Người dân cần làm gì khi mũi một vaccine Covid-19 vẫn chưa được cập nhật?
Nhiều nơi đang triển khai tiêm vaccine phòng Covid-19 mũi 3. Tuy nhiên, một số người mũi một vẫn chưa cập nhật trên phần mềm, điều này gây khó khăn khi tiêm mũi 3, nhất là khi tiêm tại cơ sở khác.
Về nguyên tắc, khi thực hiện việc tiêm vaccine, các đơn vị sẽ cập nhật thông tin của người dân lên hệ thống tiemchungcovid19.moh.gov.vn và sau khi tiêm, người dân sẽ có kết quả tiêm ngay trên Sổ sức khỏe điện tử.
Ông Nguyễn Trường Nam, Phó cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Bộ Y tế cho biết hiện ứng dụng Sổ Sức khỏe điện tử đã được cập nhật mũi tiêm thứ 3 của người dân. Riêng ứng dụng PC-Covid đang được nâng cấp để cập nhật mũi 3.
Về việc nhiều người đã tiêm đến mũi 3 nhưng thông tin về mũi một vẫn còn thiếu, ông Nam cho biết trước đó Bộ Y tế đã có hướng dẫn quy trình xử lý phản ánh thông tin tiêm chủng Covid-19 của người dân.
Theo đó, người dân chụp giấy chứng nhận đã tiêm mũi một vào phần phản ánh thông tin tiêm vaccine Covid-19 trên Cổng thông tin tiêm chủng tiemchungcovid19.gov.vn hoặc đến số đường dây nóng 19009095.
Video đang HOT
Nhiều người đã tiêm 2,3 mũi nhưng thông tin tiêm mũi một vẫn chưa được cập nhật.
Đơn vị tiêm vaccine Covid-19 sẽ chịu trách nhiệm cập nhật và nhập dữ liệu của người được tiêm vaccine lên hệ thống. Vì vậy, người dân có thể liên hệ với điểm tiêm chủng để đơn vị cập nhật đầy đủ các mũi tiêm vaccine Covid-19.
“Cơ sở y tế tiêm cho người dân phải có trách nhiệm xử lý cập nhật lại thông tin. Người dân gửi phản ánh lên, còn lại là trách nhiệm của cơ sở y tế”, ông Nam khẳng định.
Tuy nhiên, thực tế vẫn có nhiều trường hợp đã gửi thông tin phản ánh lên nhưng chưa được xử lý chẳng hạn như tại Bệnh viện Bạch Mai. Điều này cũng gây khó khăn cho người dân khi đi tiêm mũi 3.
Về vấn đề này, ông Nam cho biết Bệnh viện Bạch Mai là một trong những cơ sở tham gia ngay từ đầu trong chiến dịch tiêm chủng, khi đó chưa có phần mềm nên sau đó có thể bệnh viện phải nhập lại, nên có thể bị chậm.
“Người dân gửi phản ánh lên, nếu Bệnh viện để quá lâu không xử lý, Bộ sẽ có lưu ý với cơ sở”, ông Nam khẳng định.
Hà Nội thông tin vụ 18 trẻ nhỏ từ 2-6 tháng bị tiêm nhầm vắc xin Covid-19
Đêm 4/11, Sở Y tế Hà Nội có thông tin ban đầu về sự cố y khoa 18 trẻ nhỏ từ 2-6 tháng bị tiêm nhầm vắc xin Covid-19 tại Trạm Y tế xã Yên Sơn, huyện Quốc Oai.
Theo đó, ngày 3/11, Trạm Y tế xã Yên Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội tổ chức tiêm chủng cho trẻ em độ tuổi từ 1 đến 6 tháng tuổi. Trong quá trình tiêm xảy ra sự cố tiêm nhầm vắc xin Comirnaty ngừa Covid -19 của hãng Pfizer-BioNtech (vắc xin Pfizer) cho 18 cháu nhỏ từ 2 đến 6 tháng tuổi.
Ngay sau khi nhận được thông tin trên, TP Hà Nội đã chỉ đạo khẩn trương chuyển toàn bộ trẻ đến Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, cơ sở chuyên khoa đầu ngành về nhi của TP để chăm sóc y tế trong điều kiện tốt nhất.
Sở Y tế Hà Nội đã báo cáo Bộ Y tế và tham vấn ý kiến chuyên môn của các giáo sư hàng đầu trong nước, chuyên gia y tế của tổ chức Y tế Thế giới và UNICEF. Các chuyên gia hàng đầu của Bệnh Viện Nhi Trung ương đã trực tiếp thăm khám cho các cháu.
Hiện tại, tình trạng sức khỏe của 18 bé đều ổn định. Một số trẻ biểu hiện sốt, sưng đỏ nơi tiêm, là những phản ứng thông thường sau tiêm. Không có trường hợp sốc phản vệ.
Bên ngoài Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn tối 4/11 - Ảnh: Nguyễn Liên
Huyện Quốc Oai đã có chỉ đạo, yêu cầu Trung tâm y tế huyện và Trạm y tế xã Yên Sơn đình chỉ dây chuyền tiêm gồm 4 cán bộ y tế, đình chỉ công tác đối với cán bộ y tế trực tiếp tiêm chủng để xem xét trách nhiệm. Đồng thời, rà soát lại các quy trình tiêm chủng vắc xin cho trẻ em.
Sở Y tế Hà Nội cũng chỉ đạo rà soát lại toàn bộ quy trình tiêm chủng trên địa bàn TP, tuyệt đối không để những tình huống tương tự xảy ra.
Sáng 5/11, miền Tây báo cáo ghi nhận gần 1.000 F0 cộng đồng Cần Thơ ghi nhận 314 F0 trong đó có 144 ca cộng đồng, Bạc Liêu 250 ca nhưng có đến 153 ca cộng đồng, Kiên Giang 477 F0 trong đó 94 ca cộng đồng, Sóc Trăng 238 F0, trong đó 121 ca cộng đồng. Hà Nội: Sự cố y khoa tiêm nhầm vaccine Covid-19 cho trẻ 1-6 tháng tuổi Các ca mắc Covid-19...