Người dân cần hiểu rõ tác hại của ốc bươu vàng
Bà Trần Thị Quốc Khánh, Ủy viên thường trực, Ủy ban Khoa học công nghệ và môi trường của Quốc hội (ĐBQH TP Hà Nội) đã nói như vậy với PV phóng viên ANTĐ, xung quanh việc có nhiều người dân hiện nay đang nuôi ốc bươu vàng, để bán cho thương lái nước ngoài và không hề biết hậu quả sẽ ảnh hưởng lớn tới sản xuất nông nghiệp.
PV- Tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long xuất hiện tình trạng thương lái nước ngoài thu mua ốc bươu vàng, khiến người dân ồ ạt nuôi loại ốc này để bán, mà không lường trước ảnh hưởng của loại ốc này đến môi sinh và sản xuất nông nghiệp. Bà đánh giá vấn đề này như thế nào?
Bà Trần Thị Quốc Khánh: Để xảy ra tình trạng như vậy là do người nông dân chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt, nhưng không hiểu được hậu quả, cũng như chưa thấy được sự ảnh hưởng sau này đối với sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền của các ban ngành như Hội nông dân, đặc biệt là do công tác quản lý Nhà nước còn chưa kịp thời, chặt chẽ nên đã dẫn tới tình trạng này. Phải tuyên truyền kịp thời cho bà con về tác hại của việc nuôi ốc bươu vàng.
Bà Trần Thị Quốc Khánh, ĐBQH Hà Nội
Việc thương lái nước ngoài thu mua những mặt hàng như ốc bươu vàng đã không còn hiếm thấy. Trước đây, đã có tình trạng thương lái đổ xô đi mua đỉa, lá điều rồi thương lái lại bất ngờ không mua nữa, khiến cho người nông dân sau khi thu mua lại đổ đỉa tràn lan ra ao hồ, gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống?
Video đang HOT
Bà Trần Thị Quốc Khánh: Theo tôi trách nhiệm trước hết là của ngành nông nghiệp, Hội nông dân, hai ngành này phải gắn kết, phối hợp để tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người nông dân. Tôi cho rằng, vấn đề khuyến nông bảo vệ thực vật là phải tập trung kiểm tra và rà soát để nhắc nhở, xử lý sớm không để tình trạng mất bò mới lo làm chuồng.
Trứng ốc bươu vàng nở nhiều ở đồng ruộng
Bà đánh giá ra sao, khi mà những tình trạng tương tự như vậy vẫn tái diễn và không được các cơ quan nhà nước kịp thời xử lý?
Bà Trần Thị Quốc Khánh: Việc các cơ quan quản lý Nhà nước vào cuộc muộn đã phổ biến, vì khi xảy ra trường hợp này thì không phải lần sau nó lại tái diễn đúng trường hợp như vậy, mà sẽ diễn ra tình trạng khác, như trường hợp thương lái nước ngoài mua đỉa sau lại thôi ngay. Bởi vì thương lái nước ngoài luôn mua những mặt hàng mà chúng ta không thể lường trước được. Việc quan trọng là phải nâng cao nhận thức cho người dân, để họ tự bảo vệ mình và bảo vệ môi trường sống. Rõ ràng người nông dân chưa được tuyên truyền phổ biến đến nơi đến chốn để nâng cao nhận thức. Điều này chứng tỏ công tác tuyên truyền trong nông nghiệp vẫn còn yếu kém.
Muốn xử lý dứt điểm tình trạng này, cần phải có những biện pháp gì, theo bà?
Bà Trần Thị Quốc Khánh: Muốn xử lý dứt điểm những tình trạng này, ngành nông nghiệp cần có phương án để phòng chống các tình trạng tương tự. Từ công tác tuyên truyền, vận động cho người nông dân, đến tuyên truyền từ những chi hội nông dân của thôn, xóm đến xã, để người dân nhận thức về những hậu quả sau này của việc ồ ạt chăn nuôi ốc bươu vàng theo phong trào, chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt mà không thấy hậu quả sau này. Ốc bươu vàng sẽ gây tàn phá cây nông nghiệp, ảnh hưởng đến mùa màng, đỉa cũng vậy. Theo tôi, khi thương lái không còn mua đỉa, ốc thì ngành nông nghiệp cần thu gom đỉa, ốc bươu vàng tập trung lại để xử lý, nhằm hạn chế sự ảnh hưởng đến việc sản xuất của bà con và môi trường.
Theo ANTD
"Tuyên truyền còn yếu"
Bà Trần Thị Quốc Khánh, Ủy viên thường trực, Ủy ban Khoa học công nghệ và môi trường của Quốc hội (ĐBQH TP Hà Nội) đánh giá nguyên nhân việc người dân nuôi ốc bươu vàng để bán cho thương lái nước ngoài và không hề quan tâm hậu quả.
- Tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long xuất hiện tình trạng thương lái nước ngoài thu mua ốc bươu vàng, khiến người dân ồ ạt nuôi loại ốc này để bán?
- Để xảy ra tình trạng như vậy là do người nông dân chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt, mà không hiểu được hậu quả, cũng như chưa thấy được sự ảnh hưởng sau này đối với sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền của các ban, ngành như Hội Nông dân, đặc biệt là do công tác quản lý Nhà nước còn chưa kịp thời, chặt chẽ nên đã dẫn tới tình trạng này. Phải tuyên truyền kịp thời cho bà con hiểu rõ về tác hại của ốc bươu vàng.
- Trước đây, đã có tình trạng thương lái đổ xô đi mua đỉa, lá điều rồi bất ngờ không mua nữa, khiến người dân đổ đỉa tràn lan ra ao hồ?
- Theo tôi trách nhiệm trước hết là của ngành nông nghiệp, Hội Nông dân, hai ngành này phải gắn kết, phối hợp để tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người nông dân. Phải tập trung kiểm tra và rà soát để nhắc nhở, xử lý sớm không để tình trạng "mất bò mới lo làm chuồng".
- Vì sao tình trạng này liên tục tái diễn mà không được kịp thời xử lý?
- Việc các cơ quan quản lý Nhà nước vào cuộc muộn vì khi xảy ra trường hợp này thì không phải lần sau nó tái diễn đúng như vậy, mà sẽ diễn ra theo hướng khác, như trường hợp thương lái nước ngoài mua đỉa sau lại thôi ngay. Thương lái nước ngoài luôn mua những mặt hàng mà chúng ta không thể lường trước được. Việc quan trọng là phải nâng cao nhận thức cho người dân, để họ tự bảo vệ mình và bảo vệ môi trường sống. Rõ ràng người nông dân chưa được tuyên truyền phổ biến đến nơi đến chốn để nâng cao nhận thức. Điều này chứng tỏ công tác tuyên truyền trong nông nghiệp vẫn còn yếu kém.
Theo ANTD
Huy động sức mạnh toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS Ngày 28-11, tại Hà Nội, Ban chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm của Bộ Công an đã tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống AIDS (1-12-2013) và Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS (từ ngày 10-11 đến 10-12-2013). Công an TP Hà Nội phát tờ rơi tuyên truyền...