Người dân cần thông tin “sạch” như cần không khí
“Khi chúng ta có nguồn thông tin chính thức, chính xác một cách kịp thời sẽ không bị phân tâm, không bị phân tán bởi sự “nhiễu” thông tin”, Đại biểu Dương Trung Quốc nói.
Về Luật tiếp cận thông tin, ông Dương Trung Quốc – người đã nhiều lần bày tỏ quan tâm đối với dự án luật này cho rằng:
- Quyền tiếp cận thông tin là một trong những quyền cơ bản của con người. Chúng ta đều biết rằng Hiến pháp năm 2013 tiếp tục ghi nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm về quyền con người, quyền cơ bản của công dân, trong đó có quyền tiếp cận thông tin.
Ông Dương Trung Quốc.
Rõ ràng Chính phủ sớm trình Quốc hội dự án Luật tiếp cận thông tin là cần thiết, và trong thực tế tôi đồng ý với các ý kiến cho rằng việc ban hành đạo luật này cũng sẽ đem lại lợi ích nhiều mặt đối với công dân, tổ chức và Nhà nước.
Video đang HOT
Đây chính là cơ sở pháp lý để người dân tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Một trong những vấn đề cốt lõi của Luật tiếp cận thông tin là để người dân tiếp cận với những thông tin chính thức trong mối quan hệ giữa người dân, Chính phủ và các cơ quan quyền lực nhà nước khác.
Khi chúng ta có nguồn thông tin chính thức, chính xác một cách kịp thời sẽ không bị phân tâm, không bị phân tán bởi sự “nhiễu” thông tin. Thái độ của Chính phủ là xin lùi dự án luật này để chuẩn bị kỹ hơn, tôi hoàn toàn ủng hộ.
- Cũng trong phiên họp Chính phủ vừa qua, bộ trưởng Bộ Quốc phòng và bộ trưởng Bộ Công an đã có ý kiến về vấn đề đảm bảo thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời, đấu tranh kiên quyết với thông tin xấu, xuyên tạc, gây chia rẽ nội bộ. Ông có suy nghĩ như thế nào trước hiện tượng thông tin nhiễu loạn xuất hiện trên mạng Internet?
- Thông tin chính là một phần của đời sống dân chủ. Người dân có quyền tiếp cận, suy nghĩ dựa trên những thông tin mà mình có được. Nếu đầu vào là thông tin tốt sẽ giúp nhận thức minh bạch, việc bày tỏ thái độ của người dân sẽ có tác dụng tích cực.
Đây là vấn đề hết sức quan trọng. Trong môi trường thông tin minh bạch, lành mạnh người ta sẽ sáng suốt hơn. Nói nôm na là cũng như con người cần ăn rau sạch, hít thở không khí sạch thì ở đây thông tin sạch là nhu cầu rất cần thiết của con người.
- Chúng ta nên làm gì trước hiện tượng trên?
- Cần tiếp tục mở rộng không gian, mở rộng môi trường thông tin lành mạnh, đây chính là cách thanh lọc thông tin tốt nhất. Chắc chắn rằng khi người dân nói công khai trên các diễn đàn đáng tin cậy sẽ hơn ở những nơi không đáng tin cậy.
Một trong những cách tốt nhất để loại bỏ thông tin độc hại là tạo nhiều hơn môi trường để người dân có thể bày tỏ quan điểm của mình một cách minh bạch và có địa chỉ. Từ cách tiếp cận này thì cũng thấy rằng các cơ quan chức năng cần chủ động cung cấp thông tin chính thống, chính xác, kịp thời.
Càng làm tốt việc này người dân càng có cơ sở để đánh giá các thông tin mà họ tiếp nhận được. Đây chính là một phần của đời sống dân chủ và qua đó sự tham gia của người dân vào quá trình quản lý nhà nước sẽ tự giác, chủ động, thực chất và hiệu quả hơn.
Theo NTD
Dự án Luật nghĩa vụ quân sự (sửa đổi): Cần đảm bảo bình đẳng, công bằng
Chiều 3-11, Quốc hội đã nghe Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày Tờ trình về dự án Luật Nghĩa vụ quân sự (sửa đổi).
Đại biểu Dương Trung Quốc
Tờ trình của Chính phủ về dự án Luật Nghĩa vụ quân sự (sửa đổi) nêu rõ, Luật Nghĩa vụ quân sự hiện hành quy định độ tuổi gọi công dân nhập ngũ trong thời bình từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi nên hàng năm tỷ lệ công dân có trình độ đại học trở lên được gọi nhập ngũ vào quân đội thấp. Mặt khác, số công dân được ưu tiên tạm hoãn gọi nhập ngũ để học đại học, sau khi tốt nghiệp phần lớn đã hết độ tuổi gọi nhập ngũ.
Vì vậy, tại Điều 32, dự án Luật bổ sung quy định về độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình đến hết 27 tuổi đối với công dân học chương trình đào tạo đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ. Đây là một trong những nội dung mới, đáng quan tâm của dự thảo Luật. Trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Nghĩa vụ quân sự (sửa đổi) của Ủy ban Quốc phòng và An ninh (UBQPAN), Chủ nhiệm UBQPAN Nguyễn Kim Khoa nhấn mạnh, chính sách nghĩa vụ quân sự phải động viên thanh niên hăng hái phục vụ trong quân đội và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân để bảo đảm công bằng xã hội, đồng thời thực hiện yêu cầu cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho người dân thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, khắc phục những bất cập và hạn chế hiện nay.
Trao đổi với phóng viên Báo ANTĐ ĐB Dương Trung Quốc cho biết: "Ở nhiều quốc gia, sự bình đẳng được thể hiện ở mức độ không ai có thể thoái thác nghĩa vụ quân sự, không thể thay thế bằng các hình thức khác. Các bạn trẻ có thể thấy, ở Hàn Quốc đến các nghệ sỹ, ngôi sao nổi tiếng vẫn chấp hành nghiêm túc nghĩa vụ quân sự. Đấy là văn minh về nhận thức chứ không phải hiểu nghĩa vụ như là một gánh nặng. Điều quan trọng nhất là phải đảm bảo tính bình đẳng, công bằng. Nhận thức về trách nhiệm của mình với quốc gia là một trong những điều quan trọng tạo nên sức mạnh quân đội. Chúng ta cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền cũng như tận dụng một "tài nguyên" rất phong phú là những bài học lịch sử, những tấm gương của cha ông để lại".
Theo_An ninh thủ đô
ĐBQH Dương Trung Quốc: "Môi trường sống tác động đến đức tính con người" "Môi trường sống đã tạo điều kiện phát huy những giá trị văn hóa đồng thời cũng chính nó làm những nét văn hóa, đời sống tinh thần bị mài mòn", Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc nói. Buổi tọa đàm "Chung tay lan tỏa giá trị Việt" diễn ra ngày 16/11, tại TPHCM, các đại biểu, diễn giả đã cùng "mổ...