Người dân cần được quan tâm, bảo vệ và sẻ chia để vượt qua đại dịch COVID-19
Đây là một trong những nội dung được Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nêu lên khi phát biểu trong Lễ Khai mạc Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 37 tại Hà Nội sáng 12/11.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Lễ Khai mạc Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 37
Trong bài phát biểu của mình, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cho biết, đại dịch COVID-19 bùng phát đã cướp đi sinh mạng của hàng triệu người dân, làm đảo lộn cuộc sống toàn cầu và tác động nghiêm trọng đến thành quả kinh tế – xã hội được tích lũy hàng thập kỷ qua. Năm 2020 đang dần khép lại với những biến chuyển sâu rộng, phức tạp của tình hình thế giới…
Chủ tịch nước nhấn mạnh, hơn bao giờ hết, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới cần hòa bình, ổn định hợp tác và phát triển, người dân cần được quan tâm, bảo vệ và sẻ chia để vượt qua giai đoạn khó khăn này. Điều này chỉ có thể có được nếu các xung đột, cọ xát về lợi ích, khác biệt trong tư duy và cách tiếp cận được hóa giải bằng lòng tin, tinh thần xây dựng và thiện chí của các bên.
Video đang HOT
Trên nền bức tranh nhiều gam màu của thế giới, những điểm sáng về hợp tác trong việc đối phó với các thách thức đang được ghi nhận ở Châu Á – Thái Bình Dương, với vai trò tiên phong, nòng cốt của ASEAN. Trong năm 2020, các nước ASEAN đều đã thể hiện bản lĩnh và quyết tâm, nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn, thách thức.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nêu rõ: “Định vị chỗ đứng phù hợp cho ASEAN trong thế giới thời kỳ hậu COVID-19 là một vấn đề lớn. Mong muốn và ý chí mạnh mẽ giữ gìn một khu vực hòa bình, ổn định, đoàn kết và thống nhất trên cơ sở luật pháp quốc tế, đã và cần tiếp tục trở thành giá trị cốt lõi của Đông Nam Á và Cộng đồng ASEAN”.
Các đại biểu tham gia hội nghị
Theo Tổng bí thư, con đường trước mắt còn không ít trở ngại. Những tổn thất cả về người, về của mà hàng chục triệu người dân trong khu vực phải gánh chịu do thiên tai và dịch bệnh trong năm qua thật nặng nề. Người dân ASEAN đang trông đợi ở lãnh đạo các quốc gia đề ra những biện pháp hợp tác hiệu quả và quyết liệt hơn nữa để kiểm soát tốt các làn sóng lây nhiễm mới. Đồng thời duy trì các hoạt động và cùng các doanh nghiệp vực dậy nền kinh tế, hỗ trợ ổn định cuộc sống, bảo đảm an sinh xã hội cho tất cả các vùng, miền và mọi người dân của các quốc gia.
Trong bối cảnh mới, các nước ASEAN cần thể hiện bản lĩnh, tích cực phối hợp để hiện thực hóa những sáng kiến và kế hoạch phục hồi, với những phương thức hoạt động và hợp tác mới, thực chất và hiệu quả. Các khuôn khổ đối thoại và hợp tác ở khu vực với ASEAN giữ vai trò trung tâm càng cần được phát huy đầy đủ giá trị. ASEAN có thể đóng góp tích cực, hiệu quả hơn nữa vào nỗ lực thúc đẩy hợp tác đa phương, đề cao luật pháp quốc tế và củng cố hệ thống đa phương quốc tế với Liên họp quốc là nòng cốt.
Với vai trò là Chủ tịch ASEAN năm 2020, trên tinh thần “gắn kết và chủ động thích ứng”, Việt Nam trân trọng sự đoàn kết, ủng hộ, hỗ trợ quý báu từ các quốc gia thành viên, các đối tác và bạn bè của ASEAN để Cộng đồng ASEAN vững vàng vượt qua các thách thức, giữ vững đà liên kết, xây dựng cộng đồng và củng cố vai trò trung tâm của ASEAN, xây dựng khu vực Đông Nam Á hoà bình, hữu nghị, hợp tác, trung lập và ổn định.
Họp trù bị Hội nghị Cấp cao ASEAN 37
Từ ngày 9 đến 11-11, các bộ trưởng phụ trách trụ cột của Cộng đồng ASEAN và các quan chức cấp cao sẽ họp trù bị Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 và các hội nghị liên quan.
Trên cương vị Chủ tịch ASEAN 2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sẽ chủ trì Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 và các hội nghị liên quan, diễn ra từ ngày 12 đến 15-11 tại Hà Nội theo hình thức trực tuyến.
Thượng tướng Bùi Văn Nam trao đổi, giao nhiệm vụ cho các đơn vị tổ chức hội nghị .Ảnh: TTXVN
Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 và các hội nghị liên quan và những hoạt động quan trọng nhất của nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN của Việt Nam bao gồm: Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37; các Hội nghị Cấp cao ASEAN 1 với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Úc và Liên Hiệp Quốc; Hội nghị Cấp cao của các nhà lãnh đạo ASEAN với New Zealand kỷ niệm 45 năm quan hệ đối tác; Hội nghị Cấp cao ASEAN 3 lần thứ 23; Hội nghị Cấp cao Đông Á lần thứ 15; Hội nghị Cấp cao các nước tham gia Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực RCEP; Hội nghị Cấp cao Mê Kông - Nhật Bản, Mê Kông - Hàn Quốc; Hội nghị Cấp cao hợp tác Lào - Campuchia - Việt Nam - Myanmar lần thứ 10; Hội nghị Cấp cao khu vực tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam.
Tại hội nghị lần này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng lãnh đạo các nước ASEAN và đối tác sẽ thảo luận về quá trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, hoàn tất các ưu tiên, sáng kiến ASEAN năm 2020; thúc đẩy quan hệ đối tác ASEAN. Bên cạnh đó, theo thông lệ, các nhà lãnh đạo sẽ trao đổi về tình hình khu vực và thế giới cùng quan tâm; định vị và phát huy vai trò trung tâm của ASEAN, đặc biệt là trong thế giới hậu dịch Covid-19.
Chiều 8-11, Thượng tướng Bùi Văn Nam, Thứ trưởng Bộ Công an, Trưởng Tiểu ban An ninh - Y tế ASEAN 2020, cùng đoàn công tác đã có buổi kiểm tra, khảo sát công tác chuẩn bị, tổ chức Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 và các hội nghị cấp cao liên quan.
Trong buổi kiểm tra, Thứ trưởng đã chỉ đạo một số mặt công tác cụ thể về chế độ thông tin, báo cáo, chế độ thường trực, ứng trực bảo đảm các lực lượng sẵn sàng tổ chức triển khai lực lượng, phương tiện, hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ các hội nghị.
Nỗ lực để Hội nghị Cấp cao ASEAN đạt kết quả tốt nhất Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chiều 11-11 đã kiểm tra công tác chuẩn bị cho Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37. Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 và các hội nghị cấp cao liên quan sẽ chính thức khai mạc vào sáng nay (12-11). Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng dự kiến sẽ phát biểu chào...