Người dân Cẩm Quan đã trừ được “con ma thuốc độc”
Thay vì tìm đến bác sỹ để rõ nguyên nhân và cách điều trị bệnh cúm thì một bộ phận không nhỏ người dân xã Cẩm Quan ( Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đồn thổi là do “con ma thuốc độc”, rồi chữa trị bằng phương pháp mê tín dị đoan.
5 năm về trước là thời điểm khó khăn, thử thách đối với Trạm trưởng Trạm Y tế xã Cẩm Quan Đặng Thế Hòa (người ngoài cùng bên phải) và các đồng nghiệp
Cách đây khoảng 5 năm, xã Cẩm Quan (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) là “điểm nóng” về việc người dân bị “con ma thuốc độc” làm hại rồi chữa chạy bằng phương pháp mê tín dị đoan. Nhưng, giờ đây, chính người dân đã trừ được “con ma” này. Bằng nỗ lực của chính quyền và đội ngũ những người làm công tác y tế, đến nay, Trạm Y tế xã Cẩm Quan đã thay đổi được tư duy của người dân và vận động được 89% người dân tham gia BHYT.
Trạm trưởng Trạm Y tế xã Cẩm Quan Đặng Thế Hòa nhớ lại: “Thời điểm lan truyền thông tin thất thiệt đó là do chuyển mùa, trên địa bàn xảy ra dịch cúm, số lượng người mắc cúm ở Cẩm Quan và một số xã lân cận tăng đột biến. Thay vì tìm đến bác sỹ để rõ nguyên nhân và cách điều trị thì một bộ phận không nhỏ người dân đồn thổi là do “con ma thuốc độc”. Thông tin này nhanh chóng lan rộng và ảnh hưởng vô cùng lớn đến tình hình ANTT cũng như công tác khám, chữa bệnh của chúng tôi lúc bấy giờ.”
Không chỉ đồn thổi, truyền tai nhau tư tưởng mê tín dị đoan, nhiều người dân khi đó còn rủ rê nhau vào Kỳ Anh tìm thầy cúng, thầy lang để cắt thuốc “trừ con ma thuốc độc” khiến cho dịch cúm không những không giảm mà còn có chiều hướng gia tăng.
Cùng với vận động thay đổi tư duy cho người dân, đội ngũ cán bộ y tế cơ sở không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thái độ phục vụ bệnh nhân
Video đang HOT
Trước tình hình đó, chính quyền xã đã phối hợp với Trung tâm Y tế dự phòng huyện, trạm y tế của xã đến tận nhà những đối tượng bị nhiễm cúm để thăm, khám sức khỏe, tuyên truyền cho họ hiểu. Cùng với đó, tiến hành tổng kiểm tra công tác vệ sinh an toàn thực phẩm tại chợ và trường học; tuyên truyền rộng rãi trên hệ thống loa truyền thanh để nâng cao nhận thức cho người dân.
Tuy nhiên, công cuộc tuyên truyền cũng lắm gian nan bởi dù cán bộ xã, nhân viên y tế đã đưa ra nhiều dẫn chứng khoa học xác đáng nhưng vẫn không đủ sức thuyết phục người dân.
“Nhân lực thì có hạn trong khi địa bàn rộng, dân số đông, cán bộ của trạm phải chia nhau mỗi người phụ trách 2 thôn. Ngoài đảm bảo công tác chuyên môn, anh chị em phải đến tận nhà dân không quản mưa nắng, ngày đêm để vừa tâm tình, trò chuyện, vừa hướng dẫn họ cách sinh hoạt hợp vệ sinh, phòng chữa bệnh. Có những người khi chúng tôi đến tuyên truyền thì nghe nhưng chúng tôi vừa đi khỏi thì lại tiếp tục dùng các loại thuốc không rõ nguồn gốc của thầy cúng, thầy lang” – Trạm trưởng Trạm Y tế xã Cẩm Quan Đặng Thế Hòa trao đổi.
Người dân Cẩm Quan đã tìm đến Trạm Y tế xã mỗi khi gặp vấn đề về sức khỏe
Kiên trì và bám nắm cơ sở, phối hợp chặt chẽ với đội ngũ cán bộ tại các thôn, nhân viên y tế của trạm quyết tâm phải thay đổi được tư tưởng của người dân, hướng họ đến với thói quen chăm sóc sức khỏe văn minh. “Đến tận ngõ, gõ tận nhà, rà từng đối tượng”, công cuộc khai thông tư tưởng cho người dân đã đem lại kết quả tích cực.
Dần dần, người dân tin tưởng vào cán bộ y tế, đặc biệt là khi dịch cúm trên địa bàn được kiểm soát. Tình trạng người người kéo nhau đi tìm thầy lang chữa bệnh đến nay gần như không còn. Tình hình ANTT cũng dần ổn định trở lại.
Đến nay, tham gia BHYT của người dân Cẩm Quan đạt 89%, tỷ lệ tạo lập hồ sơ sức khỏe điện tử cho người dân đạt gần 90%
Sau “biến cố” đó, Trạm Y tế xã xác định phải tăng cường hơn nữa công tác truyền thông y tế, vận động người dân tham gia BHYT và sử dụng các dịch vụ y tế tại cơ sở. Không chỉ tăng cường tuyên truyền, cán bộ y tế xã cũng thường xuyên tham gia các đợt tập huấn để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
Đã từng bị tác động bởi những thông tin không tốt, nhưng nay, cũng như nhiều người dân trong xã, bà Nguyễn Thị Tuyền (thôn Vĩnh Phú) đã thay đổi hoàn toàn quan điểm về việc khám chữa bệnh. Bà Tuyền chia sẻ: “Hai năm trở lại nay, tôi đã đăng ký mua bảo hiểm tự nguyện cho cả hai vợ chồng. Già rồi, bệnh tật cũng nhiều theo tuổi nên ốm đau cứ phải nhờ đến các cô chú ở trạm y tế thôi chứ không tin “con ma thuốc độc” như trước đây nữa!”.
Nỗ lực của chính quyền nói riêng, cán bộ y tế nói chung đã mang lại những kết quả khả quan. Đến nay, tỷ lệ tham gia BHYT của người dân Cẩm Quan đạt 89%, tỷ lệ tạo lập hồ sơ sức khỏe điện tử cho người dân đạt gần 90%. Năm 2018, đơn vị thực hiện khám chữa bệnh cho hơn 1.800 lượt người, trong đó, hơn 500 lượt khám BHYT.
Những con số đó với địa phương khác có thể chưa phải là kết quả quá nổi bật, nhưng với một địa bàn đã từng là “điểm nóng” về chữa bệnh mê tín dị đoan như Cẩm Quan thì đây là cả một sự nỗ lực vượt bậc, xứng đáng được ghi nhận.
Theo Baohatinh
Hai vợ chồng Trạm trưởng Trạm Y tế tự vẫn: Người chồng cũng tử vong
Phát hiện vợ mình đã tử vong do uống thuốc bảo vệ thực vật, anh T. cũng tìm đến cái chết. Dù được đưa đi cấp cứu, tuy nhiên 2 ngày sau anh này cũng đã tử vong.
Ngày 15/7, một lãnh đạo UBND xã Nhân Đạo (huyện Đắk R'lấp, tỉnh Đắk Nông) cho biết, liên quan đến vụ việc cả hai vợ chồng uống thuốc diệt cỏ cháy tự tử vào ngày 12/7 tại xã Nhân Đạo (huyện Đắk R'lấp, tỉnh Đắk Nông), đến ngày 14/7, người chồng là T.A.T. đã tử vong.
"Hiện địa phương đang hỗ trợ gia đình tổ chức tang lễ cho hai vợ chồng. Nguyên nhân của sự việc đau lòng này thì phải chờ kết luận cơ quan chức năng, chứ hiện tại lãnh đạo địa phương cũng chưa rõ", vị này cho hay.
Trước đó, vào ngày 12/7, sau khi người vợ là N.T.M. tử vong do uống thuốc diệt cỏ, anh T. cũng đã uống thuốc diệt cỏ cháy để tự tử theo. Anh T. được mọi người phát hiện và đưa đi cấp cứu tức thời.
Những chia sẻ của một trong hai nạn nhân trước khi tự tử.
Tại Bệnh viện Đa khoa huyện Đắk R'lấp, anh T. đã được súc rửa dạ dày, xổ ruột, rửa mắt, truyền nước. Tuy nhiên, do anh này nhập viện điều trị trong tình trạng nguy kịch nên đã được chuyển xuống Bệnh viện Chợ Rẫy tiếp tục cứu chữa. Mặc dầu được tích cực cấp cứu nhưng do uống quá nhiều thuốc diệt cỏ nên sau đó anh T. đã không qua khỏi.
Được biết, hai vợ chồng anh T. đang sinh sống tại thôn 2, xã Nhân Đạo. Anh T. đang giữ chức vụ Trạm trưởng Trạm Y tế xã Nhân Đạo, còn chị M bán thuốc tây tại cửa hàng của gia đình.
Một nguồn tin khác cho biết, nguyên nhân của việc cả hai vợ chồng uống thuốc diệt cỏ tự tử có thể xuất phát từ việc nợ một số tiền lớn. Trước khi xảy ra sự việc, cả hai nạn nhân đều đăng tải những dòng trạng thái tiêu cực, trong đó có lời vĩnh biệt gia đình và mọi người.
Theo Dươg Phong (Dân trí)
Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng GTVT báo cáo về thu phí không dừng Thủ tướng giao Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể sau khi hoàn thành chuyển sang thu phí tự động không dừng đối với tất cả các trạm thu phí trên toàn quốc (chậm nhất ngày 31/12/2019), khẩn trương rà soát, đánh giá và có báo cáo tổng kết gửi Thủ tướng Chính phủ trong tháng 1/2020. Thủ tướng Chính phủ vừa có...