sưởi ấm thành phố và sưởi ấm nhà kính.
Tại Anh, năm 2021, Drax – nhà máy năng lượng tái tạo lớn nhất Anh đã nhận được 893 triệu bảng tiền trợ cấp của chính phủ để sử dụng nhiên liệu sinh khối.
Năm nay, ủy ban môi trường của Nghị viện châu Âu đã bỏ phiếu về các quy tắc mới xác định những gì có thể được coi là sinh khối bền vững theo chỉ thị năng lượng tái tạo sửa đổi. Vì vậy, người ta cho rằng sinh khối gỗ nguyên sinh – về cơ bản là gỗ chưa qua chế biến – không nên được coi là một nguồn năng lượng tái tạo và không đủ điều kiện để nhận các ưu đãi.
Từ quan điểm môi trường, đốt củi là một biện pháp gây tranh cãi. Theo dữ liệu của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC), lượng CO2 trong gỗ trên một đơn vị năng lượng tương đương với than đá và cao hơn nhiều so với khí đốt.
Năng lượng hạt nhân - Chìa khóa để châu Âu tồn tại không cần dầu Nga?
Sau 20 năm tranh cãi, Bỉ dự kiến đóng cửa các nhà máy hạt nhân vào năm 2025, song đã buộc phải đổi ngược ý định vì cuộc chiến ở Ukraine và giá năng lượng tăng cao.
Sự việc trên đã làm dấy lên một cuộc tranh luận ở khắp châu Âu về lộ trình tốt nhất dẫn tới một nền năng lượng tương lai có mức khí thải carbon thấp và an toàn.
Ông Christophe Collignon, thị trưởng thành phố Huy - nơi có nhà máy hạt nhân Tihange - cho biết hầu hết người dân ở thành phố miền đông Bỉ này hoan nghênh quyết định kéo dài hoạt động của lò phản ứng cũ đến năm 2035. Cơ sở này thành lập năm 1975 và mọi cư dân đều quen biết một người làm việc cho nhà máy.
Trạm làm mát của nhà máy điện hạt nhân Dampierre-en-Burly ở Pháp. Ảnh: Bloomberg
"Đôi khi bạn phải thực dụng hơn. Liệu chúng ta có thể tuân theo thời hạn đóng cửa cũ hay không? Ngay bây giờ, câu trả lời là không", ông Collignon nói. Theo ông, thời hạn năm 2025 là quá sát để đảm bảo an ninh năng lượng cho Bỉ.
Tình trạng tiến thoái lưỡng nan của Bỉ về việc làm thế nào để chuyển sang các nguồn năng lượng xanh để đạt được mục tiêu không phát thải carbon vào năm 2050 cũng đang xảy ra trên khắp Liên minh châu Âu (EU).
Kể từ khi Nga mở chiến dịch đặc biệt ở Ukraine, EU đã tuyên bố sẽ cắt giảm sử dụng khí đốt của Nga - vốn chiếm khoảng 40% nguồn cung trong khu vực này - với mức 2/3 trong năm nay và chấm dứt sự phụ thuộc vào Nga trước năm 2030.
Đề xuất cấm nhập khẩu dầu của Nga được đưa ra hôm 4/5 có thể làm phức tạp thêm an ninh năng lượng của EU trong bối cảnh giá đang tăng vọt. Bên cạnh đó, mục tiêu song song là cắt giảm nhiên liệu hóa thạch của Nga đồng thời giảm lượng khí thải các-bon đang làm hồi sinh mối quan tâm về điện hạt nhân tại hầu hết châu Âu.
Ông Richard Bronze, người đứng đầu bộ phận địa chính trị tại công ty nghiên cứu có trụ sở tại London Energy Aspects, cho biết: "Cố gắng đạt được mục tiêu phát thải bằng 0 trong một khung thời gian có thể chấp nhận được cũng như hạn chế sự nóng lên toàn cầu là một tham vọng lớn. Đó là một nỗ lực tốn kém". Ông tin rằng việc các nước muốn giảm nhập khẩu năng lượng Nga trong thời hạn ngắn sẽ khiến mục tiêu trên trở nên khó khăn hơn.
Năng lượng tái tạo
Những nỗ lực của Bỉ nhằm loại bỏ năng lượng hạt nhân được bắt đầu từ năm 2003, sau khi đảng Xanh lần đầu nắm quyền lực trong chính phủ liên minh và tiến hành bỏ phiếu về việc giảm dần sử dụng năng lượng hạt nhân. Và 12 chính phủ sau đó vẫn chưa thể hoàn thành mục tiêu này.
Trớ trêu thay, hồi tháng 3, chính ông Tinne Van der Straeten của đảng Xanh, với tư cách là Bộ trưởng Năng lượng, đã thông báo quyết định trì hoãn từ bỏ hạt nhân của Bỉ. "Thế giới đã thay đổi. Hoàn cảnh buộc chúng tôi phải thay đổi lộ trình, chứ không phải đích đến", phát ngôn viên đảng Xanh Baptiste Erpicum trả lời phỏng vấn báo giới.
Các ống khói của nhà máy điện hạt nhân Doel tại Antwerp, Bỉ. Ảnh: Bloomberg
Theo Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), gần 40% sản lượng điện của Bỉ bắt nguồn từ năng lượng hạt nhân, chiếm tỷ lệ cao thứ sáu ở EU.
Quốc gia này vẫn chưa tìm ra các giải pháp thay thế đáng tin cậy, mặc dù đã đầu tư lớn vào các trang trại gió ngoài khơi và loại bỏ dần điện hạt nhân có khả năng làm tăng sử dụng khí đốt.
Người phát ngôn Erpicum cho biết đảng Xanh cam kết thoát khỏi năng lượng hạt nhân, đặc biệt là trước những lo ngại về rò rỉ phóng xạ. Ông nói thêm rằng chính phủ Bỉ đã dành 1,2 tỷ euro để hướng tới mục tiêu 100% về năng lượng tái tạo vào năm 2050.
Giải pháp hạt nhân có khả thi?
Châu Âu đang bị chia rẽ về vấn đề khai thác năng lượng hạt nhân. Một số quốc gia đã cam kết loại bỏ nguồn năng lượng này sau khi xảy ra thảm họa hạt nhân Fukushima năm 2011 ở Nhật Bản và vụ nổ lò phản ứng Chernobyl năm 1986.
Dữ liệu của EU cho thấy sản lượng điện hạt nhân đã giảm trên khắp châu Âu kể từ năm 2004, với việc Lithuania đóng cửa các cơ sở sản xuất vào năm 2009 cùng sự cắt giảm lớn ở Đức, Thụy Điển và Bỉ.
Là nền kinh tế lớn nhất châu Âu, Đức sẽ đóng cửa các nhà máy hạt nhân cuối cùng trong năm nay.
Mặt khác, Pháp - quốc gia có 70% sản lượng điện từ năng lượng hạt nhân - lại đang tăng cường sản xuất, cùng với Romania, Hungary và Hà Lan.
Bà Jessica Johnson, phát ngôn viên Hiệp hội ngành công nghiệp hạt nhân của châu Âu Foratom cho biết về vấn đề biến đổi khí hậu, năng lượng hạt nhân rõ ràng là một giải pháp. Bà giải thích năng lượng hạt nhân có hàm lượng carbon thấp và có thể tăng lên - hạ xuống khi cần thiết.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron - quốc gia sản xuất 52% năng lượng hạt nhân của EU năm 2020, thông báo sẽ xây dựng các lò phản ứng hạt nhân mới để đáp ứng các mục tiêu về nóng lên toàn cầu, đảm bảo độc lập về năng lượng và kiềm chế giá năng lượng tăng cao.
Trong khi đó, các lò phản ứng mô-đun nhỏ mới, được xây dựng nhanh hơn và rẻ hơn so với các nhà máy điện hạt nhân truyền thống, đang thu hút sự quan tâm ở Romania, Ba Lan và Anh.
Tiến sĩ Catalina Spataru, Giám đốc Viện Năng lượng Đại học London, nhận xét với thực trạng nhiều quốc gia EU đang tụt hậu trong các mục tiêu phát thải carbon, năng lượng hạt nhân được coi là biện pháp thay thế tạm thời kết hợp cùng lúc với đầu tư vào năng lượng tái tạo.
Tiến sĩ Spataru nói: "Nó có thể là một dạng điện dự phòng cho đến khi chúng ta thực sự hướng tới năng lượng tái tạo". Theo bà, việc chuyển dần khỏi nhiên liệu hóa thạch sẽ tốn kém tiền bạc và thời gian. Trên thực tế, dự án hạt nhân Flamanville 3 của Pháp dự kiến tiêu tốn 12,7 tỷ euro, cao gấp 4 lần so với tính toán ban đầu vào năm 2004.
Vậy châu Âu sẽ đi theo con đường nào? Câu trả lời này có thể nằm trong các quy tắc đầu tư mới do Ủy ban Châu Âu đề xuất. Họ có thể phân loại một số dự án khí đốt và năng lượng hạt nhân là xanh, khiến chúng trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư.
Nếu các quy tắc được thông qua vào tháng 7, chúng sẽ có hiệu lực từ năm 2023. Tuy vậy, một số nhà lập pháp EU đã lên tiếng phản đối cái gọi là quy định phân loại trên.
Albania trở thành trung tâm khí đốt của Balkan sau thỏa thuận mới với Mỹ Khi cuộc xung đột Nga-Ukraine ảnh hưởng đến nguồn cung năng lượng của châu Âu, Albania nổi lên là một trung tâm trung chuyển khí đốt của khu vực sau thỏa thuận với Mỹ. Khu vực Narta, Albania, nơi một nhà máy nhiệt điện khí đốt sẽ sớm đi vào hoạt động sau khi được Mỹ đầu tư. Ảnh: Shutterstock Theo trang tin...