Người dân Canada hoàn toàn ủng hộ việc cấm sử dụng súng ngắn
Nhiều người dân Canada ủng hộ việc cấm tàng trữ và sử dụng súng ngắn trong bối cảnh chính phủ nước này đang cân nhắc việc áp dụng các biện pháp kiểm soát súng sau một loạt các vụ tấn công bạo lực trong thời gian gần đây.
Ảnh minh họa. (Nguồn: AP/TTXVN)
Theo một cuộc thăm dò do hãng nghiên cứu Nanos của Canada thực hiện với khoảng 1.000 người và công bố ngày 3/9, có khoảng 48% số người được hỏi ủng hộ hoàn toàn việc cấm sử dụng súng ngắn, ngoại trừ cảnh sát và các nhân viên bảo vệ an ninh. Trong khi đó, tỷ lệ phản đối là 21%.
Tỉnh Québec là địa phương có nhiều người ủng hộ lệnh cấm trên nhất ở Canada (77%) , tiếp đó là miền Tây nước này với 55% số ý kiến ủng hộ.
Video đang HOT
Ngày càng nhiều các tổ chức và cá nhân kêu gọi chính quyền siết chặt lệnh cấm sử dụng súng ở Canada sau vụ một người đàn ông 29 tuổi nổ súng bắn chết hai người và làm 13 người khác bị thương ở thành phố Toronto hồi cuối tháng Bảy vừa qua.
Theo tờ Toronto Star, chỉ riêng trong tuần qua tại thành phố này đã có bốn người thiệt mạng trong các vụ nổ súng ở khu vực trung tâm. Từ đầu năm tới nay, Toronto đã chứng kiến 270 vụ nổ súng, cướp đi sinh mạng của khoảng 30 người.
Cũng trong tuần qua, Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã yêu cầu chính phủ nước này nghiên cứu tính khả thi của việc áp dụng lệnh cấm hoàn toàn việc sử dụng súng ngắn và những loại vũ khí tấn công khác.
Theo vietnamplus
Canada: Bị thất lạc 17 tỉ, được đền 600.000 đồng
Cả một gia tài đã bị thất lạc nhưng chủ nhân của nó vẫn chưa biết làm cách nào để lấy lại.
Ông Louis để lại cho 3 người con số tiền khoảng 17 tỉ đồng.
Khi ông Louis Hebert qua đời năm 2015, ông để lại tấm séc hơn 850.000 USD (khoảng 17 tỉ đồng) cho 3 người con. Con gái Lorette có nhiệm vụ hoàn tất các thủ tục thừa kế cuối cùng trước khi số tiền này được chia cho 3 người.
Tháng 2 vừa qua, cô tới ngân hàng TD Trust Bank và nhận được một tờ phiếu của ngân hàng, tương đương một tấm séc có chứng thực. Số tiền này được ngân hàng nắm giữ và sẽ gửi cho 3 anh em nhà Hebert bằng tờ phiếu kể trên.
Nhân viên ngân hàng nói với Lorette rằng cách chuyển khoản bằng phiếu đảm bảo là cách an toàn nhất khi giao một số tiền lớn tới vậy. Nhân viên cũng nói rằng nếu tờ phiếu bị mất, cô vẫn có thể được hoàn trả.
Sau đó, Lorette ra quầy chuyển phát nhanh của hãng UPS và gửi tờ phiếu này về cho 2 người anh của mình. Họ đang sống cách nơi ở của cô 400 km. Thời gian sau, anh Paul Herbert tới quầy UPS gần nhà để nhận hàng nhưng không hề có.
Paul nói: "Tôi có mặt lúc 3 giờ chiều nhưng khi kiểm tra mấy lượt, nhân viên nói rằng không có gói hàng nào như của tôi yêu cầu". UPS cũng kiểm tra thông tin gói hàng nhưng chỉ biết được nó đã tới gần phía bắc thành phố Toronto. Mọi thông tin về sau đều bặt vô âm tín.
UPS đã gửi lời xin lỗi và bồi hoàn cho Lorette số tiền 32 USD (khoảng 600 nghìn đồng). Về phía ngân hàng TD Trust Bank, họ từ chối chuyển khoản trực tiếp số tiền cho Lorette vì sợ rằng có ai đó nhặt được tấm phiếu sẽ sử dụng nó. Tấm phiếu này không bị hết hạn như các tờ séc thông thường.
Ngân hàng yêu cầu Lorette phải kí đảm bảo nếu muốn nhận lại số tiền này. Tuy nhiên, việc này sẽ gây cho cô nhiều rủi ro, vì rất có thể một người nào đó nhặt được tờ phiếu sẽ tiêu hết 17 tỉ đồng và cô sẽ là người phải trả toàn bộ số nợ "trên trời rơi xuống".
Em trai Paul nói: "Tiền của chúng tôi vẫn trong ngân hàng, vậy mà chúng tôi không được sở hữu nó. Thật quá vô lý. Đó là số tiền thừa kế hợp pháp của chúng tôi".
Theo Danviet
Điều ít biết về cuộc đời Bộ trưởng Nhập cư Canada 16 tuổi đến thành phố Toronto xin tị nạn, 25 năm sau được bầu là Nghị sỹ đầu tiên người Canada gốc Somalia, ông Ahmed Hussen còn tạo ra một mốc lịch sử quan trọng khác - đó là trở thành người nhập cư đầu tiên giữ chức Bộ trưởng Nhập cư, tị nạn và quốc tịch của Canada từ tháng 1-2017. Bộ...