Người dân cần cẩn trọng khi đi qua suối, ngầm tràn vào mùa mưa lũ
Hiện Hòa Bình đang vào mùa mưa bão. Mưa lớn khiến nước từ thượng nguồn đổ về, các ngầm tràn ngập chìm trong dòng nước chảy xiết và trở thành mối nguy hiểm cho người tham gia giao thông.
Lũ trên sông Bôi, huyện Kim Bôi (Hòa Bình) dâng cao gây ngập lụt nhiều tuyến đường giao thông trên địa bàn huyện. Ảnh: TTXVN phát
Mặc dù, từ đầu năm 2024 đến nay, ở Hòa Bình chưa xảy ra vụ tai nạn đuối nước liên quan đến ngầm tràn nhưng việc tuyên truyền, cảnh báo người dân về nguy cơ mất an toàn khi đi qua ngầm tràn mùa mưa bão cần tiếp tục được tăng cường.
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình Hoàng Đình Tráng cho biết, Hòa Bình có nhiều đồi núi, địa hình chia cắt phức tạp, độ dốc lớn, nhiều sông, suối và tuyến đường giao thông phải đi qua ngầm tràn. Đặc biệt, phần lớn suối đều hẹp, khi mưa lớn kéo thành những dòng chảy mạnh và các tuyến đường giao thông có nhiều ngầm tràn nên khi nước lũ về gây ngập úng, giao thông tê liệt, chia cắt. Mặc dù, chính quyền và cơ quan chức năng chủ động cảnh báo, túc trực mỗi khi mưa to, lũ lớn song không ít người vẫn cố tình vượt ngầm, vượt suối dẫn đến nhiều vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra.
Lực lượng chức năng phân công trực 24/24h để đảm bảo an toàn cho người khi qua lại tuyến đường giao thông liên xã Vĩnh Tiến bị ngập. Ảnh: TTXVN phát
Video đang HOT
Theo thống kê, toàn tỉnh có gần 70 ngầm tràn trên các tuyến đường tỉnh và nhiều ngầm, tràn qua sông, suối nhỏ. Để chủ động ứng phó các tình huống khi có mưa bão, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai – tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh Hòa Bình xây dựng kế hoạch và phương án phòng chống thiên tai, cứu nạn cứu hộ. Các địa phương rà soát điểm giao thông bị ngập úng, có nước chảy xiết, điểm có nguy cơ sạt lở đất phải cắm biển cảnh báo; bố trí người canh trực 24/24 giờ tại những vị trí nguy hiểm; tuyệt đối không để người dân tự ý đi qua khi không đảm bảo an toàn.
Năm 2023 và 5 tháng đầu năm 2024, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền nên ở Hòa Bình không có tai nạn đáng tiếc nào xảy ra khi đi qua ngầm tràn.
Ngầm tràn Bo thuộc tuyến giao thông liên xóm, liên xã ở thị trấn Bo, huyện Kim Bôi là một trong 3 ngầm tràn lớn, thường trực mối nguy hiểm và trở thành điểm “tử thần” mỗi khi có mưa lớn. Ngày thường, ngầm tràn là nơi tắm, rửa xe của người dân nhưng mỗi khi có mưa lớn, lưu lượng nước đổ về từ thượng nguồn khiến lượng nước chảy qua ngầm dâng cao, các phương tiện di chuyển rất khó khăn, thậm chí không thể đi được. Xe máy, xe thô sơ đều phải đi đường vòng cách đó km.
Nước lũ dâng cao tại ngầm tràn Vĩnh Tiến, xã Vĩnh Tiến, huyện Kim Bôi (Hòa Bình) gây nguy hiểm cho người dân tham gia giao thông. Ảnh: TTXVN phát
Ông Bùi Văn Đạt, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Bo, huyện Kim Bôi cho biết, với tình hình diễn biến phức tạp, dị thường của thời tiết, mưa lớn có thể kéo dài hoặc xảy ra lũ bất chợt, khiến lượng nước đổ về dòng suối Cháo và sông Bôi rất cao. Hiện nay, ở thị trấn Bo có 3 ngầm thấp, người dân tham gia giao thông rất nguy hiểm. Trước tình hình trên, thị trấn Bo căn cứ kế hoạch phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, thực hiện “4 tại chỗ”; phân công lực lượng phối hợp cùng cấp ủy, chính quyền các khu dân cư tổ chức canh gác 24/24 giờ.
Hiện nay, diễn biến thời tiết ngày càng bất thường, những đợt mưa xuất hiện với lưu lượng lớn. Để đảm bảo giao thông và tránh rủi ro tại khu vực sông, suối, ngầm tràn trong những ngày mưa lũ, người dân cần cẩn trọng, không chủ quan và không cố tình vượt qua khi quan sát thấy có hiện tượng nước đang dâng cao. Chính quyền địa phương, đơn vị quản lý cần lắp đặt hệ thống biển báo, cọc tiêu xác định mực nước dâng; bố trí hệ thống đèn báo hiệu vào ban đêm, rào chắn kiên cố khi có mưa lũ đến. Đồng thời, tăng cường tuần tra, kiểm tra, thường trực 24/24 giờ để cảnh báo, hướng dẫn người dân và phương tiện qua lại các ngầm, đoạn đường bị ngập sâu, sạt lở để đảm bảo an toàn.
Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Hòa Bình thực hiện tiêu thoát nước cho khu vực bờ phải thành phố Hòa Bình. Ảnh: TTXVN phát
Sở Giao thông vận tải tỉnh Hòa Bình đã chỉ đạo các huyện, thành phố và đơn vị quản lý đường bộ, tăng cường kiểm tra, kịp thời phát hiện sự cố hư hỏng công trình giao thông trên các tuyến đường để sửa chữa kịp thời trong mùa mưa lũ. Đặc biệt, chú ý những hạng mục thi công tại khu vực dễ bị sụt trượt, công trình hay có lũ đột xuất; sẵn sàng vật tư, nhân lực kịp thời điều tiết phương tiện, chủ động khắc phục sự cố nhằm đảm bảo giao thông và an toàn cho người dân.
Phòng, chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường trong và sau mưa lũ
Ngày 21-11, Sở Y tế tỉnh Bình Định có văn bản đề nghị Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (TTKSBT), Bệnh viện Đa khoa (BVĐK), BV chuyên khoa tuyến tỉnh, Trung tâm Y tế (TTYT) cấp huyện triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường trong và sau mưa lũ.
Lực lượng chức năng Bình Định kiểm tra, diệt ổ bọ gậy, phun thuốc làm sạch môi trường phát triển muỗi gây bệnh sốt xuất huyết. (Ảnh: Minh họa)
Theo đó, TTKSBT triển khai, hướng dẫn, giám sát, đôn đốc, hỗ trợ các đơn vị triển khai hoạt động phòng, chống dịch bệnh mùa mưa lũ trên địa bàn tỉnh; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân, phòng chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường. Căn cứ tình hình thực tế tại địa phương, kịp thời hỗ trợ hóa chất khử khuẩn môi trường; giám sát, hướng dẫn TTYT triển khai thau rửa và khử trùng nước giếng, nước sinh hoạt tại các vùng bị mưa lớn, ngập lụt; chỉ đạo về chuyên môn, hướng dẫn triển khai giám sát phát hiện kịp thời và xử lý triệt để ổ dịch bệnh truyền nhiễm (đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, sốt xuất huyết, đặc biệt các bệnh lây qua đường tiêu hóa).
TTYT các huyện, thị xã, thành phố chủ động đánh giá nguy cơ, sẵn sàng phương án phòng, chống dịch bệnh; giám sát, kịp thời phát hiện và xử lý triệt để ổ dịch bệnh, không để dịch bệnh bùng phát.
Bảo đảm nhân lực, thuốc, hóa chất, vật tư, trang thiết bị và phương tiện sẵn sàng phối hợp các đơn vị liên quan triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm và tổ chức cấp cứu lưu động, hỗ trợ y tế cho nhân dân khi có tình huống xảy ra..,
Cơ sở khám, chữa bệnh không để tình trạng chậm trễ trong công tác chăm sóc sức khỏe người dân; đảm bảo cung ứng đủ thuốc chữa bệnh thiết yếu, kịp thời bổ sung lượng dự trữ thuốc, hóa chất, vật tư dự trữ trong thiên tai, không để bị động, bất ngờ, không để gián đoạn công tác cấp cứu, điều trị cho người dân.
Ninh Thuận bảo đảm an toàn công trình thủy lợi và vùng hạ du trong mùa mưa lũ Trong những ngày qua, tại Ninh Thuận mưa lớn diễn ra liên tục đã làm tăng đáng kể lượng nước cho các hồ chứa trên địa bàn tỉnh. Lượng nước ở hồ Tân Giang, xã Phước Hà, huyện Thuận Nam, hiện đạt trên 96% dung tích thiết kế và đang phải điều tiết xả lũ. Theo dự báo, hiện nay do áp thấp...