Người dân bị sập nhà do lũ chậm nhận được tiền hỗ trợ
Đợt lũ năm 2016 đã đi qua 2 tháng, song nhiều hộ dân của tỉnh Quảng Ngãi có nhà bị sập vẫn chưa nhận được tiền hỗ trợ xây dựng nhà mới.
Một ngôi nhà bị sập do sạt lở núi ở huyện Batơ
5 đợt lũ liên tiếp trong tháng 12.2016 đã làm 56 ngôi nhà trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đổ sập hoàn toàn. Trước tình hình đó, tỉnh Quảng Ngãi đã quyết định hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà ở cho những hộ dân này với mức 40 triệu đồng/hộ đối với các huyện đồng bằng, 50 triệu đồng/hộ ở các huyện miền núi. Tuy nhiên, đến thời điểm này những hộ dân có nhà bị sập ở thành phố Quảng Ngãi, huyện Bình Sơn, Ba Tơ… vẫn chưa nhận được tiền hỗ trợ.
Nhiều ngôi nhà bị sập hoàn toàn vẫn chưa nhận được kinh phí hỗ trợ.
Trao đổi với phóng viên Dân trí về vấn đề này, ông Nguyễn Quang Vinh – Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam TP. Quảng Ngãi cho biết, sau khi có chỉ đạo của cấp trên về việc lập danh sách những hộ dân có nhà bị sập, UBMTTQVN thành phố Quảng Ngãi yêu cầu 23 xã, phường triển khai ngay. Qua kiểm tra các xã, phường báo lên có 5 nhà bị sập trên 70% cần được hỗ trợ. UBMTTQVN thành phố Quảng Ngãi đã gửi danh sách này về tỉnh để được phân bổ kinh phí hỗ trợ cho người dân một cách sớm nhất.
Trên cơ sở đó, ngày 29.12.2016, Ban Cứu trợ tỉnh Quảng Ngãi đã có quyết định phân bổ kinh phí hỗ trợ cho 5 hộ dân có nhà bị sập trên địa bàn TP. Quảng Ngãi. Quyết định được ban hành nhưng kinh phí không được chuyển. Sau đó, UBMTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu thành phố Quảng Ngãi phải thành lập đoàn kiểm tra lại những hộ dân có nhà bị sập theo báo cáo trước đó.
Video đang HOT
“Qua kết quả kiểm tra thực tế có 2 nhà chỉ bị sập phần bếp nên không đủ điều kiện hỗ trợ. Số nhà bị sập chúng tôi báo cáo cho tỉnh căn cứ vào số liệu các xã, phường báo lên. Thời điểm đó lũ vừa dứt, tỉnh lại yêu cầu các địa phương phải báo cáo nhanh nên không kịp kiểm tra, thẩm định lại. Do số liệu có biến động, UBMTTQVN tỉnh yêu cầu thành phố Quảng Ngãi phải có văn bản giải trình để điều chỉnh quyết định phân bổ kinh phí. Thời điểm này trùng vào dịp cuối năm Âm lịch, công tác hỗ trợ tiền, quà cho hộ nghèo ăn Tết rất nhiều. Vì vậy, đến nay Mặt trận các xã, phường mới hoàn thành để chuyển về tỉnh. Kinh phí được chuyển về là chúng tôi thực hiện hỗ trợ cho người dân ngay”, ông Vinh cho hay.
Tại huyện Bình Sơn, 2 hộ dân có nhà bị sập vẫn chưa nhận được tiền hỗ trợ dù hồ sơ báo cáo nhanh và báo cáo chính thức của huyện cho UBMTTQ Việt Nam tỉnh hoàn chỉnh, không sai sót.
Ông Lê Nguyễn Thanh Tùng – Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam huyện Bình Sơn, cho biết: “Báo cáo nhanh đã được chúng tôi gửi trước Tết Nguyên đán, báo cáo cáo chính thức về số hộ cần hỗ trợ chúng tôi cũng đã hoàn thành, không phải điều chỉnh gì. Tuy nhiên đến thời điểm này chúng tôi vẫn chưa nhận được tiền hỗ trợ để giải ngân cho người dân”.
Nhà người dân sập đã lâu trong khi kinh phí cấp trên chưa được chuyển về, vì vậy UBMTTQ Việt Nam huyện Bình Sơn phải tạm ứng cho người dân 50% kinh phí được phê duyệt để xây dựng nhà ở ổn định cuộc sống.
Như vậy, chính những báo cáo nhanh do UBMTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu với mục đích hỗ trợ “thật nhanh” cho người dân có nhà bị sập lại là một trong những nguyên nhân gây nên sự chậm trễ nêu trên.
“Việc báo cáo đi, báo cáo lại tốn rất nhiều thời gian. Qua đó cho thấy sự chỉ đạo, phối hợp giữa Mặt trận tỉnh với Mặt trận các huyện, thành phố không chặt chẽ đã dẫn đến sự chậm trễ nói trên”, ông Lê Nguyễn Thanh Tùng khẳng định.
Hà Xuyên
Theo Dantri
Trần tình của thôn về vụ thu lại tiền cứu trợ của dân
Dù trần tình cho rằng mục đích thu lại tiền cứu trợ để san sẻ khó khăn cho bà con trong thôn, nhưng không đúng chủ trương, sai quy định nên cán bộ thôn đã bị kỷ luật bằng hình thức nhắc nhở, rút kinh nghiệm .
Chiều 26-10, ông Nguyễn Văn Hoá, Chủ tịch UBND xã Quảng Trung (thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình) cho biết sau khi xảy ra vụ cán bộ thôn Trung Thôn tự ý đến thu lại số tiền cứu trợ của dân, UBND xã đã chỉ đạo Ban công tác Mặt trận thôn Trung Thôn đến từng nhà trả lại toàn bộ số tiền cứu trợ đã truy thu và gửi lời xin lỗi đến các hộ dân.
Người dân thôn Trung Thôn bất bình vì bị các cán bộ thôn "truy thu" hơn phân nữa số tiền sau khi nhận
Nói về trách nhiệm của các cán bộ thôn Trung Thôn vì tự ý "truy thu" tiền hỗ trợ của dân, ông Hóa cho biết trong sáng cùng ngày, Đảng ủy, UBND xã đã thống nhất kiểm điểm Ban công tác Mặt trận thôn Trung Thôn bằng hình thức nhắc nhở, rút kinh nghiệm.
Cũng theo ông Hóa, để xảy ra sự việc này là do các cán bộ thôn Trung Thôn đã ngấm ngầm tự ý thực hiện mà không báo cáo với UBND xã thì sẽ "truy" trách nhiệm của người đứng đầu là trưởng thôn. Xã cũng đã chỉ đạo cương quyết từ nay về sau không tùy tiện thu bất cứ hiện vật gì của dân sau khi tiếp nhận cứu trợ.
Người dân thôn Trung Thôn bất bình vì bị các cán bộ thôn "truy thu" hơn phân nữa số tiền sau khi nhận
Trong khi đó, theo trần tình của lãnh đạo thôn Trung Thôn gửi UBND xã Quảng Trung cho rằng mục đích của cán bộ thôn sau khi cắt cử người đến thu 400/500 ngàn tiền hỗ trợ của dân với mục đích "cào bằng" số tiền cứu trợ để san sẻ khó khăn cho bà con trong thôn chứ không hề có một chút vụ lợi lộc hay ý định chiếm đoạt gì. Cũng theo lãnh đạo thôn sau trận lũ lịch sử vào trung tuần tháng 10 vừa qua, tại địa phương có rất nhiều tổ chức và các đoàn từ thiện trong cả nước đến địa bàn để thăm hỏi, ủng hộ, giúp đỡ về vật chất và tinh thần giúp đỡ người dân với mong muốn bà con sớm vượt qua khó khăn, sớm vươn lên sản xuất để ổn định cuộc sống. Nhưng vì số lượng cũng như giá trị hàng hóa cứu trợ của mỗi đợt khác nhau dẫn đến việc nhiều người dân so bì nên thôn quyết định "trích" lại số tiền trên để hỗ trợ lại một số hộ dân cũng bị thiệt hại nặng trong đợt lũ vừa qua nhưng lại được hỗ trợ ít.
Trước đó có một đoàn từ thiện từ TP HCM đến liên hệ với thôn Trung Thôn nhờ lên danh sách các hộ có hoàn cảnh khó khăn, người già, neo đơn để trực tiếp đến hỗ trợ. Sau đó, lãnh đạo thôn đã bàn bạc và đưa ra danh sách 40 hộ dân đủ tiêu chí mà đoàn từ thiện yêu cầu. Ngày 22-10 đoàn về trao quà có gạo, mì tôm cùng các nhu yếu phẩm và kèm theo phong bì 500 ngàn đồng.
"Vì số lượng quà giữa các đợt trao tặng khác nhau nên anh em trong thôn quyết định trích lại một ít để bù cho những hộ gia đình, có một số hộ đồng ý còn một số thì không. Sau đó, cán bộ thôn đến từng nhà có trong danh sách 40 hộ yêu cầu nộp lại 400/500 ngàn đồng và tổng số tiền thôn thu lại được là 16 triệu đồng", ông Lê Hồng Quân, Trưởng thôn Trung Thôn khẳng định.
Nằm bên dòng sông Gianh thơ mộng, thôn Trung Thôn luôn hứng chịu nhiều thiên tai, bão lũ gây nên cảnh hoang tàn
Liên Quan đến sự việc này, anh Nguyễn Tấn Hải, một thành viên của nhóm từ thiện tại TP Hồ Chí Minh trước đó đến trao quà cho người dân thôn Trung Thôn cho biết nhóm rất bức xúc trước việc làm cho cán bộ thôn này. "Cán bộ thôn làm vậy thì tất nhiên họ có cái lý của họ, tuy nhiên họ phải trao đổi thẳng với đoàn từ thiện, chúng tôi rất buồn trước việc đoàn vừa trao quà xong cán bộ thôn lại đến thu lại tiền, làm như thế là lừa dối và xúc phạm chúng tôi" - anh Hải nói.
Anh Hải cũng hy vọng chính quyền địa phương sẽ tích cực kiểm tra, giám sát và tạo điều kiện cho các đoàn thiện nguyện đến cứu trợ cho người dân, tạo niềm tin cho các nhóm từ thiện để họ chung tay vì đồng bào lũ lụt
Liên quan đến sự việc này, sau khi báo chí phản ánh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng BìnhNguyễn Hữu Hoài đã có văn bản chỉ đạo khẩn chấn chỉnh tất cả xã, phường, thị trấn trong tỉnh phải làm cực kỳ nghiêm túc việc tiếp nhận hàng cứu trợ. Với các trường hợp đã thu lại tiền cứu trợ của người dân, văn bản của UBND tỉnh cũng chỉ đạo rõ phải trả lại số tiền đã cứu trợ theo đúng danh sách được nhận. Đồng thời, trong chỉ thị nêu rõ sẽ điều tra, xác minh, làm rõ, xử lý nghiêm những vi phạm của đơn vị đã xảy ra và đơn vị có thể xảy ra trong thời gian tới.
Theo M.Tuấn (Người lao động)
Nguyên Bí thư, Chủ tịch xã bị đề nghị kỷ luật vì chặn tiền hỗ trợ hạn mặn Do để ra sai phạm trong việc lập danh sách hỗ trợ hạn mặn cho người dân có lúa bị thiệt hại, danh sách hộ nghèo nhận quà tết..., hàng loạt cán bộ xã Vĩnh Thuận (huyện Vĩnh Thuận) bị đề nghị hình thức kỷ luật, trong đó có nguyên Bí thư, Chủ tịch xã. UB Kiểm tra Huyện uỷ Vĩnh Thuận vừa...