Người dân bức xúc vì nhiều năm bến đò không hoàn tiền lẻ
Hầu hết hành khách khi qua đò Hiệp Đức – Tân Phong trả tiền thừa 500 đồng thì nhân viên thu phí cho rằng không có tiền lẻ nên “thiếu nợ”.
Trong nhiều năm qua, chính quyền và người dân xã Tân Phong, huyện Cai Lậy ( tỉnh Tiền Giang) rất bức xúc vì khi qua lại bến đò Hiệp Đức- Tân Phong, nhân viên thu phí không hoàn trả lại tiền thừa với mệnh giá 500 đồng. Nhân viên thu phí cho rằng do không có tiền lẻ để hoàn trả đã chiếm dụng tiền của khách hàng khá lớn.
Hầu hết hành khách khi qua đò Hiệp Đức – Tân Phong yêu cầu trả tiền thừa 500 đồng thì nhân viên thu phí cho rằng không có tiền lẻ nên “thiếu nợ”. Số tiền lẻ “nợ” này khi hành khách rời khỏi bến đò thì không được nhắc đến.
Bến đò Hiệp Đức – Tân Phong thường xuyên không hoàn trả tiền thừ 500 đồng cho hành khách quan lại.
Mỗi ngày, đò Hiệp Đức – Tân Phong có đến hơn 1.000 lượt người và phương tiện qua lại; trong đó có cả ô tô nên số lượng tiền lẻ không hoàn lại cho hành khách mà nhân viên thu phí chiếm dụng khá lớn.
Ông Trần Văn Nhịn, Chủ tịch UBND xã Tân Phong, huyện Cai Lậy cho biết, tình trạng nhân viên bến đò Hiệp Đức – Tân Phong không hoàn trả tiền thừa 500 đồng cho khách kéo dài nhiều năm qua. Chính quyền địa phương đã báo cáo với các ngành chức năng và UBND huyện Cai Lậy nhưng đến nay chưa có biện pháp xử lý, chấn chỉnh gây bức xúc trong nhân dân.
Video đang HOT
Vào giờ cao điểm lượng người và phương tiện qua lại bến đò Hiệp Đức- Tân Phong rất đông.
Ông Phạm Văn Nam, người dân xã Hiệp Đức đã nhiều lần qua lại bến đò Hiệp Đức – Tân Phong tâm tư: “Việc thu phí đò Hiệp Đức – Tân Phong rất bất hợp lý ở chỗ: Một người đi ( xe gắn máy) giá 5.000 đồng là đúng, 2 người đi giá 7.500 đồng, nhưng mà đi vậy, chủ đò ít khi nào trả tiền thừa cho người dân.
Người ta đa số qua phải trả 8.000 đồng, không bao giờ thấy chủ đò có tiền lẻ trả cho người dân, dân rất bức xúc, thấy vậy không hợp lý. Đề nghị chủ đò phải có tiền lẻ trả cho người dân, ngành chức năng phải chấn chỉnh lại bến đò Hiệp Đức- Tân Phong”./.
Nhật Trường
Cận cảnh: "Xẻ thịt" vườn sầu riêng tiền tỷ làm củi vì hạn mặn
Nhiều vườn sầu riêng tiền tỷ ở Tiền Giang bị hạn mặn chết khô đã bị nông dân xẻ thịt bán củi khô với giá 150.000 - 200.000 đồng/m2.
Nằm cạnh tỉnh lộ 868, thuộc xã Tam Bình (Cai Lậy), vườn sầu riêng rộng 2.000m2 với 50 gốc, tuổi thọ chục năm, đã được chính tay chủ vườn - ông Sáu Quân (Trương Văn Quân) đốn hạ.
Lão nông Sáu Quân thẩn thờ: "Đốn vườn sầu đã mệt, nhưng mệt nhất là những năm tới không có vườn sầu riêng lấy gì gia đình sống. Nếu trồng lại mới phải ít nhất 5 năm nữa cây mới bói trái".
Tại khu vực này, một số vườn sầu riêng cũng bị đốn hạ. Củi sầu riêng nằm ngổn ngang.
Không chỉ có ở Tam Bình, tại xã Ngũ Hiệp - "thủ phủ" sầu riêng của Tiền Giang, nhiều vườn sầu riêng đang đeo trái cũng chết khô. Hằng ngày, bà Ba Khanh (Nguyễn Thị Khanh) đi nhặt số củi này về dùng dun nấu thay gas.
Trên các cung đường tại huyện Cai Lậy, giờ thi thoảng người đi đường bắt gặp những đống củi khô xếp ngay ngắn để ven đường. Đây là củi sầu riêng được bán với giá 150.000 - 200.000 đồng/m2.
Theo Sở NNPTNT tỉnh Tiền Giang, tỉnh này có khoảng 12.100ha sầu riêng bị ảnh hưởng hạn, mặn. Riêng huyện Cai Lậy, nhiều xã như: Tam Bình, Ngũ Hiệp, Tân Phong, Long Trung, Long Tiên... có gần 1.000ha sầu riêng bị rụng lá, chết khô chủ yếu do thiếu nước ngọt tưới.
Đáng ngại: Hạn mặn ghê gớm, đầu gấu đòi "bảo kê" bơm nước ngọt Một số hộ kinh doanh dịch vụ bơm, chuyển nước ngọt cứu vườn cây ăn trái tại xã Tam Bình, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang phản ánh trên địa bàn xuất hiện đối tượng xin "tiền phí" gây bức xúc. Người dân gặp khó lại thêm khó Trước tình hình các vườn cây ăn trái tỉnh Tiền Giang nói chung, các vườn...